Hiện nay, thời tiết miền Bắc và Bắc Trung Bộ đang bước vào đợt rét đậm, rét hại kỷ lục. Mùa đông còn dài, trong khi đến lịch thì trẻ vẫn cần được tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh.
Vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ, đặc biệt là trong mùa đông giá lạnh.
Các bà mẹ luôn giữ ấm cho trẻ khi đi tiêm chủng, mặc đủ quần áo ấm, che gió cho trẻ trên đường đi, không đưa trẻ đi tiêm chủng quá sớm vào đầu buổi sáng, theo dõi thời tiết nếu trời mưa, khi trời rét (nhiệt độ dưới 10C) cần liên hệ trước với trạm y tế để cập nhật lịch tiêm chủng của trạm y tế.
Vì Dự án TCMR đã có khuyến nghị, trong trường hợp thời tiết quá lạnh (dưới 10C), tùy tình hình thực tế các địa phương có thể cân nhắc điều chỉnh/hoãn buổi tiêm chủng sang thời gian thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho các cháu khi đi tiêm chủng.
Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn thức ăn ấm để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông, chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng để kịp thời phát hiện phản ứng sau tiêm chủng nếu có.
Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Ảnh: Trần Minh
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, các bà mẹ cần biết những việc cần thực hiện khi đưa con đi tiêm chủng và biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng.
1. Giữ gìn phiếu/sổ tiêm chủng của trẻ để theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ, mang theo phiếu, sổ tiêm chủng khi đưa con đi tiêm chủng hoặc khi đi khám bệnh, chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, đang dùng thuốc hoặc có t.iền sử phản ứng mạnh đối với loại vắc-xin trong lần tiêm chủng trước, đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm chủng.
2. Chủ động hỏi cán bộ y tế về loại vắc-xin được tiêm chủng lần này và những phản ứng có thể gặp, bế và giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
3. Sau tiêm chủng cho trẻ, ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra, tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm tinh thần, tình trạng ăn, ngủ, dấu hiệu về nhịp thở, nhiệt độ, phát ban, các biểu hiện tại chỗ tiêm để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ.
4. Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi; cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
5. Đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, điều trị nếu có những biểu hiện bất thường như sốt cao (trên 39C), co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, bú kém, bỏ bú, phát ban, tím tái, khó thở, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm…
Tự ý dùng kháng sinh trị cảm cúm: Phản tác dụng
Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp do virus gây ra. Khi bị các tình trạng này có thể điều trị giảm triệu chứng bằng cách uống thuốc giảm đau và hạ sốt.
Ảnh minh họa
Thời tiết thay đổi, tôi thường hay bị cảm cúm, nhiều người bảo tôi nên mua thuốc kháng sinh về uống cho nhanh khỏi. Vậy xin hỏi bác sĩ, việc làm này có đúng không? Mong được giải đáp.
Lê Văn Hòa (Thanh Hóa)
Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp do virus gây ra. Khi bị các tình trạng này có thể điều trị giảm triệu chứng bằng cách uống thuốc giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên không ít người lại có thói quen cứ thấy ho, sốt, chảy nước mũi do cảm cúm, cảm lạnh, thậm chí là ho do dị ứng thời tiết hoặc khói bụi… là mua thuốc kháng sinh về dùng. Trong khi đó thuốc kháng sinh chỉ t.iêu d.iệt được vi khuẩn chứ không hiệu quả trên virus. Do đó không thể dùng kháng sinh để trị cúm hoặc các bệnh cảm, ho thông thường khác do virus gây nên.
Sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm có thể bạn sẽ bị nhiễm khuẩn (bội nhiễm vi khuẩn). Lúc này, một số dấu hiệu nhiễm khuẩn là đau quanh mặt và mắt, ho ra chất nhầy đặc, màu vàng hoặc màu xanh lá. Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc tình trạng trở nên xấu hơn mỗi ngày thì có thể cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra, lúc này bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh nếu thấy cần thiết cho điều trị.
Bạn không nên tự ý hay lạm dụng kháng sinh khi chưa được sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ, cũng không nên coi kháng sinh là thần dược trị cảm cúm. Vì tự dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh khiến bệnh không khỏi mà còn dẫn đến nhiều biến chứng, làm cho việc chữa trị bệnh sẽ kéo dài hơn. Việc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi còn làm tăng nguy cơ phát sinh những loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh hết sức nguy hiểm, thậm chí sẽ t.ử v.ong bởi những nhiễm khuẩn thông thường sau này.
Vì vậy, để tránh hậu quả và dùng thuốc an toàn, khi có bệnh, bạn cần đi khám để dùng đúng thuốc. Khi được kê đơn dùng kháng sinh, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và uống đúng liều được kê.