Lưng mọc nhiều mụn có thể là biểu hiện của 4 vấn đề sức khỏe sau

Mụn không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn khiến rất nhiều người cảm thấy tự ti. Mụn không chỉ “hoành hành” trên mặt còn mọc nhiều ở lưng. Đây có thể là triệu chứng của 4 loại bệnh sau.

Cơ thể tạo ra một loại dầu gọi là bã nhờn. Mụn hình thành khi có nhiều bã nhờn và các tế bào da c.hết tích tụ lại. Sự tích tụ này bít kín các lỗ chân lông trên da. Khi nang lông phình to sẽ tạo thành mụn.

Lưng mọc nhiều mụn, bạn nên chú ý đến 4 vấn đề sức khỏe sau để có cách chữa trị kịp thời, đúng đắn.

1. Viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh về da phổ biến do các nang lông bị viêm. Nó thường được gây ra bởi n.hiễm t.rùng do vi khuẩn hoặc nấm. Lúc thời tiết nóng, mồ hôi tiết ra nhiều, nếu vệ sinh cơ thể không kịp thời, nang lông sẽ bị chặn và gây viêm. Nhất là đối với t.uổi vị thành niên, ở giai đoạn dậy thì, sự tiết hormone trong cơ thể là tương đối mạnh, dịch tiết ra nhiều cho nên khả năng mắc viêm nang lông lại càng cao.

Viêm nang lông biểu hiện với các vết mụn đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông. Những nốt mụn này không được tự tiện bóp, cậy bằng tay vì rất dễ gây ra n.hiễm t.rùng, trở thành các vết loét gây khó chịu.

2. Viêm da dầu

Viêm da dầu là bệnh mãn tính về da. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến da đầu nhưng có thể tác động đến các vùng khác như mặt, hai bên mũi, lông mày, tai, ngực và vùng liên bả vai, lưng.

Khi bị viêm da dầu, nó có thể gây ra các mảng vảy, da đỏ, cứng và có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh nếu không được chữa trị sẽ làm tổn thương sâu đến các nang lông.

Nguyên nhân viêm da dầu đến từ việc tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ, hay do sử dụng không đúng cách các sản phẩm chăm sóc da. Để giảm bớt tình trạng, bạn nên chú ý cân bằng lại dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày để cải thiện chức năng tuyến bã nhờn.

3. Rối loạn nội tiết

Hệ thống nội tiết là một mạng lưới các tuyến và cơ quan nằm ở khắp cơ thể. Nó tương tự như hệ thống thần kinh ở chỗ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.

Rối loạn nội tiết xảy ra khi cơ thể chịu áp lực rất lớn, ở trạng thái hồi hộp, căng thẳng một thời gian dài, kết hợp với thói quen ăn uống không điều độ. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều mụn, đặc biệt mụn ở mặt và lưng.

4. Bệnh về phổi

Khi gặp vấn đề về phổi, lưng sẽ là một bộ phận xuất hiện các hiện tượng bất thường đầu tiên. Trên lưng mọc mụn có thể là một triệu chứng của các bệnh về phổi. Khi bị bệnh về phổi, cơ thể sẽ nóng lên và phát tiết hơi nóng ra ngoài, đổ nhiều mồ hôi và sản sinh ra mụn.

Một số lời khuyên giúp giảm tình trạng mụn ở lưng

– Tắm rửa sau khi tập luyện, hoạt động thể thao để giữ vệ sinh, loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn bám trên người.

– Tẩy tế bào c.hết để giảm lượng da c.hết có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

– Mặc quần áo thoải mái để giảm lượng bụi bẩn và mồ hôi chà xát vào lưng.

– Hạn chế để tóc xõa lưng, nhất vào lúc thời tiết nóng bức.

– Chọn kem chống nắng cẩn thận, nên chọn các sản phẩm không chứa dầu và nhẹ nhàng trên da.

– Ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm rau quả, trái cây, các loại ngũ cốc.

Nguồn: Sohu, Healthline, Mayoclinic

Theo Helino

Xoa bóp trị viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là một bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm vô khuẩn tổ chức phần mềm xung quanh khớp vai gây nên bởi nhiều nguyên nhân như quá trình thoái hóa theo lứa t.uổi, điều kiện khí hậu ẩm thấp, lao lực quá độ, chấn thương vùng vai, rối loạn nội tiết…

Bệnh thường gặp ở trung và lão niên trong độ t.uổi từ 40 – 60, nữ nhiều hơn nam.

Thông thường, bệnh xuất hiện ở một bên vai nhưng cũng có khi ở cả hai bên. Ban đầu cảm thấy vai đau nhức và cử động khó khăn, nhưng cũng có khi đau không cố định thường lan xuống cánh tay và cẳng tay. Cường độ đau hay tăng lên về đêm khiến người bệnh ngủ không ngon giấc. Muộn hơn, khớp vai viêm dính, hoạt động cơ năng bị hạn chế rõ rệt, người bệnh không thể đưa tay ra sau lưng, rất khó chải đầu hoặc mặc áo. Cơ vai thường có hiện tượng co cứng hoặc teo nhỏ, vùng vai xuất hiện những điểm đau rõ rệt.

Xoa bóp một số huyệt giúp giảm đau quanh khớp vai.

Khi lâm vào tình trạng trên, ngoài việc tuân thủ mọi sự hướng dẫn của thầy thuốc, người bệnh có thể tự tiến hành các thao tác tự xoa bóp theo trình tự sau đây:

Dùng tay khỏe xoa bóp vùng vai bị bệnh 20-30 lần và vỗ 40-50 lần với một lực chịu đựng được.

Dùng ngón tay cái và bốn ngón còn lại của bàn tay khỏe day bóp các gân cơ trước và sau nách bên vai bị bệnh mỗi nơi 20-30 lần.

Dùng ngón tay giữa của bàn tay bên khỏe tìm và day ấn các điểm đau xung quanh khớp vai bị bệnh, mỗi điểm trong 1 phút với một lực vừa phải sao cho đạt cảm giác tê tức là được.

Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái day ấn các huyệt sau:

Huyêt vân môn (ở chỗ lõm giữa đầu xương cánh tay và xương đòn);

Huyêt kiên ngung (ở khe lõm ngoài vai, dang cánh tay làm xuất hiện 2 chỗ lõm giữa mỏm cùng vai và mấu động lớn xương cánh tay, huyệt ở chỗ lõm nhỏ phía trước);

Huyêt kiên tỉnh (cúi cổ để xác định 2 đốt xương gồ cao nhất, huyệt nằm ở điểm giữa đường thẳng nối khe của 2 đốt xương này với mỏm cùng vai);

Khúc trì (gấp cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để phía trên ngực cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, đ.ánh dấu đầu ngoài nếp gấp này rồi đặt tay lại cho cẳng tay vuông góc với cánh tay để day ấn huyệt nằm ở vị trí đã đ.ánh dấu).

Tùy theo mức độ đau và hạn chế vận động khớp vai tiến hành tiếp các thao tác sau đây:

Tay khỏe chống vào mạng sườn, tay bên bệnh duỗi thẳng, bàn tay nắm chặt, nhẹ nhàng đưa tay dang ngang cho vuông góc với thân mình rồi đưa thẳng lên trên đến mức cho phép, khép tay xuống dọc thân mình rồi từ từ đưa thẳng ngang ra phía trước, đưa ra phía sau đến hết mức. Cuối cùng nhẹ nhàng và chậm rãi quay tròn theo chiều kim đồng hồ. Làm chừng 20-30 lần.

Tay bên bệnh duỗi thẳng theo thân mình, tay khỏe vòng ra sau lưng nắm chặt cổ tay bên bệnh và kéo nhẹ về phía bàn tay khỏe từ 20-30 lần.

Tay trái từ từ đưa vòng qua trước ngực vỗ mạnh vai phải, đồng thời tay phải từ từ vòng ra sau lưng vỗ mạnh vùng thắt lưng bằng mu tay, hai bên hiệp đồng thay đổi nhau làm khoảng 20-30 lần.

Điều cần chú ý là các thao tác phải tiến hành nhẹ nhàng, từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều, hết sức tránh đột ngột và gắng sức quá mức. Mỗi ngày tiến hành 2 lần và sáng dậy và trước khi đi ngủ. Người khỏe cũng có thể tập quy trình này để dự phòng tích cực viêm quanh khớp vai.

BS. Khánh Mai

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *