Ma trận sách sức khỏe

Tranh thủ ngày cuối tuần, chị Mai Anh (ngụ quận 5) ghé Nhà sách Phương Nam trên đường Ba Tháng Hai (quận 10, TPHCM) tìm mua sách về ung thư.

Đến kệ sách trưng bày dòng sách sức khỏe, chị trở nên lúng túng và hoang mang, không biết phải chọn cuốn sách nào, bởi có rất nhiều cuốn sách về ung thư cũng như các loại bệnh khác. Đây chính là thực tế chung của dòng sách sức khỏe trên thị trường xuất bản hiện nay.

Bệnh gì cũng có sách

Không riêng gì chị Mai Anh, bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu cũng đều có cảm giác hoang mang và lúng túng trước “ma trận” sách sức khỏe. Sách về sức khỏe nam giới, nữ giới, t.rẻ e.m, về Đông y, Tây y… đều có tất. Thậm chí, chỉ riêng một căn bệnh cũng có hàng loạt sách liên quan. Điều đáng nói là những cuốn sách này được viết hoặc biên soạn bởi nhiều đối tượng tác giả khác nhau, từ bác sĩ, chuyên gia cho đến những tác giả nghiệp dư.

Độc giả lúng túng trước “ma trận” sách sức khỏe

Khi căn bệnh ung thư ngày càng phổ biến ở Việt Nam, rất nhiều đơn vị trong nước cũng nhanh chóng thực hiện và xuất bản sách về căn bệnh này. Chỉ cần gõ từ khóa “sách ung thư” vào thanh tìm kiếm của Google, trong 0.26 giây đã cho ra 132 triệu kết quả. Mặc dù nhiều là vậy nhưng sách về ung thư vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Mới đây, thương hiệu sách Sống và NXB Dân Trí vừa giới thiệu đến độc giả cuốn sách Ung thư không phải là c.hết của tác giả Nguyễn Lê, nguyên là bác sĩ chuyên khoa gan mật truyền nhiễm (Bệnh viện 103, Học viện Quân Y). Sách là tự truyện của một bác sĩ mắc căn bệnh ung thư gan nguyên phát.

“Thông qua cuốn sách, tôi muốn truyền tải thông điệp về cách nhìn nhận bệnh ung thư, quả đáng sợ nhưng không hẳn là c.hết, cũng như nghị lực, cảm hứng sống cho người bệnh. Bởi vì, ung thư gan là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất, nhưng tôi vẫn có thể vượt qua và hơn 10 năm vẫn sống khỏe thì những người bệnh khác cũng có thể như vậy, thậm chí có thể có cơ hội nhiều hơn. Ngoài ra, bằng những trải nghiệm, kiến thức của mình, tôi cũng mong muốn người bệnh và người nhà của bệnh nhân có thêm những hiểu biết, kinh nghiệm để chống chọi hiệu quả với bệnh”, tác giả Nguyễn Lê chia sẻ về lý do ra đời cuốn sách.

Nhưng không phải cuốn sách sức khỏe nào trên thị trường cũng xuất phát từ trải nghiệm của chính tác giả như vậy.

Chỉ là nguồn tham khảo

Sách nhiều, bệnh gì cũng có nhưng thực tế không phải cuốn sách nào cũng đáng tin, cũng có thể thay bác sĩ. Mặc dù được tái bản nhiều lần nhưng bộ sách Nhân tố Enzym của tác giả Hiromi Shinya, nguyên Trưởng khoa Nội soi dạ dày của một bệnh viện lớn ở Mỹ, lại khiến không ít độc giả thất vọng.

Theo độc giả Nguyễn Liên, tác giả chỉ dùng một phần đúng của khoa học để suy ra nhận định của mình. “Cả cuốn sách, tác giả luôn nhắc về nghiên cứu trên nhiều bệnh nhân mà không hề dẫn chứng. Như vậy không xác thực. Tôi cũng không hiểu bằng chứng nào tác giả viết rằng lipid của loài động vật thân nhiệt cao khi vào cơ thể người liền bị đông lại”, độc giả Nguyễn Liên cho biết.

Tác giả, bác sĩ Nguyễn Lê nhận định, sách vở chỉ là lý thuyết, câu chuyện của mỗi người cũng chỉ là tham khảo, thực tế mỗi người bệnh là một vấn đề riêng biệt. Chính vì vậy, người bệnh hay người nhà bệnh nhân cần tăng cường tìm hiểu những kiến thức về bệnh, để có thể tự giúp mình, tự theo dõi, tự điều chỉnh và để trao đổi cùng bác sĩ điều trị. Mỗi một giai đoạn bệnh, mỗi cơ địa là khác nhau. Cho nên, sách cũng chỉ là nguồn tham khảo và rút ra những điều cần thiết cho riêng mình, chứ không thể áp dụng được hoàn toàn cho tất cả.

“Quan trọng là tìm kiếm được điều phù hợp nhất cho chính bản thân cơ địa và bệnh lý của mỗi người. Điều này không hề dễ. Nếu người bệnh cảm thấy có những thông tin, nhận thức mình chưa chắc, chưa rõ ràng nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để có thêm lời khuyên cho chính xác. Nhất thiết phải trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia, không nên hỏi lung tung”, tác giả Nguyễn Lê nói thêm

“Điều quan trọng ở đây là bạn phải hiểu về con người của mình, biết mình muốn gì, đang tìm gì để lựa chọn cuốn sách phù hợp. Có 2 kênh để độc giả có thể lựa chọn những cuốn sách thực sự bổ ích và có giá trị, chính là tác giả và nơi làm sách. Bạn cần tìm hiểu tác giả là ai, có uy tín không, đã từng đọc chưa và có yên tâm về họ không. Thêm một kênh nữa là những người trực tiếp làm sách hay các đơn vị làm sách”, Tiến sĩ xã hội học và tâm lý học Phạm Thị Thúy cho biết.

QUỲNH YÊN

Theo SGGP

Những vấn đề sức khỏe nam giới không nên bỏ qua

Nam giới thường ít ốm nhưng lại có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn phụ nữ, nguyên nhân có thể là do họ bỏ qua những dấu hiệu ban đầu mà không đi khám.

Đôi khi, ngứa đơn thuần chỉ là ngứa, đau cơ cũng chỉ là 1 cơn đau thông thường. Nhưng khi các triệu chứng kéo dài, hoặc bạn bắt đầu nhận thấy nó liên tục lặp lại, thì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những dấu hiệu bạn không nên bỏ qua và nên đi khám càng sớm càng tốt.

Vết sưng không tan – Một số người nghĩ đó là mụn hay vế sưng do dao cạo. Một số người khác lại nhận thấy đó là những vết xước hay sẹo mà họ không nhớ là đã gặp phải từ khi nào. Những vết sưng có phần bí ẩn này có thể là ung thư biểu mô tế bào, một dạng ung thư da có thể gặp phải ở cả nam giới và phụ nữ, nhưng chúng có thể điều trị được. Nó có thể xuất hiện ở da đầu, mí mắt, vành tai hay ở lưng… Dù không có xu hướng gây di căn nhanh như các khối u ác tính, nhưng nếu càng để lâu, các vết sẹo sẽ càng trở nên xấu xí.

Tiểu đêm hoặc khó tiểu – Nếu bạn tiểu đêm nhiều hơn 1 lần/đêm hoặc cảm thấy phải vào nhà vệ sinh liên tục suốt ngày, tiểu buốt, tiểu dắt, thì đây có thể là vấn đề về t.iền liệt tuyến. Một nửa số nam giới gặp phải vấn đề này. Một số người có thể tự khỏi, nhưng một số người lại cần điều trị để tránh tình trạng khó chịu kéo dài. Ít gặp hơn, một số trường hợp cần phải phẫu thuật để ngăn ngừa các vấn đề phức tạp khác như suy thận. Tiểu buốt, tiểu dắt cũng có thể là dấu hiệu hiếm gặp của tiểu đường và thậm chí là ung thư t.iền liệt tuyến.

Rối l.oạn c.ương d.ương – Bất cứ người đàn ông nào gặp phải vấn đề này đều nên đi khám bác sỹ và không chỉ đơn thuần là vì một đơn thuốc viagra. Đừng cho rằng bạn vẫn còn quá trẻ để gặp phải vấn đề về rối l.oạn c.ương d.ương. Khoảng 25% nam giới ở độ t.uổi dưới 40 gặp phải vấn đề này. Tình trạng này có thể là do căng thẳng hay thói quen uống rượu bia và hút t.huốc l.á. Nhưng nếu chỉ đổ lỗi cho thói quen sinh hoạt thì có thể bạn đã bỏ sót những vấn đề thực sự: rối l.oạn c.ương d.ương có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo các vấn đề về tim mạch.

Thay đổi tâm lý – Bạn cảm thấy mình nóng tính hơn, hay cáu giận, hung hăng hay thậm chí cư xử liều lĩnh, nguy hiểm. Đó có thể là dấu hiệu trầm cảm ở nam giới. Điều thú vị là: việc thiếu vitamin B12 và vitamin D có thường có liên quan đến trầm cảm. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số bệnh bệnh mạn tính, thậm chí cả tiểu đường cũng thường có liên quan tới trầm cảm ở nam giới.

Ho không kéo dài không khỏi -Tình trạng ho kéo dài cả tháng thậm chí hơn thế có thể khiến bạn bị khàn tiếng, khó nuốt thức ăn. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không được thăm khám và điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày có thể gây ung thư thực quản – căn bệnh mà nam giới có nguy cơ mắc phải cao gấp 3 lần nữ giới. Ngoài ra, ho kéo dài có thể là dấu hiệu của hen suyễn, hay ít gặp hơn là ung thư phổi hoặc vấn đề về tim.

Ngoài những dấu hiệu kể trên, bạn cũng nên đi khám càng sớm càng tốt nếu gặp phải các vấn đề như: đột qụy; suy nhược hay liệt nửa người (thường gặp ở mặt, cánh tay và chân); mất thị lực ở 1 hay cả 2 bên mắt; khó phát ra tiếng hay méo tiếng; choáng đột ngột hoặc đau đầu dữ dội./.

Theo CTV Chi Mai/VOV.VN (biên dịch)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *