Lưu trữ tế bào gốc từ m.áu và mô dây rốn để làm gì?

Vợ tôi sắp sinh, tôi nghe nói lưu trữ tế bào gốc từ m.áu và mô dây rốn là cơ hội duy nhất trong đời của trẻ để giúp điều trị nhiều bệnh nguy hiểm sau này.

Xin bác sĩ giải thích tế bào gốc là gì, giúp điều trị bệnh nào, cho ai? Hiện, Trung tâm Lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có gì đặc biệt, thủ tục lưu trữ ra sao? (Minh Đức, TP.HCM).

TS-BS Huỳnh Thanh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết: Lưu trữ tế bào gốc từ m.áu và mô dây rốn của trẻ sơ sinh được coi là “bảo hiểm sinh học trọn đời” cho sức khỏe, sinh mạng của trẻ và cả người thân.

Tế bào gốc được xem như tế bào đa năng, có thể tự làm mới, tăng sinh, biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào khác trong cơ thể như tế bào m.áu, tế bào mô cơ, xương, gan, thận, thần kinh… Ngày nay, y học tái tạo ứng dụng tế bào gốc để nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo, mang lại hiệu quả chưa từng có trước đây.

Khoa học đã tìm thấy trong m.áu và mô dây rốn của trẻ sơ sinh có chứa một nguồn tế bào gốc dồi dào. Tế bào gốc tách chiết từ m.áu và mô dây rốn được đ.ánh giá cao vì còn rất non trẻ (0 t.uổi), có khả năng tăng sinh, biệt hóa, thích ứng cao hơn so với các tế bào gốc trưởng thành. Ngoài ra, các tế bào gốc này còn có khả năng phù hợp miễn dịch, thích ứng với cơ thể người thân cao hơn so với nguồn tế bào gốc từ những người không cùng huyết thống. Do đó, cả em bé và người thân đều sẽ được hưởng lợi từ việc lưu trữ tế bào gốc này.

Nếu như trước đây, dây rốn của trẻ sơ sinh thường bị bỏ đi sau khi bé chào đời, thậm chí được coi là “rác thải y tế”, thì hiện nay, bằng công nghệ hiện đại, dây rốn của trẻ sơ sinh được giữ lại, chiết tách, tăng sinh và lưu trữ nguồn tế bào gốc quý giá. Việc này chỉ có thể thực hiện khi trẻ vừa được sinh ra, là cơ hội duy nhất trong cuộc đời của trẻ.

Lưu trữ tế bào gốc từ m.áu và mô dây rốn là cơ hội duy nhất của trẻ khi chào đời, giúp điều trị nhiều bệnh nguy hiểm trong tương lai

Hiện nay, trên thế giới, công nghệ tế bào gốc được nghiên cứu, ứng dụng trong điều trị hàng trăm bệnh lý khác nhau. Nguồn tế bào gốc từ m.áu dây rốn giúp điều trị các bệnh lý về m.áu như: bạch cầu cấp – mãn, Hodgkin, đa u tủy, suy tủy, thiếu m.áu bất sản, Thalassemia thể nặng, hỗ trợ trong trị liệu ung thư… Nguồn tế bào gốc từ mô dây rốn ứng dụng điều trị các bệnh lý: bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thoái hóa xương khớp, bệnh gan, thận, bệnh Alzheimer, Parkinson, bại não, tự kỷ, rối l.oạn c.ương d.ương, bệnh tăng nhãn áp và rất nhiều bệnh lý rối loạn miễn dịch và chuyển hóa khác.

Trung tâm Tế bào gốc thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được Bộ Y tế cấp phép vào tháng 7.2019 – là một trong những cơ sở đầu tiên tại Việt Nam hoạt động ở phạm vi chuyên môn toàn diện: thu thập, tiếp nhận, xử lý, bảo quản, lưu trữ, ứng dụng điều trị bệnh, nuôi cấy, cung ứng tế bào gốc cho các cơ sở y tế, nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong trị liệu lâm sàng…

Trung tâm Tế bào gốc BVĐK Tâm Anh sở hữu trang thiết bị chuyên dụng hiện đại hàng đầu thế giới

Quá trình lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Tâm Anh được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất trong y sinh giúp xử lý, phân tích, đ.ánh giá chuẩn xác chất lượng của từng mẫu tế bào gốc nhằm phục vụ cho mục đích trị liệu về sau.

Ngoài ra, Trung tâm Tế bào gốc tại BVĐK Tâm Anh còn sở hữu chu trình khép kín: Dịch vụ sản khoa – thu thập – phân tách – tăng sinh – lưu trữ – ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, rút ngắn thời gian thực hiện, giảm bớt gánh nặng chi phí cho khách hàng.

Hiện nay, khách hàng sinh con tại Bệnh viện Tâm Anh hoặc sinh ở bất kỳ bệnh viện nào nhưng có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc đều có thể đăng ký dịch vụ thu thập và lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Tâm Anh. Quy trình lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Tâm Anh thuận tiện, bao gồm: Đăng ký dịch vụ trước khi sinh (khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ); Sản phụ được xét nghiệm sàng lọc, kiểm tra sức khỏe liên quan; Ký hợp đồng lưu trữ; Tiến hành thu thập mẫu m.áu và mô dây rốn khi sinh; Đ.ánh giá chất lượng, xử lý mẫu, phân lập, tăng sinh và lưu trữ.

Thời gian lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Tâm Anh kéo dài đến 60 năm và có thể lâu hơn. Theo đó, bất cứ khi nào em bé và người thân có nhu cầu về tế bào gốc để điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, có thể sử dụng dễ dàng nguồn lưu trữ tế bào gốc này. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh luôn tiên phong ứng dụng kỹ thuật cao, là đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong trị liệu lâm sàng hiện nay.

Trung tâm Tế bào gốc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hotline: 18006858

TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, Hotline: 028.71026789.

Tránh nguy cơ yếu liệt nhờ mổ thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn

Bệnh nhân tránh được nguy cơ liệt sau khi thoát vị đĩa đệm tái phát nhờ phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MISS) chỉ mất 10 ml m.áu, vết mổ 2-3 cm.

Chị Thu Hương (34 t.uổi, quận Bình Tân, TP HCM) phải chịu đựng những cơn đau thoát vị đĩa đệm từ khi mới ngoài 20 t.uổi. Chị Hương nhớ lại, chị đi không được, đứng không xong, ngay cả nằm hay ngồi cũng đau dữ dội. Chị uống thuốc, châm cứu liên tục 2-3 tháng vẫn không tiến triển. Ở t.uổi 21, chị Hương từng mổ thoát vị đĩa đệm, song 13 năm sau, những cơn đau lại tái phát.

Qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa I Trần Xuân Anh (Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) chỉ định mổ khiến cho chị Hương lo lắng.

Bác sĩ Trần Xuân Anh cho biết, hơn 10 năm trước, khi nói đến mổ thoát vị đĩa đệm, không ít bệnh nhân đều e ngại hoặc từ chối vì sợ đau, lo tổn thương dây thần kinh, tủy sống và gây liệt. Khi được giải thích về phương pháp phẫu thuật cột sống hiện đại, xâm lấn tối thiểu (MISS) với vết mổ nhỏ 2-3 cm, chỉ mất 10 ml m.áu, chị Hương mới phần nào yên tâm.

Theo bác sĩ Trần Xuân Anh, thoát vị đĩa đệm ở chị Hương có hiện tượng dính bên trong cấu trúc thần kinh và đĩa đệm nên khó khăn hơn phẫu thuật lấy đĩa đệm đơn thuần. Trường hợp này đòi hỏi phẫu thuật viên phải thật cẩn thận để tách xơ, rễ thần kinh và lấy đĩa đệm ra ngoài. Sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ trong quá trình phẫu thuật giúp tăng hiệu quả và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Hình chụp cột sống của bệnh nhân qua hệ thống chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive có khả năng dựng hình 3D.

Bác sĩ Trần Xuân Anh chọn phương án phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MISS) lấy nhân đệm và làm cứng đốt sống bằng phương pháp bắt vít qua da; thay đĩa đệm qua ống nong. Lợi thế của phương pháp này là giúp bệnh nhân bị tổn thương cơ rất ít, vết mổ nhỏ, ít đau đớn và rút ngắn thời gian hồi phục.

Bác sĩ đặt một ống nong đường kính 2,4 cm đi vào cơ thể qua lỗ mở trên da khoảng 3 cm. Bác sĩ dùng kính vi phẫu và máy khoan mài hiện đại, phá bỏ cấu trúc xương và mô sẹo xơ để tiếp cận khối thoát vị. Bước cuối cùng là bóc tách khỏi dây thần kinh, lấy toàn bộ đĩa đệm đã bị mất nước, ghép xương nhân tạo và đưa đĩa đệm nhân tạo vào đúng vị trí thay thế.

Thông qua lỗ mở sẵn có, bác sĩ bắt các vít xuyên qua chân cung cột sống vào thân đốt sống, đặt thanh nối các vít và cố định chúng lại với nhau. Ekip bác sĩ sử dụng hệ thống robot cảnh báo các trường hợp tiếp cận dây thần kinh, bàn mổ có cánh tay C-Arm chụp X-quang liên tục trong quá trình phẫu thuật. Đây chính là trợ thủ để các bác sĩ thực hiện thao tác mà không lo sợ nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh – nguyên nhân gây biến chứng liệt sau mổ thoát vị đĩa đệm. Tất cả các thao tác này đều được kiểm soát trên màn hình, thuận tiện theo dõi cho toàn bộ ekip thực hiện.

Bác sĩ phẫu thuật thay nhân đĩa đệm cho bệnh nhân.

Ca mổ ít xâm lấn giúp bệnh nhân nhanh phục hồi

“Ca mổ 120 phút chỉ mất khoảng 10ml m.áu, trong khi mổ bằng phương pháp cũ mất khoảng 200 ml m.áu. Cấu trúc cơ và dây chằng cột sống được giữ lại nguyên vẹn, không bị xâm lấn. Bệnh nhân có thể trở lại vận động sớm, giảm tối đa cơn đau thoát vị đĩa đệm”, bác sĩ Xuân nói.

2 ngày sau mổ, chị Hương có thể đi lại tự nhiên, tập các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng phục hồi chức năng. Ngày thứ 5, ổn định vết mổ, chị xuất viện nghỉ ngơi tại nhà.

Bác sĩ Trần Xuân Anh giải thích thêm, hầu hết người bệnh sau khi phẫu thuật cột sống khoảng 2-3 tháng có thể khom cúi người. Thế nhưng, để phòng ngừa các bệnh lý cột sống, bệnh nhân vẫn nên chú ý dùng nẹp cố định và tư thế cúi gập đúng, tránh vặn xoắn thắt lưng, nghiêng người hay khom cúi. 3 tháng một lần chụp phim kiểm tra hệ thống ốc vít. Sau một năm, người bệnh sẽ đ.ánh giá lại về tình trạng hàn xương cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý thường gặp ở độ t.uổi 30-60 và là một trong những nguyên nhân hàng đầu các phẫu thuật cột sống ở người trưởng thành. Đĩa đệm cột sống bị thoái hóa hoặc chấn thương, mất nước nên bị lệch, trượt khiến phần nhân nhầy thoát ra ngoài. Các đốt sống đè lên dây thần kinh gây đau nhức dữ dội, tê bì, mất cảm giác tay chân, không kiểm soát được đại tiểu tiện. Trường hợp nặng, thoát vị đĩa đệm gây teo cơ, nặng nhất là gây tàn phế, người bệnh không thể đi đứng, ngồi hoặc đau đớn khiến không thể vận động, làm việc.

“Thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh khó chữa. Bệnh nhân cần phải được tầm soát và xử lý kịp thời bằng các phương tiện hiện đại để đạt được hiệu quả. Với sự phát triển của kỹ thuật y khoa mới, các phương tiện hỗ trợ tân tiến, người bệnh có thể giải tỏa được lo lắng đã cũ về mổ thoát vị đĩa đệm”, bác sĩ Trần Xuân Anh nói thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *