Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt.
Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.
Lạp xưởng nướng đá, món ăn vặt đang được nhiều người trẻ Việt ưa chuộng gần đây. Ảnh: Thụy Trang.
Theo một số nghiên cứu, hơn 90% người dân sống tại Hà Nội và TP.HCM cho biết thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn. Về lâu dài, thói quen này có thể gây ra nhiều căn bệnh không lây nhiễm, tạo ra gánh nặng đối với xã hội.
Thông tin đáng báo động này được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra trong Khuyến nghị hàm lượng natri tối đã cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam hôm 28/3.
Người Việt chuộng đồ ăn nhanh
Theo một nghiên cứu về ẩm thực đường phố tại TP.HCM hồi 2019, 95,5% người dân tham gia khảo sát cho biết có ăn các món ăn này. Trong đó, 82% người mua đồ ăn sáng ngoài đường và 51% ăn hàng ngày.
Một nghiên cứu khác với 467 người trong độ t.uổi 19-39 tại TP.HCM cũng cho thấy 47% người tham gia thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh. Tỷ lệ này cao hơn ở nam giới và thanh thiếu niên (16-24 t.uổi).
Theo một nghiên cứu do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam, 95% người 15-25 t.uổi thuộc cả khu vực thành thị và nông thôn Hà Nội có xu hướng tiêu thụ các loại thức ăn nhanh. Bánh mì, đồ ăn nhanh và mì ăn liền là những loại thực phẩm phổ biến nhất.
Cụ thể, đây là 4 nhóm thực phẩm phổ biến có nhiều natri được tiêu thụ “hàng tuần” được tiêu thụ nhiều nhất.
Nhóm đầu tiên là đồ ăn nhẹ có vị mặn như bắp rang và ngô, các loại hạt và các loại hạt hỗn hợp (bao gồm cả trái cây), bánh quy mặn, bánh quy giòn, bánh quy xoắn, các đồ ăn nhẹ khác làm từ gạo, ngô, lúa mì, bột hoặc khoai tây (khoai tây chiên, khoai tây chiên giòn), thịt lợn, bì gà, rong biển chế biến…
Nhóm thứ hai là các thực phẩm chế biến sẵn, tiện lợi và các món ăn tổng hợp như pizza, lasagne, mì, cháo ăn liền, bánh bao, bánh mì kẹp thịt dạng bữa ăn làm sẵn, khoai tây chiên, bánh mì nướng bơ…
Nhóm thứ ba là bánh mì, các sản phẩm bánh mì và bánh mì giòn như bánh mì trắng, bánh mì vàng, bánh mì nguyên hạt, rotis, prata, bánh mì với nho khô, bánh mì nướng, bánh mì phô mai…
Nhóm cuối cùng là thịt, cá đã qua chế biến như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, thịt/cá đóng hộp và gà viên, cá viên, chả bò/gà, patê…
Theo Cục Y tế dự phòng, xu hướng tiêu thụ nhiều các loại thức ăn nhanh là do sự tiện lợi, phục vụ nhanh, chi phí thấp và không mất thời gian chuẩn bị.
Tuy nhiên, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều đường, chất béo và natri (muối). Các chất này làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.
Tác hại không tưởng
Trong những năm gần đây, các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính đã gia tăng và trẻ hóa…, đang gây ra gánh nặng và thách thức đối với sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam, ước tính trong năm 2019, tỷ lệ người t.ử v.ong do bệnh không lây nhiễm chiếm hơn 80% tổng số ca t.ử v.ong toàn quốc, chủ yếu là do các bệnh tim mạch (39,5%), ung thư (15,9%), bệnh hô hấp mạn tính (6,2%) và đái tháo đường (4,7%).
Nguyên nhân chính khiến bệnh không lây nhiễm gia tăng là sự phát triển nhanh chóng trong lối sống kéo theo sự thay đổi trong chế độ ăn uống của người dân.
Giờ đây, thay vì ăn các thực phẩm truyền thống, nhiều người bắt đầu chuyển hướng sáng thực phẩm chế biến nhiều chất béo, muối, đường.
Ăn nhiều muối làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm, tạo ra gánh nặng đối với xã hội. Ảnh: Adobe Stock.
Theo kết quả Điều tra Yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPs) năm 2015 tại Việt Nam, mức tiêu thụ muối trung bình là 3,76 mg natri, tương đương với 9,4 g muối/người/ngày.
Con số này cao gần gấp 2 lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo đó, mỗi người chỉ nên ăn 2 mg natri, tương đương với 5 g muối/người/ngày.
Đến năm 2020, mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt đã giảm xuống còn 8,4 g muối/người/ngày. Mặc dù vậy, con số này vẫn cao hơn nhiều so với khuyến nghị của WHO.
Bên cạnh đó, người Việt cũng có xu hướng ăn nhiều gia vị hơn rau quả. Theo tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2020 tại Việt Nam, lượng rau quả mỗi người ăn vào trung bình chỉ đạt 66,4-77,4% khuyến nghị.
Trong khi đó, người dân lại tiêu thụ nhiều mì ăn liền, các loại gia vị nhiều muối như bột canh, nước mắm, nước tương, mì chính.
Ăn thừa natri là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, tạo ra áp lực lớn đối với xã hội, ngành y tế và chính bản thân người bệnh.
Tăng huyết áp là hậu quả dễ thấy nhất của thói quen ăn nhiều muối. Giờ đây, với xu hướng trẻ hóa, căn bệnh này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, tim mạch không chỉ ở nhiều người già mà còn ở những người đang độ t.uổi lao động.
Ăn nhiều muối cũng làm tăng gánh nặng cho thận, dẫn tới suy giảm chức năng thận, gây ra sỏi thận và các bệnh thận khác. Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh.
Ngoài ra, một nghiên cứu cũng chứng minh thói quen ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên tới 68%.
Không chỉ ăn nhiều đường, ăn nhiều muối cũng gián tiếp gia tăng tỷ lệ béo phì ở nhiều người Việt. Càng nạp nhiều muối, mọi người, nhất là t.rẻ e.m, càng có xu hướng tìm đến đồ uống có đường để giải khát, gây tăng cân.
Ngoài ra, ăn thừa muối cũng gây gia tăng hoặc làm nghiêm trọng nhiều bệnh khác như hen phế quản, loãng xương, rối loạn thính lực.
Nghiêm trọng hơn, thói quen này cũng có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của não, thậm chí có thể gây chứng mất trí do tắc mạch m.áu não.
Chuyên gia y tế khuyên về mức dùng muối
Tờ The New York Times dẫn lời một số chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc tiêu thụ muối.
Nếu không có muối, dây thần kinh không hoạt động và cơ bắp không co lại. Nhưng hiện nay hầu hết mọi người đang dùng muối quá mức làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp hoặc bệnh tim. Chẳng hạn tại Mỹ, khoảng 95% nam giới và 77% phụ nữ tiêu thụ hơn mức khuyến nghị 2.300mg mỗi ngày.
Vài chục năm qua, giới nghiên cứu vẫn chưa thể thống nhất lượng muối bao nhiêu là quá mức, không phải ai cũng đồng ý với mức khuyến nghị mà Mỹ đặt ra. Tuy nhiên vài nghiên cứu gần đây đã giúp làm sáng tỏ một số vấn đề còn mơ hồ.
Muối ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?
Giáo sư y tế công Cheryl Anderson (Đại học California, Mỹ) cho biết các nghiên cứu trong nửa thế kỷ qua đều chỉ ra tiêu thụ càng nhiều muối huyết áp càng tăng.
Chẳng hạn trong một đ.ánh giá năm 2021 về 85 thử nghiệm lâm sàng với huyết áp của những người tiêu thụ từ 400 – 7.600mg muối/ngày, đội ngũ nghiên cứu ghi nhận huyết áp tăng theo lượng muối tiêu thụ. Tình trạng nghiêm trọng nhất ở trường hợp đã bị huyết áp cao từ trước.
Theo giáo sư Anderson, kiểm soát tốt huyết áp là một trong những điều quan trọng nhất có thể làm để giảm nguy cơ nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Giới chuyên gia cũng lưu ý rằng trong số vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống, tiêu thụ muối là có hại nhất. Ước tính tiêu thụ muối quá mức gây ra gần 2 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm.
Bao nhiêu muối là quá mức?
Mỹ khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 2.300mg – tương đương một thìa cà phê – mỗi ngày. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hiệp hội Tăng huyết áp quốc tế (ISH) đặt ra mức thấp hơn: 2.000mg mỗi ngày.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ nói rằng mặc dù 2.300mg là mục tiêu tốt, nhưng lý tưởng hơn nên tránh vượt quá 1.500mg, đặc biệt nếu bị huyết áp cao.
Theo giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học Frank Hu (Trường Y tế công TH.Chan thuộc Đại học Harvard), loạt khuyến nghị này dựa trên các bằng chứng tốt nhất hiện có về huyết áp cao và bệnh tim.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý. Trong 10 năm qua có vài nghiên cứu chỉ ra chỉ trường hợp tiêu thụ từ 5.000mg mỗi ngày trở lên mới dễ mắc bệnh tim và t.ử v.ong hơn, như vậy khuyến nghị hiện hành quá nghiêm khắc.
Giáo sư y học thần kinh Martin O’Donnell (Đại học Galway) cho biết thử nghiệm dinh dưỡng quy mô lớn khó thực hiện hơn thử nghiệm thuốc, đặc biệt khi xem xét nguy cơ sức khỏe lâu dài, chẳng hạn đau tim hay đột quỵ. Các nhà khoa học dinh dưỡng thường chỉ có thể dùng mô hình chỉ ra mối liên hệ giữa thói quen ăn uống nhất định với sức khỏe, dẫn đến kết quả nghiên cứu khác nhau.
Tuy nhiên theo ông O’Donnell, bằng chứng ủng hộ ý kiến giảm lượng muối tiêu thụ về mức khuyến nghị hiện hành khá mạnh mẽ. Ông Hu cũng kêu gọi nên thực hiện ngay bây giờ thay vì chờ thêm bằng chứng mới.
Giảm lượng muối tiêu thụ
Bác sĩ tim mạch Deepak K.Gupta (Trung tâm Y tế, Đại học Vanderbilt) khuyên rằng giảm lượng muối tiêu thụ sẽ giúp hạ huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn ít muối kéo giảm huyết áp tương đương dùng thuốc.
Giáo sư y học tim mạch Alta Schutte (Viện Y tế toàn cầu George) lưu ý không nên đến lúc bị huyết áp cao mới nghĩ đến giảm lượng muối tiêu thụ. Bà cho biết muối dư thừa trong thời gian dài sẽ phá hủy mạch m.áu, cuối cùng làm tăng huyết áp.
Một số thử nghiệm gần đây ghi nhận người trưởng thành huyết áp bình thường cắt giảm tiêu thụ muối sẽ ít bị huyết áp cao hơn người không cắt giảm. Ông Hu nhắc nhở: “Phòng bệnh chắc chắn tốt hơn chữa bệnh”.
Cũng theo bà Schutte, bổ sung đủ kali quan trọng không kéo theo sự cắt giảm lượng muối tiêu thụ. Kali góp phần giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim, một phần nhờ chất này giúp thận loại bỏ natri dư thừa ra khỏi m.áu.
Tuy nhiên trường hợp mắc bệnh thận hoặc đang đang dùng một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc lợi tiểu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kali. Còn người có lượng natri trong m.áu thấp không nên áp dụng chế độ ăn ít muối.
Làm sao biết đã tiêu thụ đủ muối?
Giáo sư y khoa Lawrence Appel (Đại học Johns Hopkins) cho biết cách cắt giảm tốt nhất là ít ăn bên ngoài, cũng như hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Rau, trái cây, đậu, các loại hạt, sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu kali.
Ngoài ra, thử dùng thảo mộc, gia vị thay vì muối nêm vị cho món ăn cũng là giải pháp khả thi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ớt cay hay chanh, giấm chua có thể làm tăng vị của muối qua đó giảm lượng muối tiêu thụ.
Theo bà Anderson, nguyên tắc khi mua thực phẩm đóng hộp là chọn loại có lượng muối trong mỗi khẩu phần không cao hơn lượng calo.