Lợi ích đáng ngạc nhiên với đường huyết khi tập thể dục vào cuối ngày

Sức khỏe của con người sẽ được duy trì và cải thiện đáng kể nếu tập thể dục thường xuyên.

Không những vậy, một nghiên cứu mới đây cho thấy tập thể dục vào buổi chiều có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin.

Bất kỳ ai cũng cần tập thể dục thường xuyên và cải thiện sức khỏe nhờ điều này. Cùng với việc phát triển cơ bắp, tập luyện thường xuyên còn giúp cơ thể dồi dào năng lượng, giảm căng thẳng và lo âu, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Tập luyện vào buổi tối có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin. Ảnh SHUTTERSTOCK

Không những vậy, tập luyện còn giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa và giảm nguy cơ biến chứng các bệnh tim mạch, viêm khớp, tiểu đường và một số loại ung thư. Các chuyên gia khuyến cáo thời điểm tập tốt nhất trong ngày là khoảng thời gian mà mọi người cảm thấy phù hợp nhất cho lịch trình của mình.

Với những người bận rộn, buổi tối là khoảng thời gian phù hợp nhất để tập luyện. Một nghiên cứu mới đây ở Hà Lan phát hiện tập vào buổi tối có thể làm giảm tình trạng kháng insulin. Kháng insulin là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bất ổn về đường huyết và làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2.

Trong nghiên cứu công bố trên chuyên san Diabetologia, các nhà khoa học đã theo dõi sức khỏe của 775 người trong khoảng 4 năm. Chỉ số khối cơ thể trung bình của họ là 26,2, tức ở mức thừa cân hoặc béo phì.

Những người tham gia nghiên cứu được chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất tập trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 giờ trưa. Nhóm thứ hai tập vào buổi chiều trong khung giờ từ 12 giờ trưa đến 18 giờ. Nhóm cuối cùng tập vào buổi tối từ 18 giờ đến nửa đêm.

Kết quả phân tích cho thấy tập luyện cường độ trung bình đến nặng vào buổi chiều giúp giảm đến 18% tình trạng kháng insulin. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm tập vào buổi tối lên đến 25%.

Phát hiện này rất có ý nghĩa vì kháng insulin là dấu hiệu cảnh báo sớm đường huyết bất thường. Khi kháng insulin xuất hiện, các tế bào sẽ không phản ứng hiệu quả với insulin nữa. Nói cách khác, để đưa đường glucose vào tế bào, cơ thể cần một lượng insulin nhiều hơn. Qua thời gian, tình trạng này khiến người mắc dễ bị tiểu đường loại 2.

Với những người đang bị kháng insulin hoặc đang mắc tiểu đường loại 2, nghiên cứu này tin rằng buổi tối là thời điểm rất phù hợp để họ tập luyện, theo Healthline.

Giằng co với tử thần: Chạy đua với ‘giờ vàng’

Có một nơi đặc biệt mà ở đây các bác sĩ có thể ‘lội ngược dòng’ đưa người bệnh từ cửa tử của cơn đột quỵ cấp trở về hoặc đành bất lực để mất bệnh nhân trong gang tấc.

Đó là Đơn vị đột quỵ của Bệnh viện (BV) Nhân dân 115, bao gồm 3 khoa: Cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh và Bệnh lý mạch m.áu não. Không khí đặc biệt căng thẳng ở phòng phẫu thuật DSA (Digital Subtraction Angiographi – chụp mạch m.áu xóa nền), Khoa chẩn đoán hình ảnh.

Thời gian là não

Gần 3 giờ chiều 10.10, Khoa Cấp cứu BV Nhân dân 115 tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.S, 58 t.uổi, bị đột quỵ cấp do tắc động mạch lớn. Điều dưỡng Nguyễn Quốc Thư vội vã xách chiếc ba lô cứu thương đặc biệt của Khoa Bệnh lý mạch m.áu não, cùng một bác sĩ (BS) chạy xuống Khoa Cấp cứu. Ngay sau khi điều dưỡng Thư xử trí cấp cứu để bảo đảm giờ vàng điều trị đột quỵ, bệnh nhân Đ.T.S tiếp tục được đưa vào phòng DSA để lấy huyết khối.

Ông Đ.T.S đột quỵ cấp được người nhà đưa tới BV Nhân dân 115 chụp chẩn đoán hình ảnh. Ảnh LÊ VÂN

Cùng chờ đợi để được phẫu thuật trong khung giờ vàng với ông Đ.T.S là bà C.N.D, 69 t.uổi. Sau ca can thiệp dụng cụ kéo dài 40 phút lấy huyết khối cho bà C.N.D, BS Lê Vũ Sơn Trà, 30 t.uổi, Đơn vị DSA, Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Nhân dân 115, chia sẻ: “Ca này do bệnh nhân lớn t.uổi nên mạch m.áu xoắn, đưa dụng cụ qua được những đoạn cong để lấy cục m.áu đông rất khó khăn. Lấy huyết khối xong thấy mạch m.áu não đã lưu thông tốt, hy vọng 1 – 2 ngày sau sẽ hồi phục. Nhưng để chẩn đoán chính xác mức độ hồi phục của bệnh nhân phải đợi 3 tháng, sau điều trị nội khoa ở Khoa Bệnh lý mạch m.áu não”.

Không khí trong phòng DSA luôn gấp gáp, thêm tiếng máy làm mát thiết bị DSA kêu xè xè liên tục khiến người mới vào dễ bị căng thẳng. Ở tổ DSA, nhân viên y tế chia làm nhiều ê kíp luân phiên trực chiến 24/7.

Mỗi ca trực của ê kíp đột quỵ thường kéo dài trong khoảng 6 tiếng, các ê kíp chia nhau trực 24 giờ liên tục không nghỉ ngày nào, dù là lễ, tết. Đây là 1 trong 3 khoa phối hợp của Đơn vị đột quỵ tại BV Nhân dân 115. Bệnh nhân đột quỵ cấp nhập viện được bỏ qua các bước thủ tục hành chính để vào cấp cứu khẩn cấp. Bởi “Time is brain – thời gian là não”, mỗi phút trôi qua, nhu mô não của bệnh nhân có thể c.hết thêm một phần, nguy cơ gây t.ử v.ong hoặc để lại di chứng tàn phế suốt đời nếu không được can thiệp kịp thời.

Tuy tỷ lệ cứu thành công bệnh nhân đến trong giờ vàng và tắc động mạch chỉ khoảng 50%, vì còn nhiều yếu tố điều trị nội khoa sau đó, nhưng nếu không đến trong giờ vàng và được điều trị tốt nhất thì bệnh nhân sẽ không có chút cơ hội nào. Do vậy, người nhà đừng trì hoãn bệnh nhân tại nhà làm mất thời gian vàng.

PGS-BS Nguyễn Huy Thắng (Trưởng khoa Bệnh lý mạch m.áu não BV Nhân dân 115)

Sau những nỗ lực chạy đua giờ vàng cứu người, niềm vui và động lực của các nhân viên y tế là sự hồi phục của người bệnh. Ở phòng hồi sức tích cực Khoa Bệnh lý mạch m.áu não, ông Phan Thanh Liễu (60 t.uổi, ngụ Q.11, TP.HCM) vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh vì đột quỵ não. Sáng sớm 5.10, ông đang tập thể dục thì thấy tay chân bên trái yếu dần, không cử động được. May mắn ông được người nhà đưa vào cấp cứu tại BV Nhân dân 115.

Ê kíp cấp cứu đột quỵ xác định bệnh nhân bị nhồi m.áu não cấp giờ thứ 3 nên khẩn trương đưa vào chụp CT-Scanner, sau đó chuyển đơn vị can thiệp mạch não của Khoa Chẩn đoán hình ảnh. Sau can thiệp lấy huyết khối, ông Liễu hồi phục tốt 4/5 vận động phần thân trái bị liệt trước đó.

BS Nguyễn Đức Khang, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, chia sẻ: “Bệnh nhân hiện đang hồi phục gần như hoàn toàn. Đây là trường hợp đột quỵ não nhưng phát hiện trong giờ vàng và được can thiệp sớm nên tiên lượng tốt”.

Sau một tuần điều trị, hiện tại ông Liễu đã hồi phục vận động và chuẩn bị được xuất viện.

Điều dưỡng Nguyễn Quốc Thư giải thích bệnh cho người nhà bệnh nhân

Đừng trì hoãn làm mất “giờ vàng”

90 phút “vật lộn” với bệnh nhân 61 t.uổi bị đột quỵ đến muộn, BS Nguyễn Quang Trí, trưởng kíp can thiệp đọc y lệnh với ê kíp: “Dừng thôi. Ca này hỏng rồi!”. Đây là ca can thiệp thứ 3 trong tour trực 6 giờ liên tục của BS Trí. Anh hiện là BS phẫu thuật thuộc tổ DSA, có kinh nghiệm 12 năm tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh. Hai ca trước BS Trí và ê kíp xử lý khá thành công.

Với ca này, BS Trí vẫn còn căng thẳng. Anh chia sẻ: “Ca này tiên lượng xấu. Chúng tôi đã tiêm thuốc rtPA (thuốc tiêu sợi huyết trong mạch m.áu não) với hy vọng thuốc sẽ tạo cơ may cuối cùng cho bệnh nhân khi tiếp tục theo dõi điều trị nội khoa. Nhưng nếu không tan hết các cục m.áu đông thì bệnh nhân sẽ liệt nửa người hoặc hôn mê. Quyết định dừng can thiệp lúc này rất khó khăn, bởi đó là sống – còn của người bệnh. Chúng tôi đã cố gắng dùng thêm một bộ dụng cụ nhưng vẫn không đến được cục m.áu đông do mạch m.áu gấp khúc quá nhiều và còn hẹp rất nặng với các mảng xơ vữa lâu năm, cuối cùng thì phải dừng. Giờ tâm trạng tôi rất buồn. Sau mỗi ca như vậy, tôi sẽ tìm đọc y văn thế giới để xem có cách nào làm tốt hơn cho những ca khác hay không”.

BS Trí can thiệp tái thông mạch não cho bệnh nhân

Anh Nguyễn Văn Phương (34 t.uổi, con trai bệnh nhân) buồn bã kể: “Tôi biết mẹ bị lúc 6 giờ sáng, đưa lên BV huyện liền. Buổi sáng bà còn đi nhón nhón được, nói yếu. Sau khi vô BV huyện thì không còn nói được nữa. Tuyến huyện cho truyền nước 2 – 3 tiếng nhưng không đỡ. Đưa mẹ lên BV Nhân dân 115 đã 1 giờ chiều. Gia đình làm nông nên khó khăn lắm nhưng nghe BS nói còn nước còn tát nên gom góp hết đặng cứu mẹ. Nếu mà biết trước tôi đưa mẹ lên từ sáng sớm thì biết đâu…”.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm trên cả nước có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ mới. Hằng năm, khoảng trên 15.000 bệnh nhân đột quỵ đến BV Nhân dân 115.

“Rất tiếc là chỉ khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ cấp đến sớm trong giờ vàng từ 3 tiếng – 4 tiếng rưỡi. Một số khác được can thiệp tái thông bằng dụng cụ cơ học trong 6 tiếng – 24 tiếng kể từ thời điểm khởi phát đột quỵ. Tuy tỷ lệ cứu thành công bệnh nhân đến trong giờ vàng và tắc động mạch chỉ khoảng 50%, vì còn nhiều yếu tố điều trị nội khoa sau đó, nhưng nếu không đến trong giờ vàng và được điều trị tốt nhất thì bệnh nhân sẽ không có chút cơ hội nào. Do vậy, người nhà đừng trì hoãn bệnh nhân tại nhà làm mất thời gian vàng”, PGS-BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch m.áu não BV Nhân dân 115, nói.

(còn tiếp)

Người sáng lập Hội đột quỵ Việt Nam

Năm 2004, Giáo sư Lê Văn Thành, người sáng lập Hội Đột quỵ Việt Nam, bắt đầu hành trình mở rộng mạng lưới các đơn vị đột quỵ tại TP. Với phương pháp tiếp cận điều tra xã hội “gõ cửa từng nhà” để tìm hiểu về số lượng người đột quỵ trong khu dân cư ở TP.HCM, T.iền Giang… ông và nhiều chuyên gia y tế từ khoa cấp cứu các BV lớn nhỏ đã thuyết phục được Bộ Y tế thành lập Đơn vị đột quỵ đầu tiên ở phía nam là BV Chợ Rẫy. Sau đó là BV Nhân dân 115 và BV đa khoa Trung tâm T.iền Giang. Đến nay, sau gần 20 năm, hàng trăm đơn vị đột quỵ đã xuất hiện khắp Việt Nam, mang lại cơ hội chữa trị khẩn cấp cho những bệnh nhân đột quỵ trong giờ vàng…

Công nghệ DSA

DSA là công nghệ sử dụng tia X chụp hệ thống mạch m.áu trong cơ thể và dùng những kỹ thuật xâm lấn tối thiểu can thiệp điều trị từ trong lòng mạch m.áu mà không cần phải phẫu thuật mổ hở. BV Nhân dân 115 còn được trang bị hệ thống “Phần mềm RAPID” sử dụng trí tuệ nhân tạo thông qua hình ảnh học để khảo sát nhu mô não của bệnh nhân đột quỵ còn sống nhiều hay ít, cân nhắc việc mở rộng cửa sổ điều trị từ 6 tiếng đến 24 tiếng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *