Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương

Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của t.uổi già. Tuy nhiên, loãng xương có thể phòng ngừa được.

Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già.

Loãng xương cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mọi chủng tộc. Nhưng phụ nữ da trắng và châu Á – đặc biệt là phụ nữ lớn t.uổi đã bị mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương cao nhất.

Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của t.uổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được.

Người mắc bệnh loãng xương thường cảm thấy đau lưng (Ảnh minh họa: vtv.vn).

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Thiếu hụt hormone: hormone estrogen có tác dụng bảo vệ xương, do đó những người có nồng độ estrogen thấp sẽ có nguy cơ cao bị bệnh loãng xương.

Từng bị gãy xương: nếu bạn từng bị gãy xương thì cũng có thể có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người khác. Bởi có thể nguyên nhân khiến xương bị gãy là do mật độ xương thấp.

Chế độ dinh dưỡng: nếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu canxi và các khoáng chất khác (vitamin D, vitamin B6, B12, vitamin K magie, photpho,…) hay cơ thể không hấp thu được canxi vì một lý do nào đó thì sẽ dễ dàng dẫn đến bệnh loãng xương.

Ăn quá nhiều protein: protein là một chất quan trọng với cơ thể, song khi ăn quá nhiều protein có thể làm giảm canxi.

Uống rượu bia: uống quá nhiều hoặc lạm dụng rượu, cafe sẽ làm giảm sự hấp thu canxi và làm giảm khả năng sử dụng canxi của cơ thể.

Triệu chứng bệnh loãng xương

Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân

Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu.

Đối với những người ở lứa t.uổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế.

Các biện pháp điều trị bệnh loãng xương

Cung cấp lượng canxi cho cơ thể theo khuyến cáo, không cung cấp dư thừa.

Duy trì trọng lượng cơ thể theo tiêu chuẩn, không thừa cân cũng không thiếu cân.

Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn.

Thực hiện các bài tập như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần.

Ngừng hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga.

Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương.

Một số loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh loãng xương

Sữa và các chế phẩm từ sữa: Có hàm lượng canxi và dưỡng chất cao cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Bên cạnh canxi, một số loại sữa có đạm đậu nành và thêm thành phần collagen thủy phân hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giúp khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.

Hải sản: Những loại hải sản đều có chứa hàm lượng canxi khá cao, đặc biệt tôm, cua là nguồn cung cấp canxi dồi dào.

Ngũ cốc: Trong ngũ cốc có các liên kết phytin của phospho acid, cùng với canxi sẽ tạo thành các liên kết không tan.

Các loại đậu đỗ: Người bị loãng xương nên ăn nhiều đậu đỗ, chúng có thành phần canxi, magie và photpho cao.

Rau dền: chứa nhiều canxi và vitamin tốt cho việc hình thành xương.

An Nhiên (tổng hợp)

Theo giaoduc.net

Bí quyết tăng cân an toàn

Bên cạnh các bệnh nguy hiểm liên quan đến thừa cân, béo phì thì nhẹ cân cũng là một mối lo ngại lớn với những hậu quả nghiêm trọng chẳng kém.

Đối với người nhẹ cân thì mục đích tăng cân tối ưu nhất không chỉ phụ thuộc vào kết quả thay đổi số cân nặng mà còn đi liền với việc nâng cao sức khỏe bằng cách luyện tập, ăn uống điều độ.

Làm sao biết mình nhẹ cân?

Nhẹ cân được định nghĩa là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) ở dưới 18,5. Và ngược lại, nếu BMI trên 25 sẽ là thừa cân và trên 30 được coi là béo phì. Chỉ số BMI được tính theo công thức sau đây:

Chỉ số khối cơ thể BMI = (Trọng lượng cơ thể)/(Chiều cao x Chiều cao).

Tuy nhiên, chỉ số BMI chỉ dựa trên chiều cao và cân nặng mà chưa tính đến khối lượng cơ bắp. Đôi khi nhẹ cân theo BMI không đồng nghĩa với việc bạn đang có vấn đề về sức khỏe, một số người có thể trạng nhỏ nhắn một cách tự nhiên nhưng vẫn khỏe mạnh.

Việc tăng cân không chỉ phụ thuộc vào kết quả thay đổi số cân nặng mà còn đi liền với việc nâng cao sức khỏe bằng cách luyện tập, ăn uống khoa học, điều độ…

Nhẹ cân tiềm ẩn nhiều nguy hại

Theo một nghiên cứu, nhẹ cân có liên quan đến việc tăng 140% nguy cơ t.ử v.ong sớm ở nam giới và tăng 100% ở nữ giới. Nhẹ cân thậm chí còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn là béo phì bởi nó có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, dẫn đến loãng xương, gãy xương và gây ra các vấn đề về vô sinh. Những người nhẹ cân cũng có nguy cơ mắc chứng teo cơ liên quan đến t.uổi và có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn.

