Nhiều người hoàn toàn khỏe mạnh sau khi tiêm mũi 1 nhưng mệt mỏi, sốt sau mũi thứ 2.
Phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 hoặc bất kỳ loại vaccine nào có thể hơi khó chịu. Nếu bạn thuộc nhóm nhạy cảm, tác dụng phụ còn tồi tệ hơn, khiến bạn mệt mỏi, không thể làm việc trong một hoặc hai ngày.
Việc tiêm đủ 2 mũi vaccine là điều cần thiết để đảm bảo cơ thể được bảo vệ đầy đủ chống lại mầm bệnh do virus gây ra.
Lý do phản ứng phụ sau 2 mũi vaccine COVID-19 có thể khác nhau. (Ảnh minh họa)
Liều đầu tiên của vaccine kích hoạt các phản ứng viêm cần thiết và bắt đầu xây dựng kháng thể. Với liều thứ hai, các tế bào nhớ bắt đầu hoạt động để thu thập kháng thể tăng cường cao hơn. Do đó, hệ miễn dịch có thể mạnh mẽ hơn và dẫn đến các phản ứng dữ dội.
Đây là lý do liều thứ hai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với lần đầu tiên, mặc dù liều lượng giống hệt nhau.
Với một số loại vaccine COVID-19, liều thứ hai thúc đẩy phản ứng kép. Hệ miễn dịch đã có sẵn một số kháng thể và liều vaccine mới yêu cầu tạo ra nhiều kháng thể hơn. Do đó, các tác dụng phụ sẽ tăng lên. Loại phản ứng này có nhiều khả năng xảy ra với vaccine phát triển theo công nghệ mRNA.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch của mọi người không hoạt động theo cùng một cách. Do đó, cường độ và mức độ nặng nhẹ tác dụng phụ ở 2 lần của mỗi người sẽ không giống nhau.
Cấu trúc gene và thay đổi nội tiết tố cũng dễ làm bùng phát phản ứng. Đây là nguyên nhân phụ nữ có xu hướng gặp phải các tác dụng phụ nặng hơn nam giới. Họ cũng có thể bị thay đổi chu kỳ k.inh n.guyệt, đau bụng và buồn nôn.
Các tác dụng phụ với vaccine có xu hướng giống như bệnh cúm, có khả năng tương tự nhau sau 2 mũi. Tuy nhiên, các tác dụng phụ ở lần 2 có thể nặng hơn và khác về cường độ.
Đau tại chỗ tiêm, đau nhức, cứng khớp, sốt nhẹ là những triệu chứng được dự đoán sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên. Đó là những dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm cùng với sự mệt mỏi, uể oải và khó chịu.
Nhiều người đã cảm thấy kiệt sức và muốn nghỉ một vài ngày sau khi tiêm liều thứ 2. Một số ít cho biết họ bị buồn nôn, nôn, nhức đầu và ớn lạnh.
Cần lưu ý rằng các phản ứng dị ứng và phản vệ có thể tấn công một người bất cứ lúc nào sau mũi 1 hay mũi 2.
Tác dụng phụ của vaccine có thể gây khó chịu khiến bạn cần nghỉ ngơi bất kể bạn có khỏe mạnh hay có khả năng chịu đau ra sao. Mặc dù bạn có thể tiếp tục làm việc, nhưng cần tránh bất cứ điều gì gây thêm áp lực cho hệ miễn dịch hoặc khiến bạn mệt mỏi. Hạn chế các hoạt động hoặc công việc chiếm nhiều thời gian hoặc đòi hỏi bạn cần dùng nhiều sức.
Trước khi đi tiêm, bạn hãy cố gắng ăn uống, ngủ đủ giấc. Sau khi tiêm, cần uống nhiều nước và ăn thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tiêm vaccine COVID-19?: Người cao t.uổi và có bệnh nền cần lưu ý gì?
Những lưu ý với người cao t.uổi và người có bệnh lý nền khi tiêm vaccine COVID-19.
Đến nay, tiêm vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời giúp người mắc bệnh giảm nhẹ triệu chứng và nguy cơ t.ử v.ong.
Tại Việt Nam đang sử dụng các loại vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các vaccine này đều được chỉ định tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên, riêng vaccine AstraZeneca, theo hướng dẫn của nhà sản xuất được tiêm cho người từ 18 tuổi-65 t.uổi (người trên 65 t.uổi, người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính cần thận trong trong tiêm chủng).
Tiêm vaccine COVID-19 cho người cao t.uổi tại TP.HCM. (Ảnh: Bộ Y tế)
Với yêu cầu hàng đầu là tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn, các địa phương đang triển khai chiến dịch tiêm theo diễn biến dịch và lượng vaccine được cung ứng, từ đó quyết định các đối tượng tiêm và phạm vi triển khai.
Trong đợt tiêm chủng thứ 5 triển khai từ tuần cuối tháng 7/2021 tại Hà Nội và TP.HCM, đối tượng ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 được điều chỉnh. Trong đó, TP.HCM tổ chức tiêm vaccine cho người trên 18 t.uổi thuộc 15 nhóm đối tượng. Với 2 nhóm đứng đầu là người mắc bệnh nền được điều trị ổn định và người trên 65 t.uổi (theo nguyên tắc ưu tiên trên 80 t.uổi, từ 70 đến 80 t.uổi, trên 65 t.uổi).
Với nỗ lực đẩy nhanh miễn dịch cộng đồng, TP.HCM đã triển khai cả các điểm tiêm chủng lưu động để hỗ trợ các đối tượng là người cao t.uổi, đặc biệt là những người có t.iền sử tai biến, phải ngồi xe lăn… Hơn nữa, chiến dịch tiêm chủng lưu động cũng đạt lợi ích rất lớn trong đảm bảo giãn cách trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Từ thực tế tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người cao t.uổi, BS Nguyễn Tấn Phát, Trạm y tế (TYT) Phường Tân Quý, TP.HCM cho biết, những cụ già, đặc biệt là người có bệnh nền cần phải khám trước tiêm rất kỹ lưỡng trước khi tiêm. Ai có bệnh nền đang được điều trị ổn mới được chỉ định tiêm.
“Trước tiêm, nhân viên y tế cũng phải hỏi kỹ lưỡng về t.iền sử dị ứng thuốc và thức ăn, đồng thời nhân viên y tế cũng phải theo dõi chặt 30 phút sau tiêm. Đặc biệt, với người cao t.uổi, việc động viên, nâng đỡ tinh thần là rất quan trọng. Nhân viên y tế cần giải thích cho họ hiểu về lợi ích của tiêm vaccine giúp họ có miễn dịch phòng chống nhiễm bệnh cho bản thân và gia đình” , BS Tấn Phát nói.
Trong khi đó, tại Hà Nội, thành phố chủ trương tiêm vaccine cho 13 nhóm đối tượng, trong đó, nhóm thứ 8 là người mắc các bệnh mạn tính và người trên 65 t.uổi… Khi có đủ vaccine, ngành y tế Hà Nội sẽ triển khai đồng loạt trên toàn thành phố
Với người cao t.uổi và có bệnh nền, các chuyên gia lưu ý, nhóm đối tượng này hệ miễn dịch đã suy giảm so với người trẻ t.uổi, nên cần khám sàng lọc kỹ lưỡng. Họ cũng cần uống thuốc điều trị bệnh lý, đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng, chống dịch, nhất là khẩu hiệu 5K. Căn cứ vào tình hình sức khỏe của người cao t.uổi và có bệnh nên, bác sĩ sẽ quyết định tiêm vaccine COVID-19 hay không.
Một số vaccine COVID-19 sử dụng ở VN
AstraZeneca: Vaccine này được tiêm cho người trên 18-65 t.uổi. Thời gian tiêm giữa 2 mũi từ 8-12 tuần.
Với người cao t.uổi, hiệu quả của vaccine đạt 60% ở người trên 70 t.uổi trong việc ngăn ngừa COVID-19 kéo dài 6 tuần sau liều đầu tiên; giảm 73% nhập viện liên quan COVID-19 ở người trên 80 t.uổi. Giảm 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở người già từ 80 t.uổi trở lên có mắc các bệnh mạn tính đi kèm.
Pfizer: Đây là vaccine được chỉ định tiêm cho người trên 12 t.uổi. Nhưng giai đoạn đầu chiến dịch tiêm chủng chỉ khuyến khích người có bệnh nền để tạo kháng thể chủ động, nên chưa tiêm rộng rãi cho người từ 12-16 t.uổi, mà ưu tiên tiêm cho người trên 65 t.uổi và 16 đến 18 t.uổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi tiêm từ 3 đến 6 tuần.
Đối với người cao t.uổi, sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả bảo vệ người trên 70 t.uổi đạt 61%. Hoàn thành 2 mũi tiêm giúp giảm 94,7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.
Moderna: Vaccine này được tiêm cho người trên 18 t.uổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi từ 4-6 tuần. Sau tiêm, cơ thể bắt đầu có miễn dịch sau 14 ngày từ mũi 1. Hiệu quả đạt được là 51,8%. Khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2, hiệu quả phòng bệnh đạt 94,1%.
Ở người từ 65 t.uổi trở lên nếu được tiêm đủ 2 mũi vaccine Moderna sẽ giúp giảm 86,4% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.