Khi bị hội chứng ruột kích thích, triệu chứng co thắt ruột gây đau làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bệnh nhân.
Mebeverine là một trong những thuốc được chỉ định điều trị triệu chứng này. Khi dùng thuốc cần lưu ý những gì?
1. Mebeverine có tác dụng gì với hội chứng ruột kích thích?
Mebeverine (duspatalin) có tác dụng chống co thắt trực tiếp trên cơ trơn của dạ dày với nhiều cơ chế khác nhau như: Giảm tính thẩm thấu của các kênh ion, ngăn chặn tái hấp thu noradrenalin và thay đổi sự hấp thu nước. Nhờ các cơ chế này mà thuốc có tác dụng chống co thắt, giúp nhu động ruột ở mức bình thường và không gây giảm trương lực đường tiêu hóa.
Hội chứng ruột kích thích gây ra những cơn co thắt khiến bệnh nhân đau bụng.
Thuốc được dùng trong các trường hợp:
Đau bụng và co cứng cơ, khó chịu ở bụng do viêm đại tràng co thắt .
Tình trạng rối loạn đại tràng , đau bụng và khó chịu ở ruột non do mắc phải hội chứng ruột kích thích.
Táo bón do co thắt cơ trơn.
Co thắt dạ dày, ruột thứ phát do các bệnh lý thực thể như viêm ruột tại chỗ, do các bệnh túi mật, bệnh ống dẫn mật, bẹnh loét dạ dày tá tràng, bệnh lỵ.
Làm giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng…
2. Lưu ý khi dùng m ebeverine
Mebeverine được bào chế dưới dạng viên, dùng cho người lớn và t.rẻ e.m trên 10 t.uổi. Cần uống nguyên viên thuốc với nhiều nước ở tư thế đứng. Không nên nhai, bẻ hoặc nghiền nhỏ thuốc trước khi uống (sẽ phá vỡ cấu trúc bào chế của thuốc, làm ảnh hưởng đến hấp thu, giảm tác dụng của thuốc hoặc gây tăng độc tính, tăng tác dụng không mong muốn).
Ngoài ra, việc bẻ nghiền thuốc còn có thể làm lộ mùi vị khó chịu của dược chất khiến thuốc khó uống hoặc giảm độ ổn định của thuốc dẫn đến giảm hiệu quả điều trị…
Mebeverine có thể gây ra phản ứng phụ như nổi mẩn trên da, phát ban, nổi mụn, sưng tấy mặt đột ngột, phù, sưng ở cổ hoặc chân. Trường hợp này nên ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.
Các phản ứng dị ứng, phản ứng phản vệ rất hiếm gặp nhưng lại rất mạnh và nguy hiểm. Đây là trường hợp cần can thiệp cấp cứu. Do đó sau uống thuốc đột nhiên thấy xuất hiện các triệu chứng như ngứa họng, sưng mặt, khó thở… cần tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Hội chứng ruột kích thích gây ra các rối loạn chức năng tiêu hóa.
Nếu bệnh nhân đã gặp phải phản ứng của lần sử dụng thuốc trước đó, kể cả là phản ứng nhẹ cũng nên thông báo với bác sĩ và không nên tiếp tục sử dụng thuốc này.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú hiện chưa có dữ liệu an toàn, do đó không sử dụng thuốc cho hai trường hợp này.
Chuyên gia cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết không được điều trị sớm sẽ có nguy cao đối mặt với những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn với các triệu chứng như đau phía sau mắt, đau nhức đầu nghiêm trọng, đau khớp và cơ, sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C, phát ban, buồn nôn và ói mửa…
Bệnh không được điều trị sớm sẽ có nguy cao đối mặt với những biến chứng sốt xuất huyết cực kỳ nghiêm trọng.
Cùng lắng nghe chia sẻ của TS. BS. Vũ Quốc Đạt – Giảng viên bộ môn truyền nhiễm trường Đại học Y Hà Nội; Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới và Can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.