Ngoài ra, răng trâu, túi buồng trứng trâu, sữa trâu cũng có tác dụng chữa bệnh. Cơ tạng con trâu đa phần đều là dược chất rất hữu ích.
Lông trâu (ngưu mao): Sử dụng 20-30gr lông đuôi trâu đen cổ (từ 5 t.uổi trở lên), đốt cháy, tán nhuyễn, hòa tan 5ml rượu trắng, phơi sương. Khi lên cơn sốt rét mãn tính, uống liền, 10 phút sau hạ sốt.
Da trâu (ngưu bì): Nấu thành cao khô (500gr với 1 lít nước), đông y gọi là ngưu dao, các nhà buôn vật liệu quét vôi tường gọi là a dao. Người xơ gan, gan nhiễm mỡ, có nhiệt độc, nổi mụn nhọt, trẻ ghẻ lở, tróc da đầu: sử dụng 40gr ngưu dao ngâm vào 10ml nước ấm cho nở, cắt thành sợi nhỏ ngâm vào 250ml rượu trắng. Mỗi lần uống 5ml, ngày 2 lần, 10 ngày tan nhiệt độc. Lấy ngưu dao nấu nhừ thoa lên da tróc lở, 5 ngày sẽ lành, sạch.
Răng trâu (ngưu xỉ): Trẻ con bị trốc đầu do phong độc, người suy gan, tỳ, tay chân l.ở l.oét. Mua 5 răng cửa trâu (ở lò thịt), rửa sạch ngâm vào nước vôi trong, vớt ra đốt hồng, nhúng vào 10ml giấm nuôi (đốt, nhúng 3 lần), tán thành bột nhuyễn, mịn, trộn với dầu mù u hoặc dầu mè, bôi vào các vết l.ở l.oét, viêm thối da (da sạch trước khi bôi).
Túi buồng trứng trâu (ngưu noãn nang): T.inh h.oàn bị sưng đau, dùng túi buồng trứng trâu (cái), có thể dùng 2 quả t.inh h.oàn trâu đực, thêm vào 5gr tiểu hồi hương, 3gr muối ăn, nấu nhừ với 50gr đậu xanh (bỏ vỏ). Ăn liên tục 5 ngày.
Sữa trâu (ngưu trấp): Vị ngọt, tính hàn, dưỡng phế quản, tâm phế, nhuận đại tràng. Dùng trị các chứng nhiệt độc, táo bón gồm: 50ml sữa trâu đun sôi 80 độ C hòa với 50gr sữa mới vắt. Uống từ 5-10 lần sẽ giải độc.
Mỡ trâu (ngưu chỉ): phù hợp trị bỏng: dùng 150gr mỡ trâu chiên ra mỡ, lau khô bằng nước lá trầu không, ngâm với 50ml nước sôi. Bôi ngày 3 lần.
Lương y Dương Tấn Hưng
(Theo Ngoại đài Bí yếu Y lục của Tuệ Năng)
TNTT>
Phòng cảm lạnh với hành tây
Hành tây có chứa các hợp chất chống viêm, chống oxy hóa cao nên có tác dụng tốt trong việc phòng chống nhiều chứng bệnh, từ cảm mạo thông thường đến tim mạch, tiểu đường, loãng xương.
Khác với hành ta là loại gia vị, ăn cả phần lá và phần củ thì hành tây được sử dụng như một loại rau, chủ yếu dùng phần củ (gọi là củ nhưng thực chất củ hành tây là phần thân của cây).
Đây là loại cây hợp với khí hậu ôn đới nên được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, nó có tên khoa học là Allium cepa.
Hành tây đặc biệt có lợi cho phụ nữ
Theo nguồn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần giá trị dinh dưỡng trong 100g hành tây bao gồm: năng lượng: 40 kcal; carbohydrate: 9,34 g; đường: 4,24 g; chất xơ: 1,7 g; protein: 1,1 g; vitamin B6: 0,12 mg 9%; vitamin C: 7,4 mg 12%; vitamin E 0,02 mg 0%; canxi: 23 mg 2%; sắt: 0,21 mg 2%; magiê: 0,129 mg 0%; phốt pho: 29 mg 4%; kali: 146 mg 3%; natri: 4 mg 0%; kẽm: 0,17 mg 2% … Ngoài ra còn chứa các chất dinh dưỡng khác như folate, vitamin K, thiamin, niacin, chất béo…
Hành tây đặc biệt có lợi cho phụ nữ, nhất là những người có nguy cơ gia tăng bệnh loãng xương khi bước vào thời kỳ mãn kinh, bởi vì nó có tác dụng ngăn ngừa chứng xương dễ vỡ.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, hành tây được sử dụng như một phương thuốc phổ biến giúp chữa bệnh đau họng, do trong hành tây chứa pleiomeric, một hợp chất có khả năng ngăn chặn chứng đau họng.
Ngoài ra, hành tây còn chứa chất chống oxy hóa cực mạnh là quercetin, tiếp đó là phenol, flavonoids, giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, ăn hành tây có thể giúp giảm ung thư ở đầu và cổ, ung thư ruột kết bằng cách ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
Hành tây cũng có ích trong việc chữa lành các vết thương vì tác dụng chống viêm, giảm sưng tốt. Cắt một vài lát nhỏ hành tây, ăn với cháo nóng cũng có thể giúp bạn giải cảm, giải nhiệt.
Theo Hải Âu
Phụ nữ