Sức khỏe của bạn sẽ bị tổn hại nặng nề nếu uống nước không đúng cách, dưới đây là những lưu ý khi bạn uống cốc nước đầu tiên trong ngày.
Báo Gia đình và xã hội dẫn nguồn trang Aboluowang cho biết, với mức sống không ngừng được nâng cao, hầu hết mọi người đều chú trọng đến việc duy trì thể chất. Trong quá trình này, uống nước sau khi thức dậy luôn là một trong những lời khuyên sức khỏe được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, điều nhiều người không biết đó là việc uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng cần phải lưu ý nếu không dễ bị tổn hại nặng nề do uống nước không đúng cách.
Dưới đây là một số lưu ý khi bạn uống cốc nước đầu tiên trong ngày
Chọn nước đun sôi
Một trong những tác dụng quan trọng nhất của việc uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng là làm loãng m.áu và giảm độ nhớt của m.áu. Vì vậy, khi lựa chọn loại nước uống, bạn nên sử dụng nước đun sôi.
Lúc này, đừng chọn những đồ uống quá kích thích và không tốt như cà phê, trà sữa, trà đậm chỉ để sảng khoái tinh thần. Uống một lượng lớn đồ uống không tốt như vậy có thể dễ dàng gây ra những kích ứng bất lợi mạnh mẽ cho đường tiêu hóa và mạch m.áu. Điều này có thể làm giảm đáng kể tác dụng duy trì thể chất của nước uống theo thời gian.
Uống nước đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe.
Nhiệt độ nước không quá thấp hay quá cao
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể con người mới chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái hưng phấn nên chức năng tiêu hóa thường yếu. Lúc này, nếu uống nước lạnh hoặc nước đá nhiệt độ quá thấp dễ gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhiệt độ nước càng cao thì càng tốt. Nếu nước quá nóng dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thực quản. Vì vậy, để bảo vệ cơ thể, bạn nên duy trì nhiệt độ nước uống ở mức 35 đến 38 độ.
Uống nước vừa đủ
Bài viết trên trang Ngoisao.net chia sẻ, trong trường hợp bình thường, không nên uống quá 500 ml nước một lần, bởi uống quá nhiều nước sẽ gây khó chịu về thể chất.
Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý đến tốc độ uống nước. Nhiều người muốn nhanh chóng bổ sung 500 ml nước trong một lần uống để tiết kiệm thời gian nhưng như vậy dễ gây sặc, khó chịu cho đường tiêu hóa. Bạn nên uống chậm từng ngụm nhỏ trong vòng 5-10 phút.
Uống nước sau khi đ.ánh răng
Để tránh các bệnh về đường tiêu hóa và ngăn ngừa vi khuẩn đường miệng xâm nhập vào ruột, dạ dày do uống nước, bạn nên đ.ánh răng trước.
Dấu hiệu bất thường chỉ ra nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng
Một bệnh nhân nam 55 t.uổi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM vì liên tục đi cầu ra m.áu đỏ tươi, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém.
Tại bệnh viện, người đàn ông 55 t.uổi được nội soi đại tràng, chụp CT bụng, CT ngực, chụp MRI vùng chậu. Dựa vào kết quả hình ảnh, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư trực tràng 1/3 giữa, giai đoạn 3. Bệnh nhân được thực hiện hóa trị, xạ trị trước mổ. Sau đó, các bác sĩ phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại trực tràng, nối đại tràng và trực tràng giúp người bệnh có thể đi tiêu bình thường.
Một bệnh nhân khác, 63 t.uổi, ngụ tại TP.HCM cũng đến khám do có rối loạn tiêu hoá, đi phân lỏng 3-4 lần/ngày. Tình trạng này kéo dài nhiều tháng, bệnh nhân nghĩ do rối loạn tiêu hóa và tự mua thuốc uống tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng không cải thiện.
Tại bệnh viện, bác sĩ nghi ngờ người bệnh có khối u nên đã chỉ định nội soi đại tràng. Kết quả ghi nhận tổn thương nghi ung thư giai đoạn sớm của trực tràng.
Phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
Những bệnh nhân trên đều có chung đặc điểm bất thường khi đi cầu là ra m.áu đỏ tươi và tiêu chảy kéo dài. Theo tiến sĩ, bác sĩ Ung Văn Việt, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, người bệnh ung thư đại trực tràng có nhiều thay đổi về đường tiêu hóa, bài tiết.
Cụ thể, người bệnh đi cầu ra m.áu đỏ tươi, tùy người có thể đi với lượng nhỏ vài chục ml cho đến khoảng vài trăm ml. Nếu đi tiêu ra m.áu đỏ tươi lượng nhiều, người bệnh sẽ ngất xỉu sau đó.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đi tiêu có phân nhầy lẫn m.áu, hoặc bị thay đổi tính chất đi tiêu và hình dáng phân. Ví dụ bình thường đi vệ sinh phân tròn, nhưng bất thường chuyển thành hình dẹt.
Thói quen đi vệ sinh thay đổi cũng có thể là 1 triệu chứng. Ví dụ, mỗi ngày có thể đi 1-2 lần/ngày, nhưng khi có vấn đề về trực tràng, người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Một số người có thể vừa bị táo bón, vừa bị tiêu chảy.
Ngoài ra, một triệu chứng không điển hình là đầy hơi, khó tiêu, nôn ói do khối u gây tắc ruột. Nếu cơ thể gặp tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, giảm cân nhiều mà không biết lý do, người bệnh nên đi khám sớm vì có thể liên quan đến bệnh lý đại trực tràng.
Hiện nay, ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Năm 2020, Việt Nam ghi nhận gần 16 ngàn ca mắc mới và hơn 8.200 ca t.ử v.ong vì căn bệnh này.
Ung thư đại trực tràng là tên gọi dùng để chỉ loại ung thư xảy ra ở đại tràng – trực tràng. Trong đa số trường hợp, ung thư xuất phát từ niêm mạc (lớp trong cùng) của đại – trực tràng.
Tiến sĩ, bác sĩ Ung Văn Việt cho biết, đây là ung thư phổ biến của đường tiêu hóa, việc phát hiện và điều trị khi bệnh ở giai đoạn càng sớm sẽ cho kết quả tốt trong thời gian dài. Để phát hiện sớm, người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư.
Về yếu tố nguy cơ, theo các bác sĩ, người có t.iền căn polyp tuyến, polyp răng cưa không cuống, viêm ruột, có t.iền căn gia đình bị ung thư đại trực tràng, đa polyp gia đình hay polyp tuyến tiến triển, là những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường hay ung thư vú cũng được xem là đối tượng dễ mắc ung thư đại trực tràng hơn người bình thường.
Bên cạnh đó, bệnh có thể gặp phải ở người có chế độ ăn ít chất xơ, nhiều mỡ và đạm động vật. Chế độ ăn này làm thay đổi vi khuẩn yếm khí ở đại trực tràng, biến axit mật và cholesterin thành những chất gây ung thư. Đồng thời, chế độ ăn ít chất xơ làm giảm khối lượng phân gây táo bón, chất gây ung thư tiếp xúc với niêm mạc ruột lâu hơn và cô đặc hơn, tác động lên biểu mô của đại tràng.
Bác sĩ Việt nhấn mạnh, ngay cả khi đã được điều trị triệt căn, người bệnh vẫn có nguy cơ xuất hiện tế bào ung thư đại trực tràng mới. Do đó, sau khi điều trị, người bệnh cần được tái khám định kỳ đúng lịch để được làm các xét nghiệm m.áu, siêu âm bụng, soi đại tràng, chụp hình cắt lớp để đ.ánh giá nguy cơ tái phát.