Loạt sự kiện chấn động dư luận về y tế

Hàng nghìn que test HIV, viêm gan B tại Bệnh viện Xanh Pôn bị cắt đôi trước khi xét nghiệm; Bác sĩ đỡ đẻ kéo đ.ứt đ.ầu trẻ sơ sinh tại Hà Tĩnh; Bệnh viện Nhi Trung ương sử dụng thuốc hết hạn cho bệnh nhân… là những sự kiện gây chấn động dư luận về y tế năm 2019.

Hàng nghìn que test HIV, viêm gan B tại Bệnh viện Xanh Pôn bị cắt đôi trước khi xét nghiệm

Sự việc hàng nghìn que thử viêm gan B, HIV bị cắt đôi trước khi tiến hành xét nghiệm, hàng trăm bệnh nhân bị trộn chung mẫu m.áu trong quy trình xét nghiệm HIV bán tự động tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. Đó là trong quá trình test nhanh HIV và viêm gan B, nhân viên y tế thuộc Khoa Vi sinh Y học, BV Đa khoa Xanh Pôn không thực hiện đúng quy trình mà dùng kéo cắt đôi que thử đúng vào vị trí giữa của vạch hóa chất xét nghiệm.

Theo đó, thay vì mỗi que thử được dùng cho một bệnh nhân thì lại được cắt ra sử dụng cho 2 người nhưng bệnh nhân vẫn phải đóng t.iền cho một quy trình đầy đủ.

Ngoài ra việc xét nghiệm miễn dịch bán tự động (ELISA) cũng được các kỹ thuật viên trộn nhiều mẫu m.áu của bệnh nhân làm một rồi mời tiến hành xét nghiệm.

Với phương pháp xét nghiệm này, mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân ra về với kết quả trên tay mà không hề biết rằng chỉ có một nửa số vật tư y tế được sử dụng để các kỹ thuật viên làm xét nghiệm, trong khi đó, số t.iền xét nghiệm lại vẫn phải đóng đủ theo quy định.

Theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hóa sinh, đây là hành vi không thể chấp nhận được bởi hoàn toàn có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm của người bệnh.

Theo ghi nhận tại Phòng Xét nghiệm miễn dịch của Khoa Vi sinh, ngày nào cũng diễn ra cảnh cắt đôi que thử. Tất cả các kỹ thuật viên làm việc trong phòng căn phòng này đều có hành vi cắt que thử và tiến hành làm xét nghiệm HIV và viêm gan B cho bệnh nhân trên những que đã bị cắt đôi. Với phương pháp này, nếu không may một bệnh nhân HIV bị chẩn đoán nhầm thành âm tính, hậu quả không biết sẽ ra sao.

Chờ bác sỹ ăn cơm, chờ người gây mê, thành viên kíp mổ, thai nhi đau đớn t.ử v.ong?

Ngày 2/1, gia đình sản phụ Đoàn Thị Bích (24 t.uổi, trú tại thôn Mã Thượng, xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) cho biết, đã làm đơn gửi sở Y tế tỉnh này với mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến cái c.hết bất thường của thai nhi. Theo gia đình sản phụ Bích, khoảng 9h ngày 23/12/2019, thấy chị Bích có dấu hiệu chuyển dạ nên gia đình đưa đi nhập viện tại bệnh viện Đa khoa huyện Tuyên Hóa để chờ sinh. Qua thăm khám tại bệnh viện, sức khỏe của mẹ và thai nhi đều ổn định.

Đến 16h cùng ngày, chị Bích chuyển dạ và được đưa vào phòng chờ sinh. Khoảng 3 giờ sau, chị Bích thấy bụng đau dữ dội, m.áu ra nhiều nên báo cho hộ lý trực thì được trả lời… chỉ là nước ối và bảo chờ.

Thời điểm này, bác sĩ Hoàng Văn Toan, Trưởng khoa Sản của bệnh viện là bác sĩ trực. Vì thấy m.áu ra nhiều bất thường nên người nhà của sản phụ Bích liền gọi điện thoại cho bác sĩ Toan nhưng ông Toan nói là đang về nhà ăn cơm. “30 phút sau khi gia đình tôi gọi điện thông báo tình hình, bác sĩ Toan mới vào thăm khám cho con gái tôi, rồi chuyển nó vào phòng mổ. Con gái tôi không được mổ ngay, mà phải tới 20h30 cùng ngày, ca mổ mới được tiến hành vì phải chờ bác sĩ gây mê và các thành viên trong kíp mổ…”, bà Nguyễn Thị Hương (SN 1970), mẹ sản phụ Bích cho biết.

Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ, người nhà sản phụ Bích đau đớn khi nhận tin bác sĩ thông báo, thai nhi đã t.ử v.ong, sản phụ Bích vì quá yếu nên vẫn đang hôn mê.

Theo người nhà sản phụ Bích, trong quá trình mang thai đến thời kỳ sinh nở, sản phụ Đoàn Thị Bích thường xuyên siêu âm định kỳ tại phòng khám tư của bác sĩ Hoàng Văn Toan và kết quả đều cho thấy thai nhi phát triển và tim thai khỏe mạnh.

Bác sĩ Trần Văn Sính, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Tuyên Hóa cho biết, bệnh viện đã tiến hành các bước thăm khám theo đúng quy định. Khi mổ xong, thai nhi còn sống nhưng trong tình trạng ngạt nặng phải cấp cứu. Sau khi thai nhi t.ử v.ong, kíp mổ đã gọi người nhà sản phụ vào giải thích rõ nguyên nhân. Đây là trường hợp “dây rốn bám lạc chỗ” rất hiếm gặp và có tỉ lệ t.ử v.ong rất cao khi gặp phải. Không có chuyện bệnh viện thiếu thiết bị, trường hợp này, thai đè lên dây rốn và hoàn toàn không phát hiện được khi siêu âm, đến khi sinh mới phát hiện, bác sĩ Sính thông tin.

Gia đình sản phụ cho rằng phía bệnh viện giải thích không rõ ràng về nguyên nhân dẫn đến cái c.hết của thai nhi nên đã làm đơn gửi sở Y tế tỉnh Quảng Bình với mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm sáng tỏ nguyên nhân.

BV Nhi TƯ dùng thuốc kháng sinh hết hạn cho bệnh nhi

Một ông bố ở Hà Nội đã bày tỏ bức xúc khi con nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhưng bé lại bị cho uống thuốc kháng sinh hết hạn sử dụng.

Anh Đỗ Bá K. ở Hà Đông, Hà Nội cho biết, ngày 10/12 vừa qua, con gái anh là Đ.L.C, 1 t.uổi nhập viện BV Nhi TƯ để điều trị với chẩn đoán viêm phổi. Bé điều trị tại khoa Quốc tế với chi phí 1,4 triệu đồng/giường/ngày.

Từ lúc nhập viện, trong đơn thuốc uống hàng ngày, bác sĩ có kê kháng sinh Augmentin 250mg, ngày uống 2 lần. Tuy nhiên đến chiều 12/12, khi cháu uống sang ngày thứ 3, anh K. mới phát hiện gói thuốc trên tay đã hết hạn từ ngày 27/11/2019.

Sự việc khiến anh K. khá bức xúc vì không ai nhận trách nhiệm. Bác sĩ chối quanh bảo chỉ bị duy nhất 1 gói thuốc đó và chưa ai uống trong khi con anh đã uống từ ngày 10/12 và chỉ dừng lại khi bị phát hiện.

Chiều 18/12, ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, sau khi rà soát và họp với các cá nhân và bộ phận liên quan, bệnh viện xác nhận sự cố cấp phát thuốc quá hạn cho bệnh nhân nằm điều trị tại Đơn nguyên S6 – Khoa Quốc tế. Thuốc Augmentin quá hạn mà bệnh nhi dùng là dạng gói 250 mg, lô 9J3S, hạn dùng ngày 27-11-2019, được nhập ngày 1-8-2018 và đã xuất hết ngày 1-11-2018.

“Đây là sự cố y khoa tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Trách nhiệm thực hiện cấp phát thuốc của điều dưỡng chưa thực hiện đầy đủ 5 đúng, là sai về quy chế chuyên môn điều dưỡng. Nhân viên phụ trách chưa tuân thủ đầy đủ quy trình quản lý thuốc tồn tại đơn vị mình. Các cá nhân vi phạm sẽ được báo cáo Hội đồng kỷ luật bệnh viện để xem xét mức độ và trách nhiệm để có quyết định kỷ luật phù hợp”- ông Hải thông tin.

Nhiều trẻ phản ứng sau tiêm vắc-xin ComBe Five

Đầu tháng 1/2019, vắc xin ComBe Five mới đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng vừa qua khiến nhiều trẻ bị phản ứng sau tiêm như: sốt cao, khóc, khó thở… Đặc biệt có 3 trường hợp t.ử v.ong sau tiêm vắc xin ComBE Five khiến nhiều bà mẹ lo lắng.

Vắc xin Combe Five

Tuy nhiên, thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, với trường hợp trẻ t.ử v.ong, có thể giải thích là do trùng hợp với một số bệnh lý ngẫu nhiên hoặc nhiều nguyên nhân như ngạt thở, sặc sữa, nằm nghiêng gây ngạt, suy hô hấp…hoặc do cơ địa trẻ mẫn cảm, phản ứng mạnh hơn với kháng nguyên có trong vắc xin ComBE Five. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng, trẻ có phản ứng sau tiêm song gia đình chưa phát hiện kịp thời, hoặc trẻ không được xử lý sốc phản vệ nhanh nhất.

Do vậy, Bộ Y tế tiếp tục tiêm loại vắc xin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Hàng loạt ca hôn mê, t.ử v.ong do thẩm mỹ

Tháng 10, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM tiếp nhận cấp cứu một phụ nữ 65 t.uổi bị biến chứng nặng và t.ử v.ong sau khi xăm chân mày làm đẹp thẩm mỹ.

BV thẩm mỹ Kangnam

Đây là ca t.ử v.ong thứ 3 sau thẩm mỹ làm đẹp trên địa bàn TP chỉ trong vòng hai tuần gần đây, 2 phụ nữ t.ử v.ong trước đó bị tai biến sau làm đẹp căng da mặt và nâng ngực.

Ngày 12/10, các bác sĩ BV Chợ Rẫy tiếp nhận một bệnh nhân từ Trung tâm cấp cứu 115 chuyển qua do căng da mặt tại BV Kangnam.

Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nặng, ngưng tim ngoại viện rồi t.ử v.ong sau 3 ngày điều trị.

Tại Hà Nội, tháng 4/2019, nữ bệnh nhân 25 t.uổi t.ử v.ong sau khi hút mỡ bụng tại Bệnh viện An Việt. Người phụ nữ này được chẩn đoán t.ử v.ong khi hôn mê sâu, tổn thương thiếu m.áu não diện nặng, phù não nặng sau ngừng tuần hoàn…

Vào sáng 27/12, một người đàn ông trung niên bất ngờ t.ử v.ong khi hút mỡ bụng tại Thẩm mỹ viện Việt Hàn. Sau khi xảy ra vụ việc trên, cơ sở làm đẹp này đã lập tức đóng cửa. Đến chiều 27/12, một lãnh đạo VKSND quận Cầu Giấy cho biết đơn vị đang phối hợp với Công an quận Cầu Giấy tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân một người đàn ông t.ử v.ong tại Thẩm mỹ viện Việt Hàn.

Bác sĩ đỡ đẻ kéo đ.ứt đ.ầu trẻ sơ sinh tại Hà Tĩnh

Sự việc xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vào đêm 30/6, khi sản phụ Nguyễn Thị Tình (SN 1982, ở xã Phú Lộc, huyện Can Lộc) nhập viện vì có dấu hiệu sắp sinh.

BVĐK Đức Thọ, nơi xảy ra vụ việc.

Tuy nhiên, 1 tiếng sau, kíp trực thông báo thai nhi vừa sinh ra đã c.hết, trên cổ có vết đứt dài được khâu lại. Phía gia đình cho rằng, bác sĩ thiếu kinh nghiệm, đã kéo đ.ứt c.ổ bé khi đỡ đẻ.

Là người trực chính vào thời điểm bé sơ sinh đ.ứt c.ổ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quyền (Khoa Ngoại, chuyên khoa Răng, Hàm, Mặt) cho biết, dù có kinh nghiệm trong ngành y nhiều năm nhưng chưa lần nào ông đỡ đẻ.

Theo bác sĩ Quyền, dù chưa từng đỡ đẻ, nhưng ông được phân trực khối tại Khoa Ngoại và Khoa Sản.

Sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ thông tin thai nhi c.hết lưu 2-3 ngày trước khi sinh. Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Bộ Y Tế sau đó, Sở Y tế Hà Tĩnh nêu thông tin, thai nhi c.hết lưu trước 7 ngày.

Sau điều tra, 4 cán bộ bị kỷ luật gồm hộ sinh Hoàng Thị Trinh bị kỷ luật cảnh cáo; Hộ sinh Hoàng Thị Định và bác sĩ răng hàm mặt Nguyễn Hữu Quyền bị kỷ luật khiển trách; Trưởng khoa sản Nguyễn Minh Đức bị nhắc nhở.

Huyền Trang

Theo baophapluat

Người dân tự kiểm tra HIV, viêm gan B bằng dụng cụ thử HIV tại nhà

Sau vụ bê bối hàng nghìn que thử HIV, viêm gan B ở Bệnh viện Xanh Pôn bị cắt đôi trước khi xét nghiệm, nhiều người đã lựa chọn mua bộ thử HIV tại nhà để tự kiểm tra.

Giá cả cho một bộ thử dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn và được quảng cáo độ chính xác 99,9%. Thế nhưng, các chuyên gia y tế khuyến cáo, trước tình trạng thị trường xuất hiện nhan nhản các loại que thử, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi chọn và sử dụng.

Kỹ thuật viên cắt đôi que thử xét nghiệm HIV và viêm gan B trong phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam

Tràn lan dụng cụ thử HIV, viêm gan B chào bán trên mạng

Mới đây, trong phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam tại Bệnh viện Xanh Pôn. Nhân viên Khoa Vi sinh (Bệnh viện Xanh Pôn) đã cắt đôi test để xét nghiệm cho 2 bệnh nhân. Thay vì để nguyên bộ thử như hướng dẫn của nhà sản xuất chỉ dùng cho một bệnh nhân. Sau khi nhân đôi que thử, mẫu m.áu của bệnh nhân được nhỏ vào que để xét nghiệm HIV và viêm gan B. Khoảng 4 tiếng sau, kết quả xét nghiệm được trả cho bệnh nhân.

Theo GS. Nguyễn Anh Trí, với mỗi sản phẩm que thử, nhà sản xuất đã tính toán cụ thể chiều rộng, độ sâu, chiều dài của que test, phải trải qua hàng vạn lần thử nghiệm lâm sàng mới đưa ra được thông số phù hợp.

Vì vậy, phải là que thử nguyên dạng mới có đủ lượng kháng thể để phát hiện kháng nguyên xuất hiện ở trong mẫu m.áu. Nếu lượng sinh phẩm ít hơn thì không đủ để phát hiện, dẫn đến sai sót về mặt chuyên môn, làm lọt các ca bệnh, tức là có hiện tượng âm tính giả; dẫn tới việc nhiều trường hợp đã nhiễm bệnh nhưng kết quả vẫn âm tính.

Trước tình hình này, nhiều người đã lựa chọn sử dụng que thử HIV, viêm gan B tại nhà. Không khó để tìm mua bộ dụng cụ này từ những trang bán hàng online đến các trang mạng xã hội. Ở đây, bạn tha hồ lựa chọn những dạng que thử HIV, viêm gan B có xuất xứ từ Mỹ, Anh… với đủ loại khác nhau và giá thành cũng rất khác nhau. Loại rẻ chỉ khoảng 50 nghìn đồng, loại đắt cũng chỉ 200 đến 300 nghìn.

Hầu hết các quảng cáo đều công nhận que thử HIV, viêm gan B đem lại độ chính xác đến 99,9%. Tất nhiên, đó chỉ là quảng cáo. Nhưng trong tình hình hiện nay, chắc hẳn nhiều người cũng không còn đủ lòng tin để lựa chọn vào viện, nhất là bệnh viện lớn để làm xét nghiệm.

Việc sử dụng dụng cụ tets này cũng rất dễ dàng theo quảng cáo của một shop bán hàng online với que thử HIV tại nhà bằng nước bọt.

Xét nghiệm lấy dịch miệng

Bộ test có: 1 que thử, 1 lọ dung dịch đệm và 1 giá đựng dung dịch đệm

B1: Mở bao chứa lọ dung dịch đệm, mở nắp và đặt lên gía đỡ (đảm bảo dung dịch không bị đổ ra ngoài)

Mở bao chứa que thử, không chạm tay vào phần phết mẫu

B2: Lấy mẫu dịch miệng bằng cách ấn mạnh phần phết mẫu vào nướu răng và quệt dọc nướu hàm trên 1 lần, sau đó quệt dọc nướu hàm dưới 1 lần.

B3: Cắm đầu có vùng phết mẫu của que thử vào trong ống nghiệm cho đến khi chạm đáy ống nghiệm.

Đọc kết quả trong thời gian 20-40 phút.

Đọc kết quả như sau:

Chỉ có 1 vạch chứng (có chữ C): kết quả âm tính. Có 2 vạch (cả chữ C và T): kết quả dương tính, cần kiểm tra lại ở cơ sở y tế để khẳng định. Không hiện vạch nào hoặc chỉ hiện vạch T: test bị hỏng.

Không khó để tìm mua bộ dụng cụ kiểm tra HIV, viêm gan B

Không phải loại nào cũng cho kết quả chuẩn xác

Với việc người dân lựa chọn phương pháp mua dụng cụ để tự thử tại nhà, các chuyên gia y tế cho biết: Hiện tại không có que thử viêm gan B được đ.ánh giá là chuẩn xác tại nhà. Còn đối với que thử HIV cũng không phải loại nào cũng cho kết quả chính xác tuyệt đối. Do đó, trước tình trạng thị trường xuất hiện nhan nhản các loại que thử, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng.

Tuy rằng theo hướng dẫn và cam kết trên bao bì, những dụng cụ kiểm tra nhanh này đem lại kết quả chuẩn xác 99,9% đối với người nghi ngờ nhiễm HIV, nhưng nếu kết quả dương tính, bạn cần thiết phải đến cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi vì hiện nay, HIV không có thuốc đặc chữa. Do đó, việc xét nghiệm phát hiện sớm sẽ giúp người bị nhiễm HIV được điều trị kịp thời, kìm hãm sự phát triển và giảm thiểu ảnh hưởng của virus. Xét nghiệm là cách duy nhất để sớm xác nhận bệnh nhân có nhiễm HIV hay không.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong xét nghiệm chẩn đoán HIV, có nhiều cấp độ khác nhau. Thứ nhất là test nhanh thì độ nhạy rất cao nhưng độ đặc hiệu thấp. Tức là những trường hợp có nguy cơ nhiễm HIV thì test nhanh có thể dương tính, tuy nhiên chưa thể khẳng định người đó đã nhiễm HIV. Bởi xét nghiệm này để sàng lọc chứ không khẳng định ai đó bị nhiễm HIV. Còn khẳng định thì phải ở các cấp độ xét nghiệm khác. Xét nghiệm này phải được thực hiện ở các labo chuẩn.

Trả lời về vấn đề này, bác sĩ nội trú Lương Quốc Chính (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, hiện nay công nghệ xét nghiệm các loại bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV và viêm gan B có những sự tiến bộ vượt bậc, xét nghiệm nhanh hay còn gọi là “rapid test” được đ.ánh giá là đơn giản, dễ thực hiện, độ chính xác cao (xét nghiệm HIV nhanh Ora Quick HIV-1/2 có độ nhạy 99%, độ đặc hiệu 100%).

Khi cắt dọc xét nghiệm nhanh đối với loại que thử như báo chí đưa tin thì không biết độ chính xác của kết quả xét nghiệm là bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cấu tạo của que xét nghiệm nhanh thì chúng ta sẽ thấy các loại kháng thể (labeled antibody, primary antibody, secondary antibody) được phủ đều trên mỗi đường thẳng ngang.

Như vậy, đối với que xét nghiệm nguyên vẹn, nồng độ các kháng thể sẽ đảm bảo cho kết quả xét nghiệm có độ chính xác như mong muốn, đối với que xét nghiệm bị cắt dọc thì nồng độ kháng thể sẽ giảm đi một nửa làm cho độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng giảm.

Mọi người trong cộng đồng nếu muốn xét nghiệm HIV, đều có thể tự làm ở nhà, giống như xét nghiệm chẩn đoán thai sớm, xét nghiệm tiểu đường nhưng chỉ mang tính chất sàng lọc. Nếu có kết quả nghi ngờ nhiễm HIV, phải tiếp tục được thực hiện các xét nghiệm những cơ sở đã được Bộ Y tế cấp phép công nhận lúc đó người bệnh mới có kết quả chính xác cũng như có cách điều trị bằng thuốc kháng virus.

Theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định 1112/QĐ-BYT (Hướng dẫn thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi, điều trị HIV/AIDS, Bộ Y tế):

Nguyên tắc thực hiện:

1. Xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi điều trị HIV/AIDS do bác sĩ điều trị tại các cơ sở y tế điều trị bằng thuốc kháng HIV chỉ định theo quy định tại Quyết định số 5418/QĐ-BYT ban hành ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS (sau đây gọi là Quyết định số 5418/QĐ-BYT).

2. Xét nghiệm tải lượng HIV được thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm đã được phê duyệt triển khai kỹ thuật xét nghiệm tải lượng HIV, quy trình thực hiện xét nghiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu và thực hiện xét nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

– Trước tiên phải lập danh sách người bệnh đủ tiêu chuẩn xét nghiệm hằng tháng vào sổ theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV theo quy định.

– Tư vấn cho người bệnh về sự cần thiết của việc xét nghiệm tải lượng HIV và thông báo về thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.

– Chỉ định xét nghiệm ghi nhận vào bệnh án và phiếu xét nghiệm. Thông tin ghi vào mục chẩn đoán trên phiếu xét nghiệm phụ thuộc vào đối tượng chỉ định xét nghiệm, cụ thể như sau: Theo dõi thường quy sau điều trị thuốc ARV 6 tháng hoặc 12 tháng hoặc trên 12 tháng.

– Nghi ngờ thất bại điều trị thuốc ARV hoặc khi kết quả xét nghiệm tải lượng HIV thường quy 200 bản sao/ml.

– Xét nghiệm lần thứ hai sau khi kết quả xét nghiệm lần 1 trên 200 bản sao/ml. Ghi rõ thời gian thực hiện và kết quả xét nghiệm tải lượng lần thứ nhất.

– Phụ nữ đang điều trị thuốc ARV và có thai (nêu rõ t.uổi thai).

– Phụ nữ nhiễm HIV cho con bú.

Theo baophapluat

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *