Luôn mệt mỏi, uể oải có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu trầm trọng chất dinh dưỡng này

Nếu bạn luôn cảm thấy không thể rời khỏi chiếc giường vào mỗi buổi sáng hoặc mới leo được vài bước cầu thang đã thở hổn hển, có thể cơ thể bạn đang “đói” chất dinh dưỡng này.

Có rất nhiều lý do khiến cho con người luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, nhưng một trong những lý do phổ biến nhất là sự thiếu hụt một loại vitamin hoặc khoáng chất. Đa phần thường là thiếu hụt vitamin B gây ra nhiều sự mệt mỏi nhất.

Một số triệu chứng của thiếu hụt vitamin B

Bác sĩ y tế dự phòng, chuyên gia sức khỏe Cedrina Calder cho biết: “Sự thiếu hụt vitamin B thường gặp là thiếu vitamin B12″.

Có 8 loại vitamin B khác nhau, bao gồm:

– Vitamin B1Thiamine

– Vitamin B2Riboflavin

– Vitamin B3Niacin

– Vitamin B5Pantothenic Acid

– Vitamin B6Pyridoxine

– Vitamin B7Biotin

– Vitamin B9Folate

– Vitamin B12Cobalamin

Thiếu vitamin B12 có thể gây vấn đề gì cho sức khỏe?

– Kiệt sức, khó thở, nhịp tim nhanh. Theo bà Calder, điều này là do sự thiếu hụt vitamin B12 có thể làm giảm số lượng tế bào m.áu.

– Tê, ngứa ran hoặc rát ở cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân. Không cung cấp đầy đủ nguồn vitamin B12 cơ thể cần có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh.

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra l.ở l.oét miệng, đau lưỡi

– Thay đổi tâm lý. Bác sĩ Calder cho biết việc thiếu vitamin B12 có thể làm giảm trí nhớ, thậm chí gây ra bệnh trầm cảm.

– Lở, loét trong miệng và lưỡi đau nhức. Các vết lở, loét ở sâu bên trong khoang miệng và lưỡi đau nhức là triệu chứng phổ biến của thiếu vitamin B12.

Những ai dễ bị thiếu hụt vitamin B12?

Có nhiều nhóm người dễ bị thiếu vitamin B12, bao gồm:

– Người già: Khi lớn t.uổi, con người mất đi khả năng hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn.

– Người ăn chay hoàn toàn và người không ăn thịt (vẫn ăn cá và trứng): Vitamin B12 chỉ có thể được hấp thụ từ thịt và những sản phẩm từ động vật. Những người chỉ ăn các sản phẩm từ thực vật sẽ dễ bị thiếu vitamin B12 hơn bởi vì chế độ ăn không có thịt.

Thêm vào đó, người phụ nữ trong quá trình mang thai hoặc cho con bú ăn chay theo cả hai loại trên đều phải bổ sung vitamin B12 để tránh thiếu hụt chất ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

Người ăn chay có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12

– Người rối loạn tiêu hóa hoặc đã phẫu thuật dạ dày, ruột: Bác sĩ Calder cho biết nhóm người này rất dễ bị thiếu vitamin B12 bởi họ có vấn đề về khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

– Người nghiện rượu mãn tính: Người nghiên rượu có thể thiếu bất kỳ loại vitamin B nào bởi vì rượu ảnh hưởng đến hiệu quả của việc trao đổi chất và lượng chất dinh dưỡng hấp thụ được.

Cách bổ sung vitamin B12 cho cơ thể

Nếu bị thiếu hụt vitamin B12 thì điều hiển nhiên là bạn cần ăn thêm nhiều thức ăn giàu loại chất dinh dưỡng này.

Thực phẩm giàu vitamin B12

“Những thức ăn giàu vitamin B12 bao gồm thịt, cá, các sản phẩm từ gia cầm, sữa, trứng. Thêm vào đó, ngũ cốc và các loại hạt cũng bổ sung nhiều vitamin B12″, bác sĩ Calder chia sẻ.

Nguồn: Eat This

Theo helino

5 nguyên nhân khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng

Khi hệ tiêu hóa gặp trục trặc, cơ thể sẽ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy…

Chăm sóc bệnh nhân thư đường tiêu hóa.

Trong đó, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là những triệu chứng thường gặp ở đường tiêu hóa, thường do các nguyên nhân dưới đây:

1. Ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều chất béo, gia vị; sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cafe, t.huốc l.á … gây rối loạn vận động ống tiêu hóa. Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng. Loạn khuẩn trong đường tiêu hóa làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.

2. Rối loạn tiêu hóa, thức ăn xuống ruột chậm. Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3 – 5 giờ đồng hồ. Nếu quá thời gian đó mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng; thậm chí có nguy cơ tiêu chảy.

3. Do các bệnh lý về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp hang vị, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa chức năng, táo bón mãn tính. Chướng bụng còn xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm khác: tắc ruột, do nhiễm ký sinh trùng Giardia, bệnh Crohn – một bệnh viêm mãn tính ở đường ruột, tăng trưởng vi khuẩn quá mức ở ruột, kém hấp thu.

4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Kháng sinh, giảm đau kháng viêm, tiểu đường, huyết áp, thuốc tránh thai…, gây ra đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

5. Ngoài ra, những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây ra những triệu chứng này.
Khi người bệnh có các dấu hiệu như ăn không ngon, mới ăn ít đã thấy no, bụng phình chướng, nuốt thức ăn hay bị nghẹn, nôn và buồn nôn, cảm giác khó chịu, đau, ợ hơi, trung tiện, sôi bụng, táo bón, rối loạn đại tiện, đi ngoài ra m.áu cần chú ý đây là cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa.

Để xác định được nguyên nhân triệu chứng gây chướng bụng, đầy hơi, cần rà soát những thói quen không tốt trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần lựa chọn thực thẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu… vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.

Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả, hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate…

Cần kiêng rượu bia, cà phê, t.huốc l.á. Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân.
Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

Trong những trường hợp bị đầy hơi, chướng bụng tái phát nhiều lần, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau bụng, đi đại tiện ra m.áu, sốt không rõ nguyên nhân, nôn ói kéo dài, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp các bác sỹ.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *