Keto hỗ trợ làm chậm quá trình phát triển bệnh thông qua các cơ chế giảm lượng chất nuôi sống tế bào ung thư.
Keto là chế độ ăn ít carb (đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau quả và các sản phẩm từ sữa), giàu chất béo và vừa đủ protein. Với chế độ ăn này, người bệnh phải thay đổi lượng lớn carb thành chất béo, dẫn tới trạng thái trao đổi chất mới, gọi là ketosis.
Keto là chế độ ăn ít carb, đủ protein và nhiều chất béo.
Sau vài ngày, chất béo sẽ trở thành nguồn năng lượng chính của cơ thể. Điều này dẫn tới tình trạng gia tăng đáng kể nồng độ ketone trong m.áu, hợp chất được sản sinh trong quá trình đốt cháy chất béo khi cơ thể không có sẵn carb.
Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo những người sử dụng chế độ ăn keto cho mục đích giảm cân cần đảm bảo 60-70% năng lượng (calo) nạp vào cơ thể là chất béo, 15-30% protein, 5-10% carb. Còn khi áp dụng keto trong quá trình điều trị ung thư, chất béo phải chiếm tới 90% lượng calo nạp vào, 10% còn lại chia đều cho carb và protein.
Theo các nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, đa số các tế bào ung thư đều dựa vào carb để phát triển và nhân lên. Do đó, chế độ ăn keto với cơ chế thay đổi quá trình trao đổi chất và giảm lượng đường trong m.áu được coi là ‘bỏ đói’ các tế bào này, khiến chúng phát triển chậm hơn, thu nhỏ kích thước, thậm chí, tiêu biến.
Hiệu quả của keto trong điều trị các bệnh ung thư. Ảnh: Science Direct.
Chế độ keto còn giúp giảm insulin và tăng nồng độ ketone trong m.áu. Insulin là hoóc môn đồng hóa, giúp các tế bào trong cơ thể phát triển, bao gồm cả tế bào ung thư. Do đó, việc giảm insulin giúp kìm hãm sự tăng trưởng của các khối u ác tính.
Theo nghiên cứu của ĐH Nam Florida và ĐH Boston, tế bào ung thư không thể dùng ketone như nhiên liệu, thậm chí, hợp chất này có thể giảm kích thước và sự phát triển của khối u. Ngoài ra, chế độ ăn này cũng hỗ trợ ngăn ngừa, giảm yếu tố nguy cơ mắc ung thư.
Yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1) là hoóc môn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào, bao gồm tế bào khỏe mạnh gây bệnh, đồng thời, làm ngăn tế bào c.hết theo quy trình. Do đó, việc làm giảm nồng độ IGF-1 nhờ chế độ ăn keto sẽ hạ thấp tốc độ tăng trưởng của các khối u và nguy cơ ung thư trong thời gian dài.
Theo nghiên cứu của trường Y tế cộng đồng Havard, những người có lượng đường trong m.áu cao và mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư cao. Do đó, chế độ ăn ít carb, đường như keto sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư.
Chế độ ăn keto cũng là công cụ giảm cân mạnh mẽ, ngăn ngừa tình trạng béo phì – một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư.
Nhật Lệ (Healthline/vnexpress.net)
Bệnh nhân ung thư có nên ngưng điều trị vì dịch bệnh COVID-19?
Những bệnh nhân ung thư thường phải điều trị bệnh theo một quá trình kéo dài. Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, nhiều người bệnh lo ngại khi đến các cơ sở y tế (nơi nơi đông người) để khám, điều trị.
Việc này có nên hay không và việc tạm ngưng điều trị có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh không, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS.BS Phùng Thị Huyền, Trưởng khoa Nội 6, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch SARS-CoV-2 tại Bệnh viện K.
Sau khi được sàng lọc các biểu hiện sốt, ho ngay từ cửa ra vào, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ra vào bệnh viện K đều được đóng dấu nhận biết. Ảnh: VGP/Trần Hà
T rước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay bác sỹ có đ.ánh giá như thế nào về nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 đối với bệnh nhân ung thư?
TS.BS Phùng Thị Huyền: Dịch bệnh COVID-19 đã và đang là mối lo ngại, quan tâm hàng đầu của cả cộng đồng, người bệnh ung thư cũng không ngoại lệ.
Theo nghiên cứu mới đây được các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện và công bố trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới The Lancet Oncology tháng 3/2020 cho thấy, người bệnh ung thư có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư. Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không ung thư.
Khi khởi phát, nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây ho khan, sốt. Trường hợp tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phôi, suy hô hâp, thậm chí t.ử v.ong. Do đó, khi người bệnh ung thư phôi đã co tôn thương ở phổi thì việc nhiễm thêm SARS-CoV-2 càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt với người bệnh ung thư phôi đang xa tri, hoá trị, nếu mắc SARS-CoV-2 bệnh dễ có nguy cơ diễn biến năng hơn.
Không riêng gì bệnh ung thư, người bệnh có cac bênh ly nên mạn tính khác như đai thao đương, tăng huyêt ap, suy thân… có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn và tình trạng bệnh sẽ nặng hơn so với những người không mắc các bệnh kèm theo này.
Theo TS.BS Phùng Thị Huyền, điều trị bất kỳ bệnh nào, không riêng gì bệnh ung thư, việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị luôn được ưu tiên hàng đầu. Ảnh: VGP/Trần Hà
Vậy công tác sàng lọc với bệnh nhân ung thư có gì khác biệt so với người không mắc bệnh, thưa bác sỹ?
TS.BS Phùng Thị Huyền: Tại bệnh viện K, chúng tôi thực hiện công tác sàng lọc COVID-19 hàng ngày, kể cả ngày nghỉ lễ (24/24) đối với tất cả cán bộ y tế, người đến khám bệnh, người nhà người bệnh và cả người bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện. Với riêng người bệnh điều trị, chúng tôi đã khảo sát tờ khai y tế và theo dõi sát những người có biểu hiện về triệu chứng hô hấp, ho, sốt… Tất cả các khoa, phòng điều trị nội trú đều được bố trí khu vực khám, cách ly cho những người có dấu hiệu lâm sàng, dịch tễ nghi ngờ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người bệnh sử dụng các thuốc điều trị ung thư (hóa trị) có thể gây biến chứng hạ bạch cầu, sốt, viêm phổi… Vì thế, nếu người bệnh bị sốt khi đang hóa trị nhưng sau khi khai thác kỹ không có yếu tố dịch tễ hay tiếp xúc gần với người nghi nhiễm COVID-19 thì không có gì đáng lo ngại, sẽ tiếp tục theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Nhìn chung, các phương pháp dự phòng COVID-19 đối với bệnh nhân ung thư không có gì khác biệt so với người bình thường, nhưng người bệnh ung thư cần lưu ý, thận trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của Bộ Y tế một cách triệt để, nghiêm ngặt hơn và quan trọng nhất là cần chia sẻ thông tin chính xác với cán bộ y tế để công tác này được triển khai hiệu quả nhất.
Theo bác sỹ, bệnh nhân ung thư có nên đến khám, điều trị trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, việc tạm ngưng điều trị có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh không? Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên dành cho người bệnh khi đến khám, điều trị tại bệnh viện trong tình hình dịch như hiện nay ?
TS.BS Phùng Thị Huyền: Điều trị bất kỳ bệnh nào, không riêng gì bệnh ung thư, việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng tôi rất chia sẻ và thấu hiểu nỗi lo lắng của người bệnh khi đến khám và điều trị. Nhưng với trách nhiệm của mình, các bác sỹ, điều dưỡng, cán bộ y tế trực tiếp điều trị cho người bệnh sẽ tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên để người bệnh yên tâm hơn khi đến điều trị tại bệnh viện.
Tất cả cán bộ nhân viên y tế của BV đều được trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay. Với những cán bộ thực hiện công tác sàng lọc ban đầu được trang bị thêm kính, mũ. Ảnh: VGP/Trần Hà
Người bệnh cần tránh tiếp xúc với nguồn lây, tránh đến nơi đông người; chủ động đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và những nơi đông người; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (trong 20 giây) hoặc bằng dung dịch vệ sinh tay khô có ít nhất 60% cồn, tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng, sử dụng khăn giấy nếu ho hoặc hắt hơi, sau đó bỏ khăn giấy đi. Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh; làm sạch các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào như: Tay nắm cửa, quầy hàng, nhà vệ sinh, bàn phím, máy tính bảng, điện thoại…
Cùng với đó, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng tích cực để duy trì sức khỏe, tăng cường miễn dịch vừa điều trị bệnh ung thưvừa phòng ngừa dịch bệnh.
Tại bệnh viện, chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để tất cả những người có biểu hiện như mệt mỏi, sút cân, ho ra m.áu, đi ngoài ra m.áu, phát hiện u, cục, hay nhận thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể thì nên chủ động đến khám tầm soát ung thư tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Bởi nếu vì lo lắng dịch bệnh lan rộng, mà bỏ qua “thời điểm vàng” để phát hiện sớm và điều trị ung thư hiệu quả thì hậu quả để lại với sức khỏe còn đáng lo ngại hơn rất nhiều.
Ngoài ra với những người bệnh đã điều trị ổn định, không có dấu hiệu bất thường, đến lịch tái khám thi co thê trao đôi vơi bac si để hẹn lui ngay, không cân thiêt phai đên kham ngay trong thơi điêm cao điêm dich bệnh.
Hiện tại, bệnh viện cũng đã thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh truyền nhiễm, đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế. Đặc biệt, bệnh viện đã tăng cường các biện pháp bảo hộ cho người bệnh ung thư đang điều trị và sau điều trị; tích cực sàng lọc, theo dõi sát người bệnh ung thư lớn t.uổi hoặc có bệnh lý kèm theo.
Bệnh viện thường xuyên vệ sinh, phun khử khuẩn các khu vực chờ khám, phòng khám…Ảnh:VGP/Trần Hà
Đồng thời, sàng lọc, giám sát chặt chẽ tất cả mọi người ra vào bệnh viện. Theo đó, bệnh viện đã bổ sung nhiều điểm sàng lọc tại các vị trí trong bệnh viện; khu vực cách ly đã sẵn sàng ứng phó nếu có trường hợp nghi ngờ và tiếp tục triên khai chặt chẽ nhiều phương án để ngăn ngừa dịch bệnh.
Giờ vào thăm cũng được điều chỉnh để phù hợp hơn với công tác khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, số lượng người nhà cũng hạn chế tối thiểu, bệnh viện khuyến cáo mỗi người bệnh chỉ nên đi cùng 1, 2 người nhà. Những người có biểu hiện bệnh hô hấp như ho, hoặc sốt được yêu cầu không vào thăm người bệnh.
Dự phòng sẵn khu vực và trang thiết bị ứng phó nếu có trường hợp nghi nhiễm. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh và những người đến bệnh viện trong thời điểm dịch bệnh, bệnh viện cũng đã triển khai bố trí 2 phòng khám cách ly, tách biệt với khu khám bệnh và khu điều trị nội trú). Hai phòng khám và cách ly được trang bị đầy đủ theo hướng dẫn Bộ Y tế, trường hợp người đến bệnh viện có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được hướng dẫn và đưa đến khu vực này. Bên cạnh đó, tại các khoa lâm sàng cũng bố trí buồng cách ly riêng đối với các trường hợp nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.
Bệnh viện cũng đã lên phương án sẵn sàng để triển khai khám, thực hiện xét nghiệm, chụp chiếu riêng tại khu vực cách ly nếu người bệnh vừa có biểu hiện nghi ngờ về dịch bệnh, vừa có bệnh lý ung bướu…
V ậy đối với chính cán bộ, nhân viên y tế thì b ệnh viện đã có những phương án nào để đảm bảo an toàn cho họ khi thực hiện khám, chữa bệnh , thưa Bác sỹ ?
TS.BS Phùng Thị Huyền: Việc bảo đảm an toàn cho cán bộ nhân viên y tế trong thời điểm dịch bệnh lan rộng như vậy cũng được bệnh viện ưu tiên hàng đầu. Hơn ai hết, chính những cán bộ nhân viên y tế luôn là người có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh cao hơn.
Bệnh viện đã tổ chức khai báo y tế, sàng lọc hàng ngày với tất cả cán bộ nhân viên, người lao động tại bệnh viện. Ngoài ra, bệnh viện đã tổ chức tập huấn để cán bộ y tế trang bị thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe của mình và tư vấn hướng dẫn cho người bệnh để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Tất cả cán bộ nhân viên y tế đều được trang bị khẩu trang đảm bảo chất lượng, dung dịch sát khuẩn tay cũng được cung cấp đến tất cả các đơn vị. Với những cán bộ thực hiện công tác sàng lọc ban đầu còn được trang bị thêm kính, mũ. Trang phục bảo hộ chuyên dụng được dành riêng cho cán bộ làm việc tại khu vực phòng khám và cách ly…
Vừa đảm bảo công tác chuyên môn, vừa ngăn ngừa dịch bệnh, bệnh viện cũng triển khai họp, tập huấn, tham gia sinh hoạt khoa học trực tuyến đối với cán bộ nhân viên cả 3 cơ sở.
Chúng tôi sẽ cố gắng triển khai nhiều phương án phù hợp tình hình thực tế diễn biến của dịch bệnh để cán bộ của mình luôn yên tâm thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Xin cảm ơn Bác sỹ!
Trần Hà (baochinhphu.vn)