Đa số người bệnh sốt xuất huyết đều tự điều trị tại nhà cho tới khi bệnh chuyển biến xấu mới bắt đầu nhập viện. Tuy nhiên, người bệnh cần được nhập viện kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc. Vậy bệnh nhân sốt xuất huyết khi nào phải nhập viện ngay?
Sốt xuất huyết thường bùng phát thành dịch vào mỗi mùa mưa nóng ẩm hoặc có thể xảy ra quanh năm. Cả t.rẻ e.m và người lớn đều có thể mắc phải căn bệnh này.
Tên gọi đầy đủ của sốt xuất huyết là sốt xuất huyết dengue, được phân chia thành 3 cấp độ (theo WHO): cấp độ 1 – sốt xuất huyết dengue; cấp độ 2 – sốt xuất huyết dengue dấu hiệu cảnh báo; cấp độ 3 – sốt xuất huyết dengue thể nặng. Trong đó, những người mắc bệnh ở cấp độ 1 chỉ cần điều trị ngoại trú.
Nhưng khi đã bước sang cấp độ 2 và nặng nhất là cấp độ 3 thì cần nhập viện ngay để được cứu chữa kịp thời. Làm thế nào để xác định được sốt xuất huyết cấp độ 2, 3, sốt xuất huyết khi nào phải nhập viện?
1. Trẻ bị sốt xuất huyết khi nào phải nhập viện?
Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở t.rẻ e.m kể trên thường diễn ra vào khoảng 1 -2 ngày đầu mắc bệnh. Nếu không được chăm sóc và điều trị cẩn thận hoặc sức đề kháng của trẻ yếu, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu.
Trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết khi nào phải nhập viện? Khi có các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết sau đây, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay:
– Trẻ vẫn còn sốt hoặc đã giảm sốt, chỉ còn sốt nhẹ
– Vẫn còn hiện tượng xuất huyết dưới da, bắt đầu xuất hiện những vết bầm tím trên da.
– Trẻ nôn nhiều, thậm chí nôn ra m.áu, đi cầu ra m.áu do xuất huyết tiêu hóa trong.
– Cơ thể trẻ mệt mỏi, dễ rơi vào trạng thái ngủ mê man, gan bàn chân, lòng bàn tay lạnh.
– Trẻ đi tiểu rất ít
– Ở những trường hợp nặng, trẻ có thể bị phù nề mi mắt, gan to, tràn dịch màng phổi
2. Người lớn bị sốt xuất huyết khi nào phải nhập viện?
Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì đều có khả năng bị biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, những người trưởng thành mắc bệnh không được chủ quan với sức khỏe của bản thân. Để biết được sốt xuất huyết khi nào phải nhập viện, hãy nắm rõ các dấu hiệu sau đây:
– Bệnh nhân bị sốc khi sốt cao đột ngột chuyển sang giai đoạn hết sốt
– Cơ thể mệt mỏi, mất sức, môi khô nứt nẻ, buồn ngủ li bì
– Chân tay lạnh, có xuất hiện các vết như bầm tím
– Cảm giác đau tức bụng tăng lên kèm theo hiện tượng đau nhức 2 hốc mắt, đau đầu nhẹ hoặc dữ dội
– Tần suất đi tiểu và đại tiện ít hơn hẳn
– Xuất hiện tình trạng ra m.áu chân răng, xuất huyết dạ dày (nôn ói ra m.áu), đại tiện ra m.áu
Khi nhập viện kiểm tra, bác sĩ sẽ có thể đ.ánh giá được biến chứng sốt xuất huyết dựa trên 3 biểu hiện nữa đó là tràn dịch màng phổi, giảm tiểu cầu, thậm chí trụy mạch. Sốt xuất huyết khi nào phải nhập viện? Ngoài các biểu hiện kể trên, người bệnh cần được thăm khám kịp thời sau khoảng 2 – 3 ngày điều trị tại nhà mà nhận thấy không có tiến triển khả quan.
Truyền 2 lít m.áu cứu b.é t.rai nguy kịch do sốt xuất huyết
B.é t.rai nhập viện trong tình trạng sốc do sốt xuất huyết biến chứng suy đa cơ quan, tràn dịch màng phổi và mất nhiều m.áu.
Tối 9/9, BSCKII Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết đơn vị này đang điều trị cho bệnh nhi B.M.M. (13 t.uổi, ngụ tại Trà Vinh) bị sốt xuất huyết dengue nặng.
Trước đó, bệnh nhi có biểu hiện sốt cao, khó thở, mệt mỏi. Tuy nhiên, đến ngày thứ 4 sau khi phát bệnh, gia đình mới đưa trẻ đi cấp cứu.
Sau khi nhập viện, các bác sĩ nhanh chóng hồi sức tích cực cho bệnh nhi bằng nhiều biện pháp như đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung ương, thở áp lực dương liên tục…
Sau một ngày hồi sức, tình trạng sức khỏe của bé diễn biến xấu. Các bác sĩ ghi nhận bé bị tràn dịch màng phổi, bụng, xuất huyết tiêu hóa và suy hô hấp nặng. Bệnh nhi được đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn kiểm soát áp lực.
B.é t.rai bị sốc do sốt xuất huyết biến chứng suy đa cơ quan. Ảnh: BVCC.
Để giải quyết tình trạng rối loạn đông m.áu, các bác sĩ đã truyền hơn 2 lít huyết tương tươi kết tủa lạnh và tiểu cầu đậm đặc cho trẻ. Ngoài ra, vấn đề xuất huyết tiêu hóa cũng được xử lý bằng cách chọc dò dịch ổ bụng, truyền dịch chống sốc.
Sau thời gian hồi sức tích cực, bệnh nhi qua cơn nguy kịch. Hiện tại, bé cai được máy thở, chức năng gan hồi phục.
Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy nhận định đây là trường hợp sốt xuất huyết nặng. Nhờ được hỗ trợ hô hấp đúng thời điểm và dẫn lưu ổ bụng, bệnh nhi tránh được tình trạng sốc kéo dài dẫn đến suy đa cơ quan.
Bác sĩ Thy khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh này là sốt cao trên 2 ngày, khó chịu, đau bụng, ra m.áu cam, m.áu răng, nôn ra m.áu, tiêu phân đen… Nếu để sang ngày thứ 4, 5, bệnh nhi có thể rơi vào tình trạng sốc, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết trong 8 tháng đầu năm, tình hình dịch sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, ngành y tế đã ghi nhận trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết nhập viện trễ.
Cơ quan này khuyến cáo trong mùa dịch sốt xuất huyết, khi có dấu hiệu bệnh, người dân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế, không tự ý điều trị tại nhà.