Loại thuốc nhỏ mắt mang tính đột phá trị chứng khô mắt

Theo The Ocular Surface, các nhà khoa học ở Đại học Illinois, Mỹ, đã phát hiện sự hiện diện của một loại kháng thể đặc biệt được gọi là protein anti-citrullinated (anti-citrullinated protein – ACPAs) trong nước mắt.

Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt mới dựa trên kháng thể giúp giảm đáng kể mức độ tổn thương giác mạc sau 8 tuần – Ảnh: AFP

Dựa trên các kháng thể này, họ đã phát triển một loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh nhân mắc hội chứng khô mắt. Chứng khô mắt thường là do sự bất thường trong dịch nước mắt, dẫn đến khô trên bề mặt giác mạc, với các triệu chứng quá nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu và đau ở mắt.

Khi mắc hội chứng khô mắt, bạch cầu trung tính (neutrophils), một loại các tế bào bạch cầu, được kéo thành các sợi và hình thành mạng trên bề mặt của mắt gây viêm. Nghiên cứu cho thấy protein anti-citrullinated cũng là một nguồn gây viêm khác (góp phần vào sự phát triển của các mạng). Một phương thuốc mới (thuốc nhỏ mắt) điều trị khô mắt bằng cách phá vỡ vòng luẩn quẩn này do hệ thống miễn dịch tạo ra.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm loại thuốc nhỏ mắt mới trên 27 tình nguyện viên. Mọi người được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất được nhỏ loại thuốc mới (mỗi mắt nhỏ một giọt, 2 lần một ngày trong vòng 8 tuần). Nhóm đối chứng được dùng giả dược. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt mới dựa trên kháng thể giúp giảm đáng kể mức độ tổn thương giác mạc sau 8 tuần. Ngoài ra, số lượng các chỉ dấu sinh học gây viêm của bệnh đã giảm ở những người tình nguyện trong nhóm thử nghiệm chính.

Theo tiến sĩ Sandeep Jain, hiện tại chỉ có 2 loại thuốc được phê duyệt để điều trị khô mắt và chúng không có tác dụng với tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh nặng, vì vậy, có một loại thuốc mới có thể điều trị bệnh bằng cách nhắm vào một cơ chế khác, trong trường hợp này là tự miễn dịch, là rất quan trọng.

Vũ Trung Hương

Theo infonet

Đeo kính áp tròng khi bơi là nguyên nhân dẫn tới mù lòa?

Theo điều tra sau một số vụ liên quan đến mắt của một số nạn nhân quen đeo kính áp tròng, thói quen đeo kính áp tròng trong khi bơi và tắm có thể là nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ cho đôi mắt của con người.

Tổn thương ở mắt của nạn nhân đeo kính áp tròng khi bơi tại Anh.

Sự việc gần đây lại “nóng” với việc một người phụ nữ khi tắm đã đeo kính áp tròng và điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng: Cô mắc phải một bệnh n.hiễm t.rùng mắt hiếm khiến cô bị mù một mắt.

Người phụ nữ 41 t.uổi ở Anh này đã đến gặp bác sĩ khám mắt sau khi thấy mắt trái bị mờ, đau và nhạy cảm với ánh sáng trong vòng hai tháng, theo báo cáo được công bố vào ngày 17/7 trên tạp chí Y học New England.

Cô nói với các bác sĩ rằng cô đã sử dụng một loại kính áp tròng mềm dùng một lần và cô ấy đã đeo chúng trong khi bơi và tắm, theo báo cáo.

Một cuộc kiểm tra mắt sau đó cho thấy thị lực của cô là 20/200 ở mắt trái, đạt ngưỡng mù lòa theo chuẩn Hoa Kỳ. Mắt phải của cô không bị ảnh hưởng. Các bác sĩ có thể nhìn thấy một màng đục trong giác mạc – lớp vỏ ngoài trong suốt của mắt.

Họ đã thực hiện một thử nghiệm khác sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt để dò ra phần tổn thương của giác mạc. Trong thử nghiệm này, bất kỳ tổn thương nào đối với giác mạc sẽ trở thành màu xanh lá cây khi các bác sĩ chiếu ánh sáng xanh lên mắt, theo Viện Y tế quốc gia.

Các bác sĩ nhãn khoa đã tìm thấy một vết thương trong giác mạc của người phụ nữ xuất hiện màu xanh lá cây trong quá trình thử nghiệm.

Các mẫu lấy từ mắt cô được xét nghiệm dương tính với viêm giác mạc dạng Acanthamoeba, một bệnh nhiễm ký sinh trùng hiếm gặp ở giác mạc. Theo báo cáo của bác sĩ Lanxing Fu, thuộc Bệnh viện Mắt Hoàng gia Anh, bệnh n.hiễm t.rùng này được biết gây tổn thương thị giác và có liên quan với việc sử dụng kính áp tròng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Acanthamoeba là một loại trùng biến hình (amip) thường được tìm thấy trong nước, đất và không khí.

Người đeo kính áp tròng đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh này nếu họ thực hiện một số thói quen nhất định, chẳng hạn như khử trùng thấu kính áp tròng bằng nước máy hay bơi hoặc tắm trong khi đeo kính áp tròng, CDC thông báo.

Mới tuần trước, một người đàn ông tại Anh cho biết anh đã mắc phải bệnh viêm giác mạc Acanthamoeba sau khi đeo kính áp tròng khi tắm, điều này cũng khiến anh bị mù ở một bên mắt.

Người phụ nữ trong vụ việc gần đây đã được điều trị bằng phương pháp điều trị mắt giúp loại bỏ n.hiễm t.rùng. Nhưng cô đã bị mất thị lực ở mắt trái do vết sẹo trên giác mạc, báo cáo cho biết.

Một năm sau đó, người phụ nữ này đã trải qua một cuộc ghép giác mạc, thay thế một phần mô giác mạc bị tổn thương bằng mô khỏe mạnh được hiến tặng từ một người đã qua đời.

Sau cuộc phẫu thuật, thị lực mắt trái của cô đã cải thiện đôi chút nhưng vẫn yếu và khó phục hồi hoàn toàn, thay vào đó nạn nhân cảm thấy không bị đau mắt như trước mà thôi, theo báo cáo ghi nhận.

Thúy Hà

Theo Livescicence

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *