Lý do vaccine phòng sốt xuất huyết khó sản xuất

Các nhà khoa học đã bắt đầu hành trình tạo ra vaccine sốt xuất huyết từ gần một thế kỷ trước.

Song, quá trình này đến nay vẫn còn nhiều khó khăn.

Chặng đường điều chế vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết còn gặp nhiều thách thức. Ảnh: Bioworld.

Giới khoa học đã dành gần 95 năm để nghiên cứu ra loại vaccine sốt xuất huyết. Tuy nhiên, vấn đề nan giải là sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau, và khó để cho ra loại vaccine có thể kháng hiệu quả cả 4 chủng này.

Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên bắt đầu vào năm 1929, với việc sử dụng virus bất hoạt bằng phenol hoặc mật. Tuy không thành công, thử nghiệm đã tạo t.iền đề cho tiến trình điều chế vaccine sốt xuất huyết sau này.

Sốt xuất huyết có 4 chủng virus dengue là Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4. Mỗi chủng virus lại tương tác khác nhau với các kháng thể trong cơ thể người.

Người nhiễm virus chủng nào sẽ có miễn dịch với chủng đó suốt đời, nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh bởi các chủng còn lại, thậm chí có nguy cơ biến chứng lần sau nặng hơn lần trước, theo The Hindu.

Chặng đường chông gai

Để tạo ra được loại vaccine tối ưu, các nhà khoa học phải đảm bảo vaccine có khả năng miễn dịch lâu dài với 4 chủng của virus sốt xuất huyết, bất kể t.uổi tác và tình trạng n.hiễm t.rùng.

Vaccine cũng cần loại bỏ nguy cơ sốt xuất huyết trở nặng do tình trạng tăng cường phụ thuộc kháng thể (ADE), tức là tình trạng kháng thể sinh ra trong lần sơ nhiễm với một type huyết thanh, nhưng không những không bảo vệ cơ thể mà còn giúp virus Dengue thuộc type huyết thanh khác phát triển nhanh hơn, khiến bệnh càng tăng nặng.

“Con đường tạo ra vaccine sốt xuất huyết lý tưởng rất khó khăn”, Sathyamangalam Swaminathan, nhà virus học tại New Delhi, Ấn Độ, nói.

Rủi ro xảy ra tình trạng ADE là thách thức lớn để phát triển vaccine sốt xuất huyết. Trong khi đó, tính an toàn là điều rất quan trọng với bất kỳ loại vaccine nào.

Đến nay, có 2 loại vaccine được thương mại hóa và được cấp phép ở một số quốc gia là Dengvaxia do tập đoàn dược phẩm Pháp và Qdenga do tập đoàn Nhật Bản sản xuất.

Các chuyên gia cho rằng sản xuất vaccine sốt xuất huyết khó khăn còn do chưa có đủ nghiên cứu về loại bệnh, bản chất virus ngày càng phát triển, cơ chế lây nhiễm lên người phức tạp. Ngoài ra, lo ngại về độ an toàn của vaccine và thiếu kinh phí đầu tư cũng là khó khăn lớn.

Một thách thức khác trong khâu thử nghiệm là thiếu các loài động vật thí nghiệm thích hợp để cho ra kết quả. Chẳng hạn, bên trong chuột vốn đã có khả năng kháng lây nhiễm sốt xuất huyết.

Các nhà khoa học đồng tình rằng độ hiệu quả của vaccine khi thử nghiệm trên động vật không phản ánh chính xác sự tiến triển của bệnh ở người, theo Nature.

Nguồn lực hạn chế

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận sốt xuất huyết là một trong 20 bệnh nhiệt đới bị bỏ quên. Nhóm bệnh này phổ biến ở các quốc gia có thu nhập thấp, thuộc các khu vực đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

Joelle Tanguy, Giám đốc đối ngoại của tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến về Thuốc dành cho Các bệnh bị bỏ quên (DNDi), nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết cần ưu tiên nghiên cứu và phát triển các bệnh nhạy cảm với khí hậu, khi thuốc và phương pháp chẩn đoán chưa được phát triển.

Trong khi đó, ngành y tế và dược phẩm thường tập trung vào thị trường lợi nhuận cao hơn.

Một số khu vực nguy cơ mắc sốt xuất huyết cao ghi nhận việc thiếu phổ cập kiến thức đến người dân và nhân viên y tế trong việc chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết.

Radha Pradhan, người huấn luyện cho các điều dưỡng thuộc Quỹ Antara tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, nói đã chứng kiến các nhân viên y tế thiếu nhiều kiến thức về bệnh.

Một vài nơi trước đây chưa mắc sốt xuất huyết nhưng số ca gần đây tăng, điều này dấy lên lo ngại vì những người chưa từng mắc bệnh sẽ không phân biệt được các triệu chứng cơ bản, cũng như có khả năng chẩn đoán sai, Pradhan nói.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng với 2 loại vaccine sốt xuất huyết hiện tại chỉ ra hiệu quả đạt khoảng 80-81%. Song, có những trường hợp trong quá khứ khiến các quốc gia dè dặt khi tiêm chủng đại trà vaccine sốt xuất huyết.

Vào năm 2016, Philippines triển khai tiêm vaccine sốt xuất huyết cho hơn 800.000 t.rẻ e.m trên 9 t.uổi. Tuy nhiên, các báo cáo ghi nhận một số trường hợp trẻ chưa từng mắc sốt xuất huyết gặp biến chứng nặng hơn khi mắc bệnh. Philippines đã dừng tiêm vaccine này vào năm 2017.

Hiện nay chưa có thuốc hay phương pháp điều trị sốt xuất huyết. Để phòng bệnh, mọi người cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chum, vại chứa nước, diệt muỗi, đồng thời nâng cao nhận thức về bệnh để phát hiện và chữa trị kịp thời.

Việt Nam tham gia thử nghiệm vaccine sốt xuất huyết của Nhật Bản

Vừa qua, một loại vaccine ngừa sốt xuất huyết của Nhật Bản đang được thử nghiệm, bước đầu có hiệu quả phòng bệnh đối với cả 4 tuýp virus gây bệnh sốt xuất huyết.


Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba, Hà Nội. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Sáng 12/10, bên lề Hội nghị Khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong y học do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức, Giáo sư Nguyễn Văn Kính – Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ tham gia tiêm thử nghiệm vaccine sốt xuất huyết của Nhật Bản.

Theo Giáo sư Kính, trước đây, một số quốc gia thử nghiệm và cấp phép lưu hành với một loại vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn, nhất là với virus tuýp 2 – tuýp virus gây bệnh sốt xuất huyết phổ biến hiện nay.

Vừa qua, một loại vaccine ngừa sốt xuất huyết của Nhật Bản đang được thử nghiệm, bước đầu có hiệu quả phòng bệnh đối với cả 4 tuýp virus gây bệnh sốt xuất huyết. Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ tham gia thử nghiệm vaccine này.

Vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết này cùng một liều tiêm có thể chỉ định cho cả người lớn và trẻ nhỏ, do đó cần phải thử nghiệm và có những đ.ánh giá kỹ càng về tác động đối với sức khoẻ trước khi áp dụng rộng rãi trên cộng đồng.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 90.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 26 trường hợp đã t.ử v.ong.

Tại Hà Nội, gần 2 tháng qua, số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh, mỗi tuần ghi nhận từ hơn 2.000 đến gần 3.000 bệnh nhân, đã có 4 trường hợp t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *