Lợi ích của hạt chia nổi bật với khả năng cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Hạt chia giàu dinh dưỡng với omega-3, vitamin và khoáng chất. Hạt chia có tác dụng gì? Một điểm ưu việt trong số công hiệu của hạt chia chính là nâng cao sự khỏe mạnh của hệ thống tiêu hóa.
Tăng cường chức năng đường ruột
Lợi ích của hạt chia ngoài hỗ trợ cho người ăn kiêng lành mạnh, nó còn giúp nâng cao chức năng đường ruột. Ăn hạt chia đúng cách có thể góp phần tăng độ dày của các lớp cơ thành ruột, tăng hấp thu dinh dưỡng.
Nghiên cứu còn choa thấy hạt chia giúp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là các lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng của hệ tiêu hóa.
Thúc đẩy hấp thu dưỡng chất
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong hạt chia có hiệu quả làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể có đủ thời gian để hấp thu dinh dưỡng có lợi, đồng thời hạn chế cholesterol và đường trong thức ăn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.
Cải thiện chứng táo bón
Chất xơ trong hạt chia còn có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón. Hạt chia ngậm nước sẽ tạo chất gel, giúp làm mềm phân, không gây các triệu chứng đau rát khi đại tiện và bệnh trĩ thường gặp.
Các lợi ích khác
Hạt chia với thành phần vitamin và khoáng chất đa dạng còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng của hạt chia có thể kể đến như:
- Chống viêm và chống oxi hóa
- Cân bằng đường huyết
- Ổn định huyết áp
- Tốt cho thị lực
- Nâng cao miễn dịch
- Hỗ trợ giảm cân
Ăn hạt chia đúng cách để nhận được tối đa lợi ích và tránh tác dụng phụ
Thêm hạt chia hợp lý vào chế độ ăn uống
Để phát huy lợi ích của hạt chia, bạn cần sử dụng loại hạt này đúng cách với liều lượng thích hợp. Theo ước tính, 100g hạt chia có chứa khoảng 27g chất xơ.
Trong khi đó, khuyến cáo cho người lớn hấp thụ chất xơ ở mức 22 – 34g/ngày. Có thể thấy, người trưởng thành không nên dùng quá 100g hạt chia mỗi ngày.
Bạn có thể làm nước hạt chia detox hoặc thêm hạt chia vào nhiều món ăn khác nhau như ngũ cốc, salad, bánh nướng, sữa chua, sinh tố… Ngâm hạt chia cho nở để tăng hiệu quả của chất gel.
Ăn hạt chia quá nhiều có tác dụng phụ không?
Do hàm lượng chất xơ khá cao nên nếu bạn dùng hạt chia quá nhiều có thể gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy… Vì vậy, tốt nhất hãy bắt đầu với một lượng nhỏ hạt chia để kiểm tra mức độ thích nghi của cơ thể.
Chữa táo bón bằng hạt chia như thế nào?
Để cải thiện chứng táo bón, bạn có thể cho thêm 2 thìa súp hạt chia vào bột yến mạch hoặc sinh tố, sữa chua, súp… Liều dùng này có thể cung cấp 11g chất xơ, vừa đủ cho nhu cầu của đường ruột mà không gây tác dụng phụ.
Có thể ăn hạt chia hằng ngày không?
Với mức dùng dưới 100g hạt chia/ngày đối với người trưởng thành khỏe mạnh là tương đối an toàn. Ngoài ra, bạn cũng cần căn cứ tình trạng sức khỏe cụ thể của mình mà điều chỉnh cho phù hợp, miễn không gây vấn đề tiêu hóa là được.
Bà bầu có thể ăn hạt chia không?
Phụ nữ mang thai cũng thường bị táo bón gây khó chịu. Mẹ bầu có thể dùng hạt chia với chỉ định phù hợp của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cũng nên chú ý uống đủ nước và vận động đúng cách để cải thiện sức khỏe.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của hạt chia, sử dụng đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Thiên Khuê (Theo Health)