Lý do nhiều người mệt mỏi, khó chịu trong những ngày giáp Tết

Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột, phấn hoa và khói bụi được xem là yếu tố nguy cơ khiến sức khỏe nhiều người bị ảnh hưởng vào những ngày mùa xuân.

Những ngày giáp Tết, tôi liên tục bị chảy nước mũi, nghẹt mũi giống như dị ứng thời tiết với viêm xoang. Tại sao các triệu chứng lại nặng hơn vào giai đoạn này, phòng tránh như thế nào thưa bác sĩ? (Hoài Thu, Lâm Đồng).

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, trả lời:

Thời tiết mùa xuân được xem là khoảng thời gian giao thoa giữa cái lạnh của mùa đông và cái nóng oi bức của mùa hè. Đây là thời điểm băng tuyết tan dần ở một số nơi, nhiệt độ tăng dần, xuất hiện cơn mưa phùn để tiếp nước cho cây cối sinh sôi, nảy nở chồi non.

Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột, lúc nắng lúc mưa, phấn hoa, khói bụi được xem là các yếu tố nguy cơ góp phần khiến các triệu chứng chuyển nặng như nghẹt mũi, chảy dịch mũi, hắt hơi…

Vì vậy, chúng ta lưu ý một số phương pháp sau đây để bảo vệ sức khỏe cơ thể:

– Giữ ấm bằng cách mặc đồ dày, ấm, tắm nước ấm.

– Vệ sinh sạch và đúng cách vùng mũi họng với dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch rửa mũi.

– Tăng độ ẩm không khí trong phòng bằng cách dùng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương.

– Những người có biểu hiện hàn chứng (ớn lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh,…) có thể sử dụng một số thuốc từ thảo dược tăng độ ấm cho cơ thể như trà gừng, trà tía tô, tỏi, hành.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng nhiều rượu bia, nước có cồn, có gas, nước đá lạnh hay chế độ ăn nhiều dầu mỡ.

– Uống đủ nước 2 lít/ngày. Bổ sung một số vitamin tăng cường sức đề kháng và nghỉ ngơi hợp lý.

– Chườm ấm, bấm huyệt tại các vùng xoang để giảm đau, giảm nghẹt mũi. Cần được bác sĩ thăm khám khi các triệu chứng trở nặng.

Điều trị hen phế quản đợt cấp

Hen phế quản là bệnh mãn tính gặp ở cả người lớn và t.rẻ e.m. Bệnh gây co thắt phế quản, phù nề, tăng tiết lan tỏa ở đường thở, biểu hiện bằng cơn khó thở, ho, tiếng thở rít khi thở ra.

Trời chuyển lạnh, bệnh nhân hen phế quản rất dễ đột ngột lên cơn hen cấp, rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời.

Cơn hen phế quản có thể khởi phát sau tiếp xúc với các dị nguyên như: phấn hoa, bụi nhà, lông chó mèo; đôi khi là yếu tố môi trường như khói bụi, t.huốc l.á; sau một hoạt động gắng sức, sau nhiễm cúm, hoặc sau trào ngược dạ dày – thực quản…

Cơn hen có thể biểu hiện các mức độ từ nhẹ, cho tới cơn hen nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí cơn hen ác tính, đe dọa tính mạng.

Hen phế quản gây co thắt phế quản, phù nề, tăng tiết lan tỏa ở đường thở, biểu hiện bằng cơn khó thở, ho, tiếng thở rít khi thở ra

Ai dễ mắc hen phế quản?

– Độ t.uổi: Hen phế quản gặp ở mọi độ t.uổi, tuy nhiên gặp nhiều hơn ở t.rẻ e.m, người cao t.uổi

– Giới tính: B.é t.rai bị hen phế quản nhiều hơn b.é g.ái, ở t.uổi trưởng thành, nữ bị nhiều hơn nam.

– Yếu tố di truyền: Hen phế quản có tính chất gia đình, cơ địa dị ứng.

– Cân nặng: Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ hen phế quản

– Nghề nghiệp: Người làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi

Biểu hiện của cơn hen phế quản cấp

Cơn hen phế quản thường xuất hiện vào ban đêm, biểu hiện:

Ho khan hoặc kèm theo có khạc đờm trắng, quánh, dính

– Khó thở thành cơn, khó thở khi thở ra, phải ngồi dậy để thở

– Tiếng thở rít, hoặc khò khè

– Cảm giác nặng ngực

Điều trị cơn hen phế quản cấp

Xử trí cơn hen phế quản cấp cần theo nguyên tắc:

– Đảm bảo hô hấp: Thở oxy, hút đờm dãi, trường hợp nguy kịch phải thở máy

– Điều trị thuốc: sử dụng thuốc giãn phế quản (đường hít, khí dung, hoặc đường tĩnh mạch), thuốc chống viêm corticoid

Cách xử trí cơ khó thở do hen phế quản tại nhà:

Cơn khó thở do hen có nhiều mức độ từ nhẹ đến nguy kịch. Khi xuất hiện cơn khó thở tại nhà, hãy dùng những biện pháp xử lý sau đây để cắt cơn khó thở:

* Giờ đầu tiên:

– Ventoline 100 g hoặc Bricanyl 250 g: Xịt họng 3 lần, mỗi lần 4-10 xịt, cách mỗi 20 phút trong giờ đầu tiên.

– Nếu dùng máy khí dung thì:

Ventoline: Khí dung 3 lần, mỗi lần 5mg/2,5ml cho người lớn; 2,5mg/2,5ml cho t.rẻ e.m, cách mỗi lần 20 phút trong giờ đầu tiên, hoặc:

Bricanyl: Khí dung 3 lần, mỗi lần 5mg/2ml cho người lớn; 2,5mg/ml cho t.rẻ e.m, cách mỗi 20 phút trong giờ đầu tiên, hoặc Combivent (Salbutamol/ipratropium): Khí dung 1 ống 5ml/lần cho người lớn; 2,5ml/lần cho t.rẻ e.m x 3-4 lần /ngày, hoặc Theophylline tác dụng nhanh 100mg uống 1-3 viên.

Salbutamol 4mg x 1-2 viên/ lần (không phải thuốc ưu tiên).

Khi xuất hiện cơn khó thở tại nhà, hãy dùng Ventoline 100 g hoặc Bricanyl 250 g: Xịt họng 3 lần, mỗi lần 4-10 xịt, cách mỗi 20 phút trong giờ đầu tiên.

* Sau 1 giờ:

– Nếu đỡ khó thở: Xịt Ventoline hoặc Bricanyl thưa hơn: 3-4 giờ/lần, mỗi lần 4-10 xịt cho người lớn; mỗi lần 2-4 xịt cho t.rẻ e.m hoặc khí dung Ventoline 1 ống 5mg/2,5ml cho người lớn; 2,5mg/2,5ml cho t.rẻ e.m hoặc Bricanyl ống 5mg/2ml cho người lớn; 2,5mg/ml cho t.rẻ e.m, dùng 1-2 ngày sau.

– Nếu vẫn khó thở: Tiếp tục dùng Ventoline hoặc Bricanyl dầy hơn hoặc khí dung Ventoline hay Bricanyl ống 5mg cho người lớn; Ventoline hay Bricanyl ống 2,5mg cho t.rẻ e.m, uống thêm corticoid, đi khám bác sĩ ngay.

– Nếu khó thở nặng hơn: Xịt Ventoline hoặc Bricanyl gấp, hơn 4-10 xịt mỗi 20 phút, thêm Atrovent hoặc Berodual, uống thêm corticoid sau đó nhập viện ngay.

Tiên lượng cơn hen phế quản cấp như thế nào?

Người mắc hen phế quản có thể xuất hiện cơn hen nặng và t.ử v.ong bất kỳ thời điểm nào.

Trong đợt cấp cơn hen phế quản có thể có biến chứng tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn bội nhiễm hô hấp …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *