Bị sốt và phù toàn thân gần hai tháng qua, người phụ nữ 28 t.uổi, ngụ Củ Chi, ở nhà tự uống thuốc hạ sốt.
Đến khi tình trạng khó thở tăng nhiều, phải ngồi thở, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cấp cứu, được chẩn đoán mắc Covid-19 thể nhẹ, có dấu hiệu tràn dịch màng ngoài tim. Kết quả siêu âm và chụp X-quang cho thấy tim bệnh nhân bị chèn ép bởi lượng dịch lớn, có dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi hai bên.
Bệnh nhân được phẫu thuật dẫn lưu dịch màng ngoài tim và và dịch màng phổi trái, thoát nguy kịch, điều trị tại khu hồi sức Covid-19.
Trong thời gian điều trị, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị Lupus ban đỏ hệ thống. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý viêm tự miễn mạn tính có biểu hiện bệnh ở nhiều hệ cơ quan, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ t.uổi. Các biểu hiện thông thường có thể bao gồm đau khớp, hội chứng Raynaud, ban gò má và các ban khác, viêm màng phổi và viêm màng ngoài tim, tổn thương thận hoặc thần kinh trung ương, giảm các dòng tế bào m.áu.
Phim chụp X-quang bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi hai bên và tràn dịch màng ngoài tim. Ảnh. Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á
Bệnh nhân tđiều trị bệnh Lupus song song Covid-19. Bệnh diễn tiến ổn định, chị được rút ống dẫn lưu sau 5 ngày.
Ngày 24/9, Thạc sĩ bác sĩ Vũ Lệ Anh (Trưởng Khoa điều trị Covid-19 Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á), cho biết: “Bệnh nhân có bệnh nền Lupus nhưng không được chẩn đoán và điều trị sớm, nhập viện trong bệnh cảnh nặng tràn dịch màng ngoài tim lượng nhiều, rất may được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng phác đồ”.
Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, hồi phục tốt. Ảnh. Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á
Nguy cơ tổn thương gan do tùy tiện dùng thuốc hạ sốt, giảm đau
Trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mạng xã hội xuất hiện nhiều hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa COVID-19 tại nhà.
Trong số đó có hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng thuốc paracetamol để chữa trị triệu chứng ho, sốt, khó thở…
Tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau dễ gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ cho biết đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc do lạm dụng thuốc hạ sốt paracetamol để chữa COVID-19.
“Người dân nên cẩn trọng trước các bài thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần xin ý kiến bác sĩ” – các bác sĩ cho biết.
Sử dụng quá liều paracetamol dễ suy gan, co giật…
Giữa tháng 8 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân 27 tháng t.uổi, b.é t.rai được người nhà cho uống thuốc hạ sốt paracetamol 500mg với liều lượng 4 viên/ngày, đã uống 4 ngày và ngộ độc, hôn mê… trước khi nhập viện.
Bước đầu tìm hiểu từ người nhà cho thấy cháu bé có triệu chứng sốt cao từng cơn, ho khò khè từ 4 ngày trước. Tuy nhiên, thay vì đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, người nhà đã tự ý cho cháu uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol.
Điều nguy hiểm là gia đình đã cho cháu sử dụng thuốc quá liều, cho uống paracetamol hàm lượng 500mg với liều lượng 4 viên/ngày, và thực tế đã cho cháu uống 4 ngày liên tiếp trước khi đưa cháu vào viện.
Cũng theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, khi gia đình cho bé vào viện, bé đã trong tình trạng lơ mơ, mệt lả, sốt 38 độ, khó thở nhiều, ho khò khè, tim nhịp nhanh, phổi thông khí kém, gan to dưới bờ sườn 2cm.
Paracetamol là thuốc thuộc danh mục OTC, không phải kê theo đơn, người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về sử dụng khi đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện.
Trên thị trường mỗi nước có thể có tới hàng trăm biệt dược có tên gọi khác nhau có chứa hoạt chất chính là paracetamol, trong đó với dạng viên có hàm lượng paracetamol mỗi viên phổ biến là 500mg. Ngoài ra, loại thuốc này có thể ở dạng viên đặt h.ậu m.ôn, gói bột hoặc sirô.
Dù thuốc sử dụng không theo đơn, nhưng khi dùng paracetamol yêu cầu đúng liều của nhà sản xuất và đảm bảo thời gian giữa các lần uống thuốc.
Nếu dùng cùng lúc hoặc liên tiếp nhiều sản phẩm có chứa cùng hoạt chất paracetamol (trong trường hợp thấy bệnh không thuyên giảm hoặc muốn dùng nhiều thuốc để có tác dụng mạnh), dẫn tới tổng liều paracetamol hằng ngày vượt quá quy định sẽ dẫn tới quá liều và ngộ độc lúc nào không biết.
Các biểu hiện ngộ độc ban đầu thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện gì, hoặc có thể lẫn với các biểu hiện của bệnh gây đau, sốt. Tuy nhiên, khi xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng dần, bắt đầu từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi.
Với trường hợp ngộ độc do lạm dụng thuốc thì tổn thương gan có thể chậm hơn. Khi bệnh nhân đã có tình trạng vàng da, chán ăn… tức là đã muộn. Khi có viêm gan nặng, người bệnh dễ bị suy gan, hôn mê gan, khi đó tỉ lệ t.ử v.ong tới 50% hoặc hơn.
Ngoài ra, khi lạm dụng paracetamol có thể dẫn tới co mạch, xuất hiện cơn tăng huyết áp, đau tim, gây mê sảng, ảo giác, táo bón, tắc ruột, co giật, loạn nhịp tim… Với trẻ nhỏ, các thành phần kết hợp của thuốc này đều có nguy cơ gây thở yếu, ngừng thở.
Bảo vệ gan khi dùng hạ sốt, giảm đau
Ngoài COVID-19, paracetamol đang được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp đau răng, sốt, hạ sốt sau khi tiêm chủng vắc xin COVID-19… Thực tế đã có những trường hợp bị ngộ độc do sử dụng paracetamol quá liều.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hàm lượng paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ là không quá 3 gram/24 giờ với người trưởng thành, và t.rẻ e.m 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần.
Bệnh nhân không sử dụng quá 6 lần/24 giờ. Tuy nhiên, trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gram paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.
Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành, mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.
Luôn chú ý đến các loại thuốc khác đang sử dụng tránh tương tác có hại (đặc biệt một số thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh làm tăng độc tính của paracetamol), hoặc thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc paracetamol (như người lạm dụng rượu, gầy yếu, suy nhược, ăn kém, n.hiễm t.rùng nặng hoặc các bệnh gây suy mòn).
Theo các chuyên gia y tế, các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đều có xuất hiện triệu chứng như ho, sốt. Người dân không tự ý mua thuốc để dự trữ, tự điều trị tại nhà theo các bài thuốc không rõ nguồn gốc. Không chỉ là người từ vùng dịch về mà bất kỳ ai khi có triệu chứng ho, sốt… nên liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hướng dẫn kịp thời.
Tăng cường chức năng cho gan giúp bảo vệ lá gan của bạn
Loại thuốc được biết đến nhiều nhất có thể gây hại cho gan là thuốc giảm đau, hạ sốt. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh nhận thức chưa đầy đủ về cách sử dụng và hậu quả của thuốc, một phần do thuốc được bán sẵn rộng rãi mà không cần bác sĩ kê đơn.
Khi được sử dụng theo chỉ dẫn, thuốc an toàn ