Sàng lọc giúp phát hiện sớm các bất thường bẩm sinh; giúp trẻ được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh của trẻ từ giai đoạn thai còn nằm trong bụng mẹ và ngay sau khi trẻ ra đời.
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là biện pháp giúp chẩn đoán các bệnh do rối loạn di truyền, từ đó có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời, hạn chế những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Ảnh minh họa.
Sàng lọc giúp phát hiện sớm các bất thường bẩm sinh; giúp trẻ được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh của trẻ từ giai đoạn thai còn nằm trong bụng mẹ và ngay sau khi trẻ ra đời.
Đối với trẻ sơ sinh và gia đình: Ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sau sinh góp phần làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong, giúp cho trẻ sinh ra đời phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, phòng ngừa các hậu quả nặng nề của bệnh và cải thiện tương lai phát triển của trẻ.
Đối với xã hội: Phương pháp này giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là phương pháp đơn giản, rẻ t.iền, đem lại hiệu quả rất lớn. Khi phát hiện những bất thường thai nhi, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người mẹ có thể lựa chọn đình chỉ thai nghén một số trường hợp vì những lý do như thai nhi sẽ c.hết từ khi còn trong bụng mẹ hoặc khi sinh ra không thể sống được hoặc có thể tư vấn để điều trị cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Từ đó các chuyên gia y tế sẽ tư vấn cho gia đình chọn hướng xử trí thích hợp chấm dứt thai kỳ với mục đích không cho ra đời các trẻ bị bệnh, bị dị tật bẩm sinh về sau sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đau đớn mất con ở tuần thứ 39 thai kỳ vì chủ quan
Người phụ nữ 36 t.uổi mang thai ở tuần thứ 39 bỗng phát hiện tim thai không còn. Nguyên nhân chính do sự chủ quan của mẹ.
Bệnh nhân là chị H.T.H, 36 t.uổi ở TP Tuyên Quang. Thai phụ nhập viện khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cách đây 2 ngày trong tình trạng đau bụng, ra huyết, có dấu hiệu chuyển dạ… Qua siêu âm, bác sỹ phát hiện thai nhi đã c.hết lưu trong bụng mẹ, có chỉ định đình chỉ thai nghén.
Chị H cho biết, khi mang thai tuần 28 của thai kỳ, chị thường xuyên đến cơ sở y tế tư nhân để kiểm tra đường huyết và được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ. Chị đã hạn chế ăn tinh bột và đường đến tuần thai thứ 34.
Tuy nhiên, do thấy mẹ không lên cân, lo lắng em bé không lớn nên thai phụ đã chủ động ăn uống tẩm bổ những tuần tiếp theo. Khi thấy mẹ và bé bắt đầu tăng cân đều mà không cảm thấy dấu hiệu gì bất thường nên chị không làm xét nghiệm đường huyết lại.
BSCKI Phạm Thị Lan Hương, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cho biết sau khi đình chỉ thai nghén, sức khỏe của sản phụ đang dần ổn định, tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa.
Bác sỹ cho biết thêm, đái tháo đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với mẹ như: Tăng huyết áp; t.iền sản giật; sản giật; sảy thai; thai lưu; nhiễm khuẩn tiết niệu; đẻ non; đa ối; tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thật sự trong tương lai.
Một ca phẫu thuật tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: BVCC
Không những thế, đái tháo đường thai kỳ cũng tăng nguy cơ mắc bệnh này ở lần mang thai tiếp theo…
Về biến chứng của bệnh đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, BS Hương cho hay bệnh có thể khiến thai to, chậm phát triển trong tử cung; suy hô hấp cấp chu sinh; t.ử v.ong chu sinh; dị tật sơ sinh; tăng nguy cơ hạ đường huyết khi sinh; hạ canxi m.áu, đa hồng cầu, tăng Bilirubin m.áu gây vàng da sơ sinh… Bệnh cũng khiến trẻ dễ béo phì và tăng nguy cơ mắc đái tháo đường trong tương lai…
BS Lan Hương khuyến cáo thai phụ cần được khám thai định kỳ, và quản lý thai nghén tại cơ sở y tế uy tín. Cùng đó, nên thưc hiẹn tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở t.uổi thai 24-28 tuần để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh sớm. Bên cạnh đó, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo để tránh nguy cơ mắc bệnh này.