Sau khi nhận thông tin hàng loạt trường hợp bị viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn tại một thôn, ngành y tế Hà Tĩnh đã lấy mẫu phân loại và xử lý nguồn bệnh.
Nổi mẩn đỏ, ngứa và gãi nhiều gây trầy xước da ở vùng bị côn trùng đốt như cánh tay, cằng chân. Ảnh; CDC Hà Tĩnh.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Tĩnh cho biết địa phương này phát hiện hàng loạt trường hợp nổi mẩn đỏ, ngứa do côn trùng đốt ở thôn 5, xã Bình An huyện Lộc Hà.
Cụ thể, 7 người trong 3 hộ gia đình tại đây có biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa, gãi nhiều gây trầy xước da ở vùng bị côn trùng đốt như cánh tay, cẳng chân, lưng, bụng…
Sau khi nhận thông tin, CDC và ngành y tế địa phương đã triển khai giám sát, khẩn trương xác định làm rõ nguyên nhân, xử lý sớm nguồn bệnh.
Cách đây 20 ngày, gia đình bà Lê Thị Bính (thôn 5, xã Bình An, huyện Lộc Hà) có 3 thành viên xuất hiện nổi mẩn đỏ, ngứa và gãi nhiều gây trầy xước da ở vùng bị côn trùng đốt như cánh tay, cằng chân, lưng, bụng…
Gia đình đã tự đi mua thuốc điều trị nhưng không đỡ nên đã đi khám ở Bệnh viện Thái Thượng Hoàng Hà Tĩnh. Tại đây, các bệnh nhân được chẩn đoán viêm da dị ứng không rõ nguyên nhân.
Qua điều tra, cơ quan y tế phát hiện nhiều côn trùng ở ngoài vườn rau của các gia đình, nhất là khu vực trồng cà chua với mật độ dày. Loại côn trùng này có màn đen, kích thước nhỏ, có chân, không có cánh, hiện nay côn trùng bám đậu chủ yếu ngoài vườn. Nếu có người ra làm vườn, chúng sẽ bám đậu vào người và quần áo.
Khi bị côn trùng đốt, da nạn nhân sẽ có các nốt viêm màu đỏ, sau đó các nốt sẩn màu, ngứa. Các nốt này lúc đầu xuất hiện ở trên da vùng cánh tay chân sau đó lan xuống lưng, bụng.
CDC Hà Tĩnh bắt côn trùng, xác định loại và triển khai các hoạt động chuyên môn kỹ thuật để t.iêu d.iệt côn trùng xử lý nguồn bệnh. Ảnh: CDC Hà Tĩnh.
Ngay khi nhận được thông tin, lãnh đạo CDC Hà Tĩnh và khoa chuyên môn đã trực tiếp xuống địa phương giám sát dịch; thực hiện bắt côn trùng, xác định loại và triển khai các hoạt động chuyên môn kỹ thuật để t.iêu d.iệt côn trùng xử lý nguồn bệnh.
Tại đây, cán bộ y tế đã thu thập được 30 mẫu côn trùng đem về phân loại và t.iêu d.iệt bằng các hoạt động chuyên môn kỹ thuật. Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà cũng đã khử khuẩn bằng vôi bột, phun hóa chất Permethrin diệt côn trùng tại các hộ gia đình có người bị viêm da tiếp xúc trên.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Thanh, Phó giám đốc CDC Hà Tĩnh, qua giám sát bước đầu, người dân thôn 5, xã Bình An, huyện Lộc Hà được xác định bị viêm da tiếp xúc.
“Các bệnh nhân được xác định sơ bộ do bọ chét đốt. Chúng tôi cũng đang tư vấn ý kiến của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương để khẳng định”, ông cho biết.
Ngoài ra, ngành y tế khuyến cáo người dân vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, quần áo tránh phơi nhưng nơi có côn trùng xuất hiện; hạn chế ra khu vực có côn trùng; người dân không nên hoang mang lo lắng; khi có các triệu chứng sẩn ngứa do côn trùng đốt cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Vừa xuống máy bay, người phụ nữ phải nhập viện khẩn
Suốt thời gian ngồi trên máy bay, bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi vì phù mặt, khó thở và ngứa rất nhiều.Khi xuống đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), chị được chuyển ngay đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất.
Sáng 8/1, đại diện Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết nơi đây vừa điều trị cho một bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng sau tiêm vắc xin.
Bệnh nhân là chị T. (46 t.uổi), về Thanh Hoá thăm người thân, bị chó cắn vào cẳng chân trái. Sau tai nạn, chị đến một bệnh viện địa phương để xử trí vết thương, tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại và uốn ván.
Khoảng 2 giờ sau, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, tụt huyết áp. Chị trở lại bệnh viện để theo dõi. Tại đây, bệnh nhân được xử trí bằng thuốc adrenaline. Sau đó, tình trạng sức khoẻ của người phụ nữ này tạm thời ổn định nhưng các dấu hiệu bất thường vẫn còn. Do đó, chị quyết định đi máy bay để trở về TP.HCM nhập viện điều trị.
Suốt thời gian bay, người phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi vì phù mặt, khó thở và ngứa rất nhiều. Khi xuống đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), chị được chuyển ngay đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất.
Vết thương do chó cắn và triệu chứng sau tiêm vắc xin. Ảnh: BVCC.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 sau khi tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại và kháng uốn ván. Bác sĩ Phan Văn Thành, Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết do chuyến bay từ Thanh Hoá đến TP.HCM ngắn, bệnh viện tuyến trước đã xử trí tốt nên người bệnh không gặp nguy hiểm.
Sau vài ngày điều trị, chị T. đã ổn định và được xuất viện. Bệnh nhân tiêm 3 loại vắc xin và huyết thanh nên các bác sĩ khó xác định chính xác chị bị sốc phản vệ với loại thuốc nào, nhưng nghi ngờ nhiều nhất là do vắc xin uốn ván.
Bác sĩ Thành cũng cảnh báo khi bị chó cắn, nạn nhân và người nhà cần biết cách xử trí vết thương, theo dõi tình trạng của chó và tiêm phòng sớm. Sau khi tiêm, nạn nhân phải tiếp tục chú ý, không nên đi xa để phòng ngừa tình huống bất thường.
Nếu có các dấu hiệu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó thở sau khi tiêm vắc xin, người bệnh cần đến viện ngay để được xử trí. Đồng thời, cần nắm rõ cơ thể bị dị ứng với những chất nào và khai báo đầy đủ với bác sĩ.