Thuốc chống viêm corticosteroid ( steroid) được sử dụng trong điều trị viêm loét đại tràng cấp tính.
Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây những bất lợi người dùng cần lưu ý.
Gần đây tôi có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy… và luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn… Bạn tôi bảo đó là dấu hiệu của viêm loét đại tràng. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Có thuốc nào điều trị khỏi bệnh? Xin cảm ơn.
Steroid giúp giảm nhanh các cơn bùng phát viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là một bệnh mạn tính, gây ra bởi các phản ứng bất thường từ hệ miễn dịch trong cơ thể. Bệnh gây đau đớn, khó chịu, tiêu chảy dai dẳng, đi ngoài có m.áu trong phân… và có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư đại tràng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa t.uổi.
Viêm loét đại tràng gây đau đớn, khó chịu…
Khi điều trị đợt bùng phát viêm loét đại tràng, steroid, một thuốc kháng viêm có tác dụng toàn thân sẽ giúp làm giảm các triệu chứng nhanh chóng.
Ở mức độ nghiêm trọng
Nếu cơn bùng phát loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng (đau dữ dội, tiêu chảy và đi ngoài ra m.áu), cần dùng liều cao prednisone để giảm đau ngay lập tức.
Tuy nhiên, cố gắng giảm thiểu thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể và chỉ cho phép thuốc là cầu nối cho một chiến lược điều trị viêm loét đại tràng lâu dài.
Ở mức độ nhẹ đến trung bình
Có thể dùng entocort (budesonide), một loại steroid nhẹ hơn, để giảm viêm. Thuốc có ít tác dụng phụ hơn hơn prednisone. Thuốc dùng điều trị tình trạng viêm ruột nhẹ đến trung bình và ngăn chặn tình trạng viêm trong ba tháng hoặc lâu hơn. Thuốc được FDA chấp thuận để sử dụng trong 8 tuần, mặc dù trong một số trường hợp nhất định có thể được kê đơn lâu hơn.
Sau điều trị cơn bùng phát viêm loét đại tràng có thể sử dụng các thuốc duy trì mà không cần sử dụng steroid. Có thể kết hợp dùng thuốc duy trì như mesalamine. Tuy nhiên, cần phải dùng thuốc này một thời gian nhất định mới có tác dụng.
Steroid có thể gây tác dụng phụ kể cả ở liều thấp
Sử dụng liên tục, ngay cả ở liều thấp, steroid cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức mạnh của xương, làm tăng nguy cơ loãng xương. Với liều lượng càng cao thì nguy cơ càng cao.
Việc sử dụng steroid trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ: Tăng cân, hội chứng Cushing, mụn, cáu gắt, mất ngủ, chậm chữa lành vết thương, dễ bị bầm tím, tăng huyết áp do giữ muối và nước, bệnh đái tháo đường do steroid… Do đó, thuốc không phải là giải pháp lâu dài.
Lưu ý khi dùng steroid
– Không nên dùng steroid kéo dài. Thay vào đó, có thể sử dụng các chất ức chế miễn dịch hoặc chất sinh học, vì có ít tác dụng phụ hơn.
– Lựa chọn dùng thuốc duy trì vào thời điểm thích hợp.
– Tránh lạm dụng steroid. Cần giảm liều dùng khi thuốc duy trì bắt đầu phát huy tác dụng. Sau đó giảm liều lượng steroid cho đến khi ngừng hoàn toàn.
– Không tự ngừng dùng thuốc chỉ vì lo ngại về tác dụng phụ. Nhiều người khi thấy bệnh thuyên giảm đã tự ý ngừng thuốc. Tuy nhiên, việc không uống đủ liều thuốc, kể cả thuốc steroid và thuốc duy trì, cũng có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
– Không được sử dụng thuốc steroid cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp…
– Để điều trị hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ, người bệnh nên tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
Hay đau bụng, đi khám phát hiện ung thư
Một phụ nữ ở TP.Uông Bí (Quảng Ninh) thấy đau bụng tưởng rối loạn tiêu hóa, khi kiểm tra nhận kết quả ung thư.
Ngày 24.9, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (52 t.uổi, trú tại P.Yên Thanh, TP.Uông Bí, Quảng Ninh) thường xuyên đau bụng, nghĩ rối loạn tiêu hóa nên đi khám.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh N.K
Qua thăm khám, nội soi đại tràng, các bác sĩ phát hiện người bệnh có khối u lớn ở đại tràng. Tiến hành làm xét nghiệm sinh thiết, phát hiện ung thư đại tràng phải, biến chứng bán tắc ruột và c.hảy m.áu. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt nửa đại tràng phải có khối u, kèm theo vét hạch. Nhận định trong mổ, các bác sĩ thấy tổn thương u đại tràng phải kích thước lớn khoảng 15x10x8 cm gây bán tắc ruột và c.hảy m.áu tại bề mặt khối u trong lòng ruột.
Theo bác sĩ Trịnh Công Định (Khoa Ung bướu, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí), với tổn thương u đại tràng của người bệnh, thông thường bệnh đã có thời gian tiềm tàng, tiến triển trước đó một khoảng thời gian mà một số người lầm tưởng rằng đó là mình rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng mà không đi khám hoặc kiểm tra.
Qua đây các bác sĩ khuyến cáo người dân, việc thực hiện các phương pháp sàng lọc có thể giúp phát hiện sớm các khối u khi còn rất nhỏ, từ đó có cơ hội điều trị khỏi bệnh, tiên lượng tốt hơn và chi phí điều trị bệnh ít tốn kém hơn.
Phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa là nội soi kiểm tra đại tràng và dạ dày định kỳ. Bên cạnh đó là phương pháp xét nghiệm tìm m.áu tiềm ẩn trong phân, đây cũng là một trong những cách sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng hiện đã và đang thực hiện tại bệnh viện.
Bác sĩ Trịnh Công Định khuyến cáo các trường hợp có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài nhiều lần, phân lẫn m.áu, chất nhầy, có thể có đau bụng… thậm chí, nếu trước đó chưa từng mắc bệnh gì mà bất ngờ có biểu hiện trên thì cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để phát hiện sớm bệnh ung thư.
Trên thực tế, đã có một số người không có triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà chỉ đau bụng, gầy sút cân, thiếu m.áu… nhưng đi khám thì đã phát hiện ra bệnh ung thư. Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu cảnh báo ung thư đường tiêu hóa có thể gặp như: chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đại tiện bất thường…