Lợi ích quý giá từ lá bạc hà có thể bạn chưa biết

Ngoài việc làm tăng thêm hương vị cho món ăn, lá bạc hà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe ít ai ngờ tới.

Giúp giảm đau cơ

Vì lá bạc hà chứa chất chống co thắt nên chúng có thể được dùng để điều trị chứng đau cơ. Những chất này có thể giúp làm dịu các cơ bị viêm hoặc căng cứng, đồng thời làm mát của nó làm tăng cường thêm tác dụng này.

Ngoài ra, lá bạc hà cũng giúp giảm co thắt cơ ruột, bởi tinh dầu trong lá bạc hà giúp làm dịu các sợi cơ của ruột.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Lá bạc hà chứa nhiều canxi, phốt pho, vitamin C, D và E và một lượng nhỏ phức hợp vitamin B. Những hợp chất này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lại n.hiễm t.rùng và viêm.

Lợi ích quý giá từ lá bạc hà có thể bạn chưa biết. (Ảnh: Canva)

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Lá bạc hà chứa chất hoạt tính sinh học phytochemical cực mạnh có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư. Tuy nhiên, lợi ích này của nó trên cơ thể người vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu chuyên sâu.

Da không còn mụn trứng cá

Do đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn, lá bạc hà làm dịu làn da của bạn, nó được chứng minh là có lợi cho việc điều trị mụn trứng cá. Lá bạc hà còn chứa hàm lượng axit salicylic cao được biết đến với tác dụng chống lại mụn trứng cá, kiểm soát sự hình thành bã nhờn trên da.

Tăng cường chức năng não

Theo một số nghiên cứu, lá bạc hà tác dụng tích cực đến chức năng não, giúp tăng cường sự tỉnh táo và khả năng ghi nhớ, cũng như ngăn ngừa sự mệt mỏi về tinh thần. Những lợi ích này thường có được thông qua việc hít tinh dầu lá bạc hà.

Giảm triệu chứng cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường là do virus gây ra, và lá bạc hà không thể chữa khỏi bệnh cảm lạnh, nhưng chắc chắn nó có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Các nghiên cứu tiết lộ rằng, lá bạc hà có thể giúp cải thiện hơi thở, giúp bạn thông xoang mũi vượt qua cơn cảm lạnh tồi tệ nhất.

Giữ răng miệng khỏe mạnh

Bạc hà được chứng minh có tác dụng đẩy lùi mùi hôi miệng, khiến nó trở thành một thành phần tuyệt vời để tạo hương vị cho kem đ.ánh răng, nước súc miệng và kẹo cao su.

Mặc dù những sản phẩm này chỉ đẩy lùi mùi hôi, nhưng việc nhai lá bạc hà hoặc uống trà bạc hà sẽ t.iêu d.iệt tận gốc vi khuẩn gây mùi hôi miệng, giúp trung hòa mùi hôi trong miệng. Trên thực tế, nó có đặc tính kháng khuẩn mạnh, đặc biệt lá bạc hà còn rất tốt trong việc làm giảm vết loét miệng.

Giúp mái tóc khỏe mạnh

Carotene và chất chống oxy hóa trong lá bạc hà giúp kích thích sự phát triển của nang tóc và ngăn rụng tóc. Bạn có thể thoa hỗn hợp làm từ lá bạc hà và nước cốt chanh lên da đầu, giữ nguyên trong 30 đến 40 phút trước khi xả sạch.

Nhờ lá bạc hà khả năng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ, nên bạn có thể dùng nó để ngăn ngừa gàu, nấm, các bệnh da đầu khó chịu.

Giúp kiểm soát căng thẳng

Mùi thơm của lá bạc hà có tính chất êm dịu giúp điều chỉnh nồng độ cortisol để đ.ánh bại căng thẳng. Hương thơm của lá bạc hà còn giúp thư giãn não và cơ thể, bằng cách làm dịu tâm trí của bạn.

Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc dùng lá bạc hà hoặc trà bạc hà có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, những người mắc loại bệnh này hãy tránh xa lá bạc hà. Ngoài ra, dùng quá nhiều tinh dầu bạc hà trên da có thể gây kích ứng và phát ban.

Loại củ “thuốc kháng sinh tự nhiên” thường bị vứt bỏ phần có nhiều dưỡng chất

Đây là loại thực phẩm quen thuộc thường dùng trong bữa ăn hàng ngày nhưng nhiều người không biết đã vô tình bỏ đi phần chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

Loại củ mệnh danh “thuốc kháng sinh tự nhiên”

Tỏi đã được sử dụng làm thực phẩm chức năng và dược phẩm trong y học cổ truyền qua nhiều thế kỷ.

Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là “thuốc kháng sinh tự nhiên” bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó.

Tỏi là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo không nên bóc lớp vỏ lụa.

Theo Live Strong, mỗi 100g tỏi cung cấp 150 calo, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali…

Tiến sĩ Marilyn Glenville cho biết, tỏi là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo không nên bóc lớp vỏ lụa. Vì lớp vỏ này có chứa tới 6 loại chất chống oxy hóa, flavonoid phenylpropanol trong số đó được cho là có tác dụng chống lão hóa và bảo vệ tim.

Cùng với đó, việc băm nhỏ tỏi cũng có lợi hơn trong việc tăng cường khả năng miễn dịch.

Chất allicin được phát hiện trong tỏi có tác dụng tăng cường miễn dịch, khử trùng, ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, cần phải cắt nhỏ tỏi thì allicin mới có thể chuyển hóa thành alliin và alliinase có lợi cho sức khoẻ. Vì allicin sẽ bị p.hân h.ủy và phá hủy trong môi trường 50 đến 60 độ nên ăn tỏi sống sẽ tốt hơn để giữ lại hết chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, những người mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên ăn sống.

7 lợi ích của tỏi

Một tép tỏi nhỏ khoảng 3 gram chỉ khoảng 4,5 calo nhưng chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khoẻ như Mangan, Vitamin B6, Vitamin C, Selenium…

Nhiều nghiên cứu cho biết tỏi có chứa hơn 100 thành phần chăm sóc sức khoẻ, giá trị dinh dưỡng thậm chí còn cao hơn nhân sâm.

Lợi ích của tỏi chủ yếu đến từ các hợp chất lưu huỳnh được hình thành sau khi băm hoặc nhai tép tỏi, đặc biệt là allicin. Nhiều nghiên cứu xác nhận, các sunfua này dẫn đến những lợi ích sau:

Chống viêm, ngừa cảm lạnh

Món rau muống xào tỏi quen thuộc vừa ngon miệng lại dễ làm.

Một nghiên cứu được công bố tại Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) đã chỉ ra rằng sunfua có trong tỏi có tác dụng chống viêm. Nếu khớp hoặc cơ bị viêm, có thể thử bôi dầu tỏi lên các khớp cũng như những vùng chịu ảnh hưởng xung quanh.

Cùng với đó, một nghiên cứu kéo dài 12 tuần cho thấy việc bổ sung tỏi hàng ngày giúp giảm 63% số lần cảm lạnh và 70% thời gian của các triệu chứng cảm lạnh bởi trong tỏi có chứa thành phần giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chính vì vậy, những người dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng bởi thời tiết nên sử dụng tỏi thường xuyên hơn.

Điều hoà huyết áp

Tỏi cũng có tác dụng hạ huyết áp và bảo vệ động mạch. Bởi hồng cầu có thể chuyển hóa sunfua trong tỏi thành hydro sulfide làm giãn mạch m.áu, điều hoà huyết áp. Việc bổ sung khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày có thể giúp những người cao huyết áp cải thiện đáng kể sức khoẻ.

Giảm cholesterol

Tỏi là gia vị có chứa allicin và carotenoid đặc biệt, giúp giảm cholesterol, tăng khả năng chống oxy hóa trong cơ thể.

Việc bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” trong cơ thể khoảng 10 đến 15%.

Đặc biệt, tỏi có chứa allicin và carotenoid đặc biệt, giúp giảm cholesterol và độ nhớt của tiểu cầu, tăng khả năng chống oxy hóa trong cơ thể, có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch và chống ung thư.

Ngăn ngừa chứng mất trí nhớ

Bổ sung tỏi trong khẩu phần ăn mỗi ngày có thể làm tăng enzym chống oxy hóa của cơ thể và giảm đáng kể stress oxy hóa ở bệnh nhân cao huyết áp, ngăn ngừa bệnh tật.

Kết hợp tác dụng giảm cholesterol, hạ huyết áp, tỏi sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về não như bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.

Giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Tác dụng diệt khuẩn của tỏi còn có thể giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Bởi tỏi có thể t.iêu d.iệt các loại vi khuẩn thường sinh sôi trong thực phẩm như Escherichia coli (E.coli) và Salmonella.

Đồng thời, tỏi rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn nên có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn gây mụn trên da. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra các hiện tượng kích ứng nên cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ khi sử dụng.

Chất allicin trong tỏi có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, ăn quá nhiều có thể gây đau dạ dày.

Một số lưu ý khi sử dụng tỏi

Tỏi được cho là chứa những dưỡng chất quý không kém nhân sâm, tuy nhiên, sử dụng quá nhiều tỏi có thể gây hôi miệng.

Ngoài ra, chất allicin trong tỏi có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, ăn quá nhiều có thể gây đau dạ dày, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.

Những người bị rối loạn đông m.áu hoặc đang dùng thuốc chống đông m.áu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có nên tăng lượng tỏi ăn hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *