Cơ thể có khoảng 60% nước, trong khi phổi chứa đến 80% nước, còn tim và não chiếm khoảng 70% nước, theo Power of Positivity .
Lúc nào cũng cảm thấy khát nước kèm theo sụt cân, kiệt sức và cáu kỉnh, đi khám tiểu đường ngay – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nếu cảm thấy khát đến độ uống bao nhiêu nước cũng không đủ, có nghĩa là cơ thể đang cố báo động điều gì đó.
Nếu vừa tập xong một buổi tập luyện mệt mỏi, thì khát nước là điều dễ hiểu.
Nhưng khi không tập luyện gì, mà vẫn liên tục uống nước nhưng không thể dịu được cơn khát?
Bạn sẽ làm gì khi thèm uống nước vô độ?
Lý do dẫn đến khát nước cực độ
Cơ thể có cách độc đáo để báo động về những điều bất ổn bên trong nó.
Hãy lắng nghe cơ thể và đừng để vấn đề khát nước quá mức này kéo dài đến mức nguy hiểm – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Khi cảm thấy khát quá mức, nghĩa là cơ thể đang cố gắng cho bạn biết bạn cần phải khắc phục một vấn đề gì sai, theo Power of Positivity .
Đôi khi, đó chỉ là một vấn đề đơn giản, nhưng có những trường hợp, khát nước quá mức có thể nguy hiểm và cần được chữa trị kịp thời.
Đừng bỏ qua những cơn khát nước liên tục vì đó là tín hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn.
Sau đây là những căn bệnh có thể khiến bạn không thể làm dịu cơn khát của mình.
1. Bệnh về tuyến giáp
Tuyến giáp kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể, như điều chỉnh nhiệt độ và mức năng lượng.
Nhưng hầu hết mọi người không biết rằng quá nhiều hoặc quá ít hoóc môn do tuyến giáp tiết ra này có thể gây ra tất cả mọi vấn đề trong cơ thể, và một trong số đó là gây khô miệng. Những người bị suy giáp hoặc tuyến giáp kém hoạt động thường có cảm giác rất khát nước, theo Power of Positivity .
2. Bệnh tiểu đường
Nếu khát nước cực độ kèm thêm các triệu chứng như sụt cân, kiệt sức và cáu kỉnh thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Cần đi khám và đo mức đường huyết ngay.
Bệnh tiểu đường khiến cơ thể đào thải phần lớn chất lỏng dự trữ thông qua việc đi tiểu thường xuyên, vì vậy, cơ thể cần phải bù đắp những chất lỏng đã mất đó.
3. Bệnh đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt là một căn bệnh mạn tính xảy ra do sự suy giảm hoóc môn ADH trong quá trình chuyển hoá nước ở cơ thể.
Nguyên nhân là do vùng dưới đồi của tuyến yên có khối u, chấn thương đầu hoặc viêm màng não. Những điều này tác động trực tiếp lên hoóc môn ADH gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể.
Người mắc bệnh này thường khát nước và hay đi tiểu rất nhiều lần, nước tiểu loãng và nhạt.
Đặc biệt đi tiểu vào ban đêm nhiều hơn, thường xuyên khát nước nhất là thèm uống nước lạnh.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể làm tăng lượng natri trong m.áu, dẫn đến lú lẫn, co giật và t.ử v.ong.
4. Bị mất nước
Khi mức nước trong cơ thể xuống thấp một cách nguy hiểm, có thể dẫn đến bị bệnh nặng.
Khi hàm lượng nước trong cơ thể quá thấp, có thể nguy hiểm. Vì hầu hết toàn bộ cơ thể được tạo thành từ nước, cần bổ sung lượng chất lỏng bị mất để các cơ quan có thể hoạt động tốt.
Mất nước có thể gây ra một số triệu chứng đáng sợ, và nếu mức nước xuống quá thấp, người bệnh có thể hôn mê hoặc thậm chí t.ử v.ong, theo Power of Positivity .
Một người, nếu bị bệnh trong một thời gian dài, kèm theo nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng, cần bổ sung nước và chất điện giải ngay lập tức.
5. Lo lắng
Ai có thể nghĩ rằng lo lắng sẽ làm tăng cơn khát? Khi căng thẳng tăng cao, nó có thể lấy lượng nước dư thừa từ miệng và phân tán ra các vùng khác trên cơ thể.
Rối loạn lo âu cũng làm cho a xít trong dạ dày khuấy động, dẫn đến mất nước bọt. Một trong những biểu hiện đầu tiên của lo lắng là khô miệng.
6. Sốc nhiệt
Ở ngoài trời nắng chói chang khi nhiệt độ trên 32 độ C, cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi, gây khát nước.
Cơ thể cần bổ sung lượng nước đã mất, và nếu không cung cấp nước kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm thực sự.
Nước giúp làm mát cơ thể. Nếu mất nhiều nước, một người có thể nhanh chóng bị kiệt sức vì nhiệt. Nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và có thể gây t.ử v.ong.
Hãy lắng nghe cơ thể và đừng để vấn đề khát nước quá mức này kéo dài đến mức nguy hiểm.
Hãy cẩn trọng và nếu lúc nào cũng thấy khát nước, hãy đi khám sớm, theo Power of Positivity .
Tại sao phụ nữ bị tuyến giáp sẽ khó có con?
Ở Việt Nam, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới. Đặc biệt, bệnh tuyến giáp khá phổ biến ở phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ.
Phân biệt giữa người khỏe mạnh và người bị tuyến giáp. (hình minh họa)
Tiến sĩ – bác sĩ Lý Đại Lương, Bệnh viện Mỹ Đức cho biết tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở cổ. Các bệnh liên quan đến tuyến giáp hay gặp gồm: suy giáp, cường giáp, nhân giáp, bướu giáp… Việc ảnh hưởng đến chức năng làm mẹ xảy ra chủ yếu ở bệnh suy giáp và cường giáp.
Với bệnh suy giáp , nếu nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở việc phóng trứng từ buồng trứng (rụng trứng), làm suy giảm khả năng đậu thai. Thậm chí, khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hai hormone chính đó là hormone hCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen; nhưng nếu phụ nữ bị suy giáp sẽ khiến tuyến giáp tiết ra không đủ một số hormone quan trọng có thể gây sảy thai.
Nghiên cứu của Mayo Clinic (một trung tâm y tế ở Mỹ) cho thấy: phụ nữ bị suy giáp không được điều trị trong thời gian mang thai không chỉ đối diện nguy cơ sảy thai cao mà còn bị bong nhau, vỡ ối sớm và t.ử v.ong sơ sinh.
Các nhà khoa học Trung Quốc cũng xác nhận những phụ nữ bị suy giáp cận lâm sàng cũng như tự miễn tuyến giáp có nguy cơ sảy thai cao hơn khi thai được 4 – 8 tuần.
Theo bác sĩ Lý Đại Lương, một số nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh suy giáp như: rối loạn tự miễn dịch hoặc trục trặc ở tuyến yên.
Điều trị tốt bệnh tuyến giáp để tránh nguy cơ sinh non và sảy thai. (hình minh họa)
Với bệnh cường giáp lại xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine (hormone T4), triiodothyronine (hormone T3) so với bình thường. Cường giáp thường gây ra 3 bệnh chính gồm: viêm tuyến giáp, tuyến giáp tiết quá nhiều hormone T4 và phổ biến nhất là bệnh tự miễn tuyến giáp (còn gọi là Basedow).
Bệnh tự miễn tuyến giáp (Basedow) không hiếm gặp ở phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ. Bệnh xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh ra các kháng thể tấn công mô tuyến giáp. Bệnh tự miễn tuyến giáp gây ra những biến chứng xấu ở phụ nữ mang thai, bao gồm sảy thai, sinh non.
Nguyên nhân do hormone TSI (hóc môn kích thích tuyến giáp) sản sinh ra quá nhiều đã tác động qua nhau thai gây cường giáp ở thai nhi. Bệnh cường giáp không kiểm soát tốt sẽ gây những hậu quả xấu lên bào thai như: bệnh tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, sinh son, thai c.hết lưu và có thể gây dị tật bẩm sinh.
Bệnh Basedow có thể mang tính gia đình, nghĩa là nhiều thành viên trong gia đình như mẹ, chị, em gái có thể cùng mắc bệnh. Phần lớn bệnh tự miễn tuyến giáp không có triệu chứng, chỉ được phát hiện qua xét nghiệm.
Khi có thai, thói quen thông thường của một số thai phụ mắc bệnh tuyến giáp là ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nhiều bệnh tuyến giáp vẫn cần được tiếp tục điều trị trong khi mang thai.
Bác sĩ Lý Đại Lương cảnh báo một số trường hợp phụ nữ có thai bị cường giáp đã tự ngưng thuốc, dẫn đến suy tim nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bà bầu muốn ngưng thuốc phải đến bác sĩ chuyên về nội tiết để được tư vấn và điều trị với những thuốc an toàn cho thai.
Tốt nhất, những phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp cần phải được chữa trị sớm trước khi dự định có thai, cũng như trong thai kỳ.