Uống cà phê khi bụng đói có thể khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, bồn chồn.
Đối với nhiều người, một tách cà phê nóng bốc khói vào buổi sáng là phần không thể thiếu trong lịch trình hằng ngày. Nhưng một chuyên gia đã cảnh báo không nên có thói quen này bởi nguy cơ gây rối loạn nội tiết tố của bạn.
Ảnh minh họa: Isightcornwall
Nhà trị liệu dinh dưỡng Olivia Hedlund cho biết, việc uống cà phê khi bụng đói có thể đẩy cơ thể vào trạng thái căng thẳng cao độ.
Vị chuyên gia người Australia giải thích: “Bạn đang làm rối loạn nội tiết tố của mình. Cà phê có tính axit gây khó chịu cho dạ dày vào buổi sáng. Loại nước uống này còn khiến cơ thể rơi vào phản ứng căng thẳng, sản sinh ra cortisol – hormon chống stress, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết”.
“Đó là lý do một số người cảm thấy bồn chồn khi họ uống cà phê vào buổi sáng. Mặc dù ngon nhưng cà phê có thể tác động mạnh tới bạn, đặc biệt là phụ nữ”.
Không ít người còn cảm thấy phấn khích như có thể chinh phục cả thế giới sau khi uống cà phê. Nhớ lại những trải nghiệm của bản thân, chuyên gia Hedlund cho biết, cô từng uống nhiều cà phê khi bụng đói: “Tôi cảm thấy như mình đang ở trên đỉnh của thế giới, sau đó tôi sẽ có một loạt mụn nội tiết tố và tự hỏi tại sao. Đó là do cơ thể bạn đang căng thẳng”.
Nhưng nếu bạn vẫn cần cà phê buổi sáng cho một ngày tỉnh táo, chuyên gia Hedlund chia sẻ một giải pháp.
“Hãy ăn một chút gì đó trước khi uống cà phê. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt nếu bạn đang bị mất cân bằng hormone hoặc có các vấn đề về đường ruột”, cô nói thêm.
Theo The Sun, các nghiên cứu trước đây đã phát hiện cà phê có ảnh hưởng khác nhau đến nam giới và nữ giới. Một phân tích trên 21.000 người Na Uy cho thấy một số loại cà phê có thể gây hại cho tim của bạn – và nguy cơ mắc bệnh ở nam và nữ khác nhau.
Theo đó, uống cà phê pha từ espresso – ví dụ như Americano và Flat White – dẫn đến sự gia tăng cholesterol ở nam giới, gần như gấp đôi mức tăng ở nữ giới. Bởi vậy, đàn ông nên chọn uống cà phê phin.
Cà phê chứa các hợp chất chủ yếu là cafestol và kahweol, làm tăng cholesterol. Cholesterol cao, chủ yếu do ăn thực phẩm béo, béo phì, hút thuốc, uống rượu, lười vận động, có thể gây tắc nghẽn mạch m.áu và gây ra đột quỵ hoặc bệnh tim.
Tuy nhiên, một số phân tích khác cũng ghi nhận, uống cà phê ở mức độ vừa phải đem lại lợi ích. Cà phê chứa caffeine, polyphenol, chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.
Bị bệnh gút có nên uống cà phê?
Những người bị bệnh gút có nên uống cà phê không là băn khoăn của nhiều người.
Bệnh gút (hay có tên gọi khác là thống phong) – một loại bệnh viêm khớp thường gặp – do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bệnh xảy ra do tăng sản xuất acid uric nội sinh, giảm đào thải acid uric ở thận, hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như các loại thịt đỏ và hải sản.
Bệnh gút là một trong những bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tùy theo giai đoạn bệnh mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc để hạ nồng độ axit uric trong m.áu. Chế độ ăn uống và sinh hoạt quyết định rất nhiều trong quá trình điều trị.
Vậy bệnh gút uống cà phê được không?
Câu trả lời là có. Cà phê tác dụng và ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào là mối quan tâm được con người đặc biệt chú ý trong thời gian dài và đến hiện tại.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cà phê có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. (Ảnh minh họa)
Vào thế kỷ17, tại châu Âu, cà phê được xác định giúp hỗ trợ tiêu hóa và điều trị bệnh gút. Đối với bệnh gút, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, cà phê có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút, nhưng hiệu quả tùy thuộc vào giới tính.
Từ những số liệu nghiên cứu có thể rút ra kết luận, việc mỗi ngày sử dụng khoảng 4 tách cà phê sẽ giúp làm giảm nồng độ của acid uric và giảm tỷ lệ của mắc bệnh gút. Các kết quả nghiên cứu thấy rằng, không phải là hoạt chất caffeine mà là một chất khác trong cà phê là chlorogenic acid có tác dụng giúp chống lão hóa, tác động tới nguy cơ mắc bệnh gút. Vẫn cần phải có nhiều nghiên cứu khác để tìm ra hoạt chất nào trong cà phê giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gút, tuy nhiên với kết quả trên, những người đang mắc bệnh gút và sử dụng cà phê hàng ngày có thể yên tâm hơn.
Thực tế, uống cafe tốt cho người bệnh gút. Cà phê khi được sử dụng vào cơ thể có thể làm tăng độ hòa tan của acid uric có trong nước tiểu. Các hoạt chất polyphenol trong cà phê giúp cải thiện được tính thẩm thấu của tế bào để các chất chuyển hóa oxy hóa có trong tế bào được thải ra ngoài một cách hiệu quả và kịp thời. Từ đó sự cân bằng giữa chức năng bài tiết trong cơ thể và lượng acid uric được điều chỉnh.
Vì vậy, uống cà phê đúng cách sẽ có lợi cho việc làm giảm nồng độ của acid uric trong m.áu và cho quá trình bài tiết của nước tiểu. Tuy việc uống cà phê có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể đặc biệt ở trên bệnh nhân gút, giúp ngăn ngừa nguy cơ bùng phát cơn gút, thì cũng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng cà phê quá nhiều có thể gây ra các tác dụng ngược.
Khi sử dụng 5 tách cà phê trở lên, lượng acid chlorogenic ảnh hưởng đến gan, kích thích sự bắt đầu tích tụ mỡ của các tế bào. Khi hấp thụ quá nhiều một lượng lớn caffeine trong cà phê có thể dẫn đến tình trạng tim đ.ập nhanh, huyết áp cũng tăng lên và kèm theo sự xuất hiện của nhiều hiện tượng khác như: sốt ruột, nôn nóng, ù tai, bất an và chân tay run.