Nếu không bảo đảm phòng ngủ luôn sạch sẽ, gọn gàng thì nơi đây có thể trở thành môi trường lý tưởng cho gián sinh sôi, làm hại bạn.
Gián là loài sinh vật rất bẩn, thường làm tổ trong mọi ngóc ngách nhà cửa. Chúng không chỉ làm bẩn đồ đạc trong nhà mà còn gây hại tới sức khỏe con người.
Mới đây, một người phụ nữ ở Trung Quốc đã chia sẻ hình ảnh bàn tay xuất hiện những vết thương khá sâu, trông giống như vết cắn lên trang cá nhân. Cô chia sẻ mình đã bị một con gián cắn khi đang ngủ.
Theo trang Ettoday đưa tin, người phụ nữ này thường uống t.huốc n.gủ để ngủ sâu hơn nên không cảm thấy đau gì khi bị gián cắn. Tới sáng hôm sau, cô tỉnh dậy và thấy bàn tay phải của mình nổi chi chít vết cắn, sờ vào vừa đau vừa rát. Một điều kỳ lạ là cô phát hiện ra mình là người duy nhất trong gia đình bị gián cắn. Khi tới bệnh viện kiểm tra, bác sĩ cho rằng rất có thể trên bàn tay của cô có chất thực phẩm nên thu hút gián tới gặm nhấm cả đêm.
Thực tế, gián là loài sinh vật ăn tạp và thường tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hữu cơ nào, chúng thích ăn đồ ngọt, thịt và tinh bột. Bên cạnh đó, gián cũng rất dễ bị thu hút ở những nơi không vệ sinh thường xuyên, bẩn thỉu, ẩm mốc. Cuối cùng, người phụ nữ này thú nhận do cô thường bỏ qua chuyện dọn dẹp phòng ngủ và ăn vặt trên giường rồi ngủ thiếp đi mất nên làm gián tìm đến, gây tổn thương bàn tay.
Gián không có khả năng cắn người khi chúng ta thức giấc ngoại trừ tại khu vực đó, gián đang phát triển mạnh mẽ với số lượng lớn. Đặc biệt, khi nơi đó thiếu nguồn nước và thức ăn thì chúng sẽ tìm thực phẩm từ những nơi vương vãi đồ ăn trong phòng. Trong nhiều trường hợp, một căn nhà có thể có rất nhiều gián nhưng chúng không cắn người thì nguyên nhân có thể là do bên ngoài có quá nhiều thức ăn cho chúng gặm nhấm.
Gián cắn vào da có nguy hiểm không?
Gián đã được ghi nhận là loài sinh vật có thể gặm nhấm cả thịt của người sống lẫn người c.hết. Chúng có khả năng cắn móng tay, móng chân, lông mi, bàn chân và tay của bạn. Các vết cắn của gián thường gây dị ứng, tổn thương và sưng tấy. Nghiêm trọng hơn, những vết gián cắn còn có thể gây n.hiễm t.rùng da.
Mặc dù vậy, gián không phải là tác nhân gây bệnh trực tiếp đến con người nhưng nó là vật trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh. Những con gián thường mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, dịch hạch hay virus bại liệt. Ngoài ra, gián còn mang các loại trứng giun đường ruột, dễ gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo các cấp độ khác nhau.
Source (Nguồn): Ettoday, Worldofbuzz
Theo Helino
Những lý do khiến bạn thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm và cách để hạn chế tình trạng này
Có 12 lý do phổ biến nhất dẫn đến việc tỉnh giấc giữa đêm. Dưới đây là cách giảm thiểu tình trạng này dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia giấc ngủ.
12 nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm
1. Phòng ngủ quá nóng
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, cảm giác nóng bức khiến người ta khó ngủ và rất dễ bị tỉnh giấc giữa đêm. Nhiệt độ môi trường xung quanh, chăn đệm… đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Không khí nóng bức làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2. Thiếu vitamin D
Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra rằng, thiếu vitamin D là một trong những lí do làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của con người, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta.
3. Vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể dẫn đến tim đ.ập nhanh, tăng lượng adrenaline tiết ra trong cơ thể, gây ra chứng mất ngủ lo âu. Bên cạnh đó, hoạt động của tuyến giáp kém làm tăng khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ lên 35%.
4. Uống rượu trước khi đi ngủ
Khi uống rượu, khoảng mấy tiếng đầu sau đó, cơ thể đang chuyển hóa rượu, khiến chúng ta có cảm giác buồn ngủ và ngủ rất nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này sẽ gây tỉnh giấc, có cảm giác bồn chồn vào giữa đêm, chất lượng giấc ngủ suy giảm.
Chỉ nên uống rượu trước khi đi ngủ vài giờ
5. Áp lực
Stress làm kích thích, kéo sự chú ý của não bộ khiến cơ thể bị trằn trọc khó ngủ, ngủ rất dễ bị tỉnh giấc, dẫn đến mất ngủ.
6. Vấn đề về đường thở
Dị ứng theo mùa, cảm lạnh… có thể gây ra ngạt mũi, sổ mũi vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Các yếu tố khác cũng cản trở đường thở như vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, phì đại amidan.
7. Trầm cảm nhẹ
Trầm cảm là biểu hiện của việc tăng cảm xúc tiêu cực. Bệnh nhân bị trầm cảm thường lo lắng, đ.ánh giá thấp năng lực của bản thân, bi quan về những khó khăn xung quanh mình. Thức dậy vào giữa đêm là một triệu chứng phổ biến của bệnh nhân trầm cảm nhẹ.
Những giấc ngủ ngon là một điều khó khăn đối với những người trầm cảm
8. Chơi điện thoại nhiều trước khi ngủ
Chơi điện thoại trước khi đi ngủ, ánh sáng xanh của điện thoại sẽ ngăn cơ thể sản xuất chất melatonin, khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
9. Trào ngược axit dạ dày
Chứng ợ nóng khiến bạn cảm thấy nóng rát ở dạ dày hoặc xương ức, là triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày. Ngay cả khi không cảm thấy ợ nóng, axit trong thực quản sẽ xuất hiện các phản ứng khác, làm rối loạn giấc ngủ.
10. Có nhiều mỡ bụng
Khi nằm xuống, mỡ bụng sẽ đè xuống cơ thể khiến ta phải nỗ lực để thở mạnh hơn, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
11. Tiểu đêm nhiều lần
Ngay cả khi đã hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, bạn cũng có thể phải thức dậy 2 đến 4 lần một đêm để đi tiểu. Điều này do lượng nước và chất điện giải không cân bằng, cơ thể không đủ muối. Lúc uống nước bạn có thể bỏ một vài hạt muối vào trong nước uống cùng.
12. Tinh thần tiêu cực
Nhiều người vì quá bận rộn mà giảm thời gian ngủ, hoặc ngủ cố, ngủ một cách không thoải mái, không thư giãn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Trước khi đi ngủ không nên làm 6 việc này
1. Không ăn quá nhiều vào bữa tối
Những người chức năng tiêu hóa kém, nếu tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ vào bữa tối hay bữa đêm sẽ làm tăng gánh nặng của dạ dày, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, rất dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
Nên ăn bữa tối trong khoảng 7 phút, ăn các món như rau quả, trái cây, hạn chế ăn thịt. Đối với người cao t.uổi thì không nên ăn trong 1 giờ trước khi đi ngủ.
2. Không uống trà
Trà có chứa caffeine, có tác dụng kích thích thần kinh. Uống trà trước khi đi ngủ có thể khiến tinh thần quá “high”, gây khó ngủ, trằn trọc.
Không nên uống trà trước khi đi ngủ
3. Tránh hưng phấn cảm xúc
Nếu suy nghĩ quá nhiều trước khi đi ngủ, não đang ở trạng thái phấn khích, sẽ làm bản thân rất khó ngủ. Để có một giấc ngủ trọn vẹn, có thể nghe nhạc nhẹ nhàng vào ban đêm để não và tâm trí thư giãn hơn.
4. Không bật đèn khi ngủ
Dù nhắm mắt nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng. Ánh sáng của đèn rất dễ làm ta tỉnh giấc giữa đêm. Nếu sợ bóng tối, bạn có thể để một chiếc đèn ngủ nhỏ ở góc phòng.
Nên chọn những chiếc đèn ngủ với ánh sáng dịu, yếu để có một giấc ngủ ngon hơn
5. Cố gắng tránh tiếng ồn
Ngủ trong môi trường không yên tĩnh, ồn ào rất khiến bạn dễ tỉnh giấc, đặc biệt với người lớn t.uổi. Nên ngủ trong một căn phòng yên tĩnh và đừng nên chọn những đồng hồ phát ra tiếng quá to để trong phòng ngủ, dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
6. Không đắp chăn, gối lên mặt
Không nên đắp kín chăn lên mặt, như thế sẽ làm cản trở đường thở, làm cơ thể phải hít lại khí carbon dioxide do chính mình thở ra, rất dễ dẫn đến thiếu khí oxy. Điều này làm ta rất dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
Nguồn: QQ
Theo Helino