Remdesivir được dùng cho các F0 diến biến nặng và phải có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Đến nay, Bộ Y tế đã có 5 đợt phân bổ thuốc Remdesivir với tổng số gần 230.000 lọ.
Tại Việt Nam, ngày 5/8, những lô thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 đầu tiên đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất. Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế sau đó đã thống nhất quyết định bổ sung Remdesivir vào phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam và sử dụng ở một số cơ sở y tế.
Kết quả bước đầu cho thấy thuốc Redemsivir giúp bệnh nhân giảm lượng virus nhanh.
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc Bộ Y tế quyết định đưa thuốc Remdesivir vào điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ giúp các bác sĩ có sự lựa chọn liệu pháp điều trị thuốc kháng virus hiệu quả cho những bệnh nhân Covid-19 nặng.
Bác sĩ Phúc lưu ý đây là thuốc kháng virus dạng tiêm truyền, cần chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng từng bệnh nhân.
Trước đó, tại Mỹ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của nước này đã thông qua sử dụng thuốc Remdesivir để điều trị bệnh nhân Covid-19 từ 12 t.uổi trở lên và nặng tối thiểu 40 kg.
Liên minh châu Âu cũng cấp phép lưu hành một cách có điều kiện Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cần trợ thở.
Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỷ lệ t.ử v.ong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ…, đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020. Tuy nhiên, Remdesivir là một trong những loại thuốc điều trị khó tiếp cận trên thế giới.
Thuốc Remdesivir có hai dạng là nước và đông khô. Dưới dạng nước, Remdesivir đòi hỏi bảo quản trong kho lạnh 2-8 độ C với điều kiện kỹ thuật khắt khe, hệ thống trang thiết bị cầu kỳ, tốn kém.
Remdesivir cũng được bào chế dưới dạng đông khô, dễ bảo quản trong nhiệt độ khoảng 25 độ C giúp vận chuyển dễ dàng hơn.
Remdesivir chưa được nghiên cứu sử dụng trên thai phụ, do đó, chúng ta không nên sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai. Ảnh: Science News.
Theo Giáo sư Dale Fisher, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), thuốc điều trị Covid-19 rất quan trọng vì vaccine khó cho hiệu quả phòng bệnh 100%. Người đã tiêm vaccine vẫn có khả năng tái nhiễm.
Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều tiến bộ trong nghiên cứu thuốc đặc trị được ghi nhận. Ngoài loại kể trên, các quốc gia trên thế giới còn sử dụng một số loại thuốc khác.
Năm 2020, Trung Quốc là nước đầu tiên cấp phép sử dụng Favipiravir để điều trị Covid-19. Sau đó, các nước như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Italy…, cũng có quyết định tương tự.
Vào tháng 7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến nghị sử dụng thuốc trị viêm khớp Actemra của hãng dược phẩm Roche (Thụy Sỹ) và thuốc Kevzara của hãng dược Sanofi (Pháp) cho bệnh nhân Covid-19 thể nặng.
Ngày 20/7, Nhật Bản đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn thuốc kháng thể Ronapreve để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ tới trung bình.
Các chuyên gia dịch tễ học nhận định SARS-CoV-2 và các biến chủng của loại virus này sẽ không biến mất hoàn toàn. Chúng sẽ tồn tại giống virus cúm mùa. Vì thế, việc phát triển các loại thuốc uống chữa Covid-19 tại nhà, giảm thiểu khả năng nhập viện cho người bệnh là rất cần thiết.
Hiệu quả của thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 như thế nào?
Bộ Y tế đã có 5 đợt phân bổ thuốc Remdesivir với tổng số gần 230.000 lọ. Đây là thuốc kháng virus, được dùng cho các ca Covid-19 nặng.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện gần 2 năm và hiện vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với những biến thể mới phát sinh. Theo các chuyên gia dịch tễ học, SARS-CoV-2 và các biến chủng của loại virus này sẽ không biến mất hoàn toàn mà tồn tại giống như cúm mùa. Vì thế, việc phát triển các loại thuốc điều trị Covid-19 tại nhà, giảm thiểu khả năng nhập viện cho người bệnh là rất cần thiết.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, rất nhiều tiến bộ trong nghiên cứu thuốc đặc trị được ghi nhận.
Thuốc Remdesivir có hai dạng là nước và đông khô.
Tại Việt Nam, Remdesivir và Molnupiravir là 2 loại thuốc được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 gần đây. Trong đó, Remdesivir dùng cho các ca nặng và Molnupiravir cho các bệnh nhân nhẹ, vừa điều trị tại nhà. Đây đều là những loại thuốc đắt đỏ, rất khó tiếp cận trên thế giới.
Đến nay, Bộ Y tế có 5 đợt phân bổ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 cho các cơ sở điều trị với tổng số gần 230.000 lọ. Đợt phân bổ gần đây nhất là đầu tháng 9 với 54.000 lọ.
Hiệu quả của thuốc Remdesivir như thế nào?
Cuối năm 2020, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã thông qua sử dụng thuốc Remdesivir để điều trị bệnh nhân Covid-19 từ 12 t.uổi trở lên và nặng tối thiểu 40 kg. Liên minh châu Âu cũng cấp phép lưu hành một cách có điều kiện Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cần trợ thở.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 được công bố vào tháng 10/2020 trên Tạp chí Y học New England cho thấy Remdesivir đã rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân khoảng 5-7 ngày so với những bệnh nhân nặng dùng giả dược. Người dùng Remdesivir cũng có nguy cơ t.ử v.ong thấp hơn so với các đối tượng dùng những loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt khác.
Khi được tiêm vào tĩnh mạch trong 10 ngày liên tiếp, Remdesivir giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của các bệnh nhân Covid-19. Remdesivir cũng cải thiện tỷ lệ t.ử v.ong ở những người được bổ sung oxy (4% khi dùng Remdesivir so với 13% với giả dược vào ngày thứ 29 của quá trình điều trị).
Nghiên cứu cũng cho thấy điều trị bằng thuốc Remdesivir có thể ngăn bệnh nhân tiến triển thành bệnh hô hấp nặng hơn. Những người được điều trị bằng Remdesivir ít cần hỗ trợ hô hấp hơn.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ John Beigel thuộc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID), cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy Remdesivir là một phương pháp điều trị có lợi cho những bệnh nhân mắc Covid-19. Nó cũng giúp giảm phụ thuộc các nguồn lực chăm sóc sức khỏe khan hiếm, chẳng hạn như máy thở”.
Nghiên cứu trên tạp chí JAMA Network Open dựa vào số liệu hơn 1.000 bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ, được điều trị bằng Remdesivir cho thấy thời gian hồi phục trung bình là 10 ngày.
Sau đó, Remdesivir lập tức trở thành một trong những loại thuốc khó tiếp cận hàng đầu thế giới bởi độ khan hiếm. Hàng loạt sức ép được tạo ra khiến Tập đoàn dược phẩm Gilead Sciences phải chia sẻ bản quyền cho 5 nhà sản xuất dược phẩm khác để đảm bảo nhu cầu của các nước.
Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỉ lệ t.ử v.ong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, hiện hơn 50 quốc gia gồm các nước EU, Mỹ, Australia, Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ… đang sử dụng thuốc này trong phác đồ.
Thuốc Remdesivir có hai dạng là nước và đông khô. Dưới dạng nước, Remdesivir đòi hỏi bảo quản trong kho lạnh 2- 8 độ C với điều kiện kỹ thuật khắt khe, hệ thống trang thiết bị cầu kỳ, tốn kém. Để khắc phục tình trạng này, Remdesivir cũng đã được bào chế dưới dạng đông khô. Remdesivir ở dạng này dễ dàng bảo quản trong nhiệt độ khoảng 25 độ C giúp vận chuyển dễ dàng hơn giữa các khu vực, quốc gia, châu lục.
Một loại thuốc điều trị Covid-19 khá tiềm năng khác là Molnupiravir, dạng viên do các chuyên gia của hãng dược phẩm Merck (Mỹ) và công ty Ridgeback Biotherapeutics (Rigibel, Đức) nghiên cứu. Thuốc Molnupiravir đã hoàn tất 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, đạt hiệu quả 100% đối với tất cả bệnh nhân Covid-19. Sau 5 ngày, tải lượng virus của các bệnh nhân này xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.