Phương pháp tăng cân an toàn

Chắc chắn người gầy sẽ muốn tăng cân bằng cách duy trì sự cân bằng giữa khối cơ và khối mỡ dưới da, chứ không phải tăng mỡ bụng. Có rất nhiều người tuy cân nặng bình thường nhưng vẫn bị tiểu đường týp 2, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Do vậy, việc ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và duy trì luyện tập thể thao cùng những thói quen lành mạnh là vô cùng quan trọng khi bạn muốn cải thiện vóc dáng. Một số nguyên tắc trong thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bạn tăng cân một cách lành mạnh, an toàn:

Nạp nhiều calo h ơn lượng calo đốt cháy: Nếu lượng calo nạp vào không nhiều hơn lượng calo cơ thể đốt cháy, bạn sẽ không thể tăng cân được. Nếu muốn tăng cân một cách từ từ, hãy đặt mục tiêu nạp nhiều hơn 300-500 calo mỗi ngày so với lượng calo bạn đã đốt cháy. Nếu muốn tăng cân nhanh hơn, có thể nạp từ 700-1.000 calo so với lượng calo bạn đốt cháy.

Tuy nhiên, việc tính toán nhu cầu calo chỉ là ước lượng. Lượng calo bạn nạp vào hay đốt cháy có thể chênh lệch khoảng vài trăm calo một ngày. Trong một vài ngày/vài tuần đầu của kế hoạch tăng cân, việc tính toán calo một cách chính xác là cần thiết để bạn có thể biết được bạn đã ăn bao nhiêu calo.

Ăn thực phẩm chứa nhiều protein: Chất dinh dưỡng quan trọng nhất để tăng cân khỏe mạnh chính là protein. Cơ được cấu tạo từ protein và nếu không có protein thì đa số lượng calo nạp vào sẽ tích tụ dưới dạng mỡ. Tuy nhiên, protein cũng là con dao hai lưỡi: protein có thể khiến bạn cảm thấy rất no, nên việc nạp đủ lượng calo cần thiết trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn đang cố tăng cân, hãy đặt mục tiêu ăn thêm 1,5-2,2g protein/kg cân nặng. Các loại thực phẩm giàu protein gồm thịt, cá, trứng, rất nhiều sản phẩm từ sữa, các loại đậu, các loại hạt.

Tăng thêm carbohydrate và chất béo: Nên ăn nhiều hơn đồ ăn giàu carbohydrate và giàu chất béo. Điều này không có nghĩa là sẽ ăn uống vô tội vạ và không kiểm soát, mấu chốt của vấn đề là sẽ ăn đầy đủ các loại thức ăn và cân đối chúng trong khẩu phần của mình. Trong mỗi bữa ăn nên có cả protein, chất béo và carbohydrate. Bạn cũng nên đảm bảo ăn ít nhất 3 bữa/ngày và cố gắng ăn thêm các bữa phụ có chứa nhiều năng lượng.

Kết hợp luyện tập thể thao: Để đảm bảo rằng lượng calo thừa sẽ tích tụ dưới dạng cơ chứ không phải mỡ, thì việc luyện tập thể dục là vô cùng quan trọng. Bạn nên nhờ một huấn luyện viên giúp bạn tập gym và nâng tạ 2-4 lần/tuần, cố gắng tăng dần độ nặng của tạ và số lần thực hiện động tác theo thời gian. Với những người có vấn đề về sức khỏe hoặc xương khớp thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập. Tốt nhất, nên bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng và tập đều đặn. Cũng không nên tập quá mức vì những bài tập này có thể sẽ đốt cháy hết lượng calo mà bạn cố gắng nạp thêm vào.

Những điều cần lưu ý

Hạn chế uống n ước trước bữa ăn vì việc làm này có thể khiến dạ dày bị đầy và bạn sẽ không ăn được nhiều.

Chia nhỏ các bữa ăn: Ăn các bữa nhỏ bất cứ khi nào có thể.

Uống sữa nguyên kem th ường xuyên là cách đơn giản nhất để dung nạp thêm lượng protein và calo.

Ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp bạn phát triển cơ.

Ưu tiên ăn thức ăn giàu protein trước: Nếu bạn có một bữa ăn nhiều loại thực phẩm, hãy chọn các loại đồ ăn giàu protein hoặc calo trước và ăn rau sau cùng.

Không hút thuốc: Những người hút thuốc thường có xu hướng nhẹ cân hơn những người không hút thuốc và cai thuốc cũng sẽ khiến bạn tăng cân.

An Ngọc Hoa

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *