Thói quen dậy sớm buổi sáng giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nâng cao năng suất làm việc, cải thiện sự tập trung và có nhiều thời gian để tập thể dục hơn.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày giúp tăng cường khả năng hoạt động hàng ngày của bạn. Khi dậy sớm, cơ thể sẽ tự hình thành thói quen với việc ăn một bữa sáng đúng giờ. Việc này cũng sẽ hạn chế tình trạng bỏ bữa sáng, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Nhiều thời gian tập thể dục
Một trong những lý do những người lười tập thể dục đưa ra đó là thức dậy muộn. Nhưng, thức dậy sớm vào buổi sáng ngoài việc cho bạn nhiều thời gian để tập thể dục còn giúp bạn hoàn thành sớm công việc vào buổi tối. Bởi tập thể dục vào thời gian này giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả.
Ảnh: Boldsky.
Tốt cho da
Thức dậy sớm vào buổi sáng giúp bạn cải thiện sức khoẻ làn da của mình. Theo các chuyên gia, thói quen thường xuyên dậy sớm sẽ tăng cường quá trình hydrat hoá, cải thiện lưu thông m.áu, chống oxy hoá, qua đó giúp da luôn có độ ẩm tốt và sạch sẽ.
Nâng cao năng suất làm việc
Buổi sáng là thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày. Khoa học đã chứng minh, bộ não của con người sẽ ở mức tối ưu nhất vào buổi sáng, để từ đó góp phần đưa ra những quyết định tốt hơn. Mặt khác, những người thức dậy sớm là những người có khả năng định hướng, lập kế hoạch rất tốt.
Cải thiện sự tập trung
Nhờ thức dậy sớm, não của bạn có thể tập trung tốt hơn và hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người dậy sớm có xu hướng học tập tốt hơn những người có thói quen ngủ nướng.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Dậy sớm buổi sáng sẽ tập cho bạn thói quen ngủ sớm vào đêm hôm trước. Khi cơ thể bạn quen với giờ giấc như vậy, bạn sẽ dễ có một giấc ngủ sâu giấc và chất lượng hơn.
Cứ thức dậy lúc 3-4h sáng, chị em đang gặp vấn đề gì về sức khỏe?
Giấc ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng giúp bạn luôn khỏe mạnh và tỉnh táo. Nếu có hiện tượng tỉnh giấc nửa đêm, bạn nên tìm ra nguyên nhân để sớm khắc phục hiệu quả.
Chị em phụ nữ thường dễ giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm là do đâu?
Khí huyết không đủ
Phụ nữ thường là đối tượng dễ mắc chứng thiếu hụt khí huyết, không những ảnh hưởng đến sắc diện bên ngoài mà còn gây trở ngại cho một giấc ngủ chất lượng cần thiết. Thời gian khoảng 3 đến 5 giờ sáng chính là lúc kinh lạc ở phổi linh hoạt, đòi hỏi bạn phải có giấc ngủ sâu để đảm bảo sự vận hành này, đồng thời giúp thúc đẩy tuần hoàn m.áu tốt hơn.
Nếu khoảng thời gian này mà bạn dễ tỉnh giấc và sau đó khó có thể ngủ lại thì nên suy xét đến tình trạng khí huyết không đủ, làm ảnh hưởng đến sự lưu thông huyết dịch, tim không được cung cấp đủ m.áu và oxi nên báo tín hiệu lên não, não bị kích thích sẽ làm bạn giật mình khi đang ngủ.
Bị trầm cảm lâu ngày
Biểu hiện chủ yếu ở giai đoạn đầu của chứng trầm cảm chính là mất ngủ, dễ nằm mộng, dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại. Nếu bạn có hiện tượng này kéo dài từ 2 tuần trở lên, đồng thời ban ngày tâm trạng tiêu cực, dễ kích động và biến đổi, mất đi hứng thú với mọi việc, bất an, khó thở v.v… thì coi chừng đây là tín hiệu cảnh báo bạn đang bị trầm cảm.
Dấu hiệu của t.iền mãn kinh
Giấc ngủ chất lượng không phải luôn cố định mà có thể thay đổi theo môi trường, tình trạng sức khỏe lẫn t.uổi tác của con người. Theo điều tra thống kê, thông thường phụ nữ khi sắp bước vào độ t.uổi mãn kinh, đặc biệt là sau 50 t.uổi thì dễ bị tình trạng khó ngủ, thậm chí mất ngủ nhiều ngày.
Do lượng Estrogen trong cơ thể suy giảm, hệ thống thần kinh cũng bị ảnh hưởng khiến cho cảm xúc của bạn dễ kích động, nếu hoàn cảnh gia đình không hài hòa, người thân không có sự quan tâm cần thiết thì phụ nữ t.iền mãn kinh càng dễ gặp nhiều triệu chứng bất ổn, trong đó có cả giấc ngủ bị suy giảm.
Thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm gây ra tác hại như thế nào?
Tinh thần sa sút nghiêm trọng
Thời gian dài bị mất ngủ do dễ tỉnh giấc không những gây hại cho thân thể mà tinh thần của bạn cũng ngày càng tệ đi. Ngày hôm sau thức dậy sẽ không có sức sống, uể oải, mệt mỏi, cảm xúc tiêu cực nên dễ bị tác động mà biến đổi xấu v.v… ảnh hưởng chung đến đời sống và mọi sinh hoạt của bạn.
Thị lực bị tổn thương hơn
Nhiều người sau khi tỉnh giấc khó ngủ lại liền mở điện thoại lên để g.iết thời gian, hệ quả là mắt phải làm việc xuyên đêm trong môi trường thiếu ánh sáng, lâu ngày ảnh hưởng đến thị lực và dễ mắc các bệnh về mắt.
Sức đề kháng và hệ miễn dịch giảm xuống
Giấc ngủ chất lượng là cơ sở đến nâng cao và đảm bảo khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, khi bạn thường xuyên giật mình nửa đêm gây gián đoạn giấc ngủ thì cũng khiến cho sức đề kháng bị tổn hại nghiêm trọng. Các tế bào và tổ chức không thể phục hồi, nội tiết rối loạn, dễ bị bệnh.
Tăng nhanh tốc độ lão hóa da
Thời gian từ 23 giờ đêm cho đến 3 giờ sáng là lúc “dưỡng nhan” lý tưởng, các kinh lạc vận hành đến gan, nếu cơ quan này không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ không thể làm tốt vai trò thải độc, tái sinh các tế bào nên gây ra hiện tượng da ngày càng thô ráp, vàng vọt, nhiều đốm nâu và nếp nhăn, tốc độ lão hóa tăng nhanh.
Tư duy não bộ trì trệ
Não có linh hoạt và nhạy bén hay không luôn có liên quan đến giấc ngủ. Vì vậy khi bạn thường tỉnh giấc ban đêm sẽ khiến tư duy não bộ bị chậm lại, mất đi khả năng sáng tạo, năng lực tư duy và xử lý vấn đề cũng kém đi.
Làm gì để luôn có một giấc ngủ chất lượng?
Ngâm chân trước khi ngủ
Dành khoảng 30 phút để ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp m.áu huyết lưu thông, thần kinh thư giãn. Bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn, cơ thể được thải độc hiệu quả, đồng thời còn được giữ ấm toàn thân, phòng ngừa cảm mạo.
Buông chiếc điện thoại xuống
Nếu không có việc gì cần thiết thì trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn nên tránh xa chiếc điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Sóng điện thoại không những gây hại cho cơ thể mà còn là tác nhân làm bạn khó ngủ, dễ tỉnh giấc, rồi lại vì thế mà tiếp tục tiếp xúc với nó, tạo thành cái vòng tiêu cực.
Chú ý ăn uống hợp lý
Tốt nhất trước khi ngủ bạn không nên ăn uống quá no vì sẽ gây áp lực cho dạ dày và đường ruột, khả năng trao đổi chất của gan cũng suy giảm, khiến bạn không những khó ngủ yên giấc mà còn gây nhiều triệu chứng khó chịu khác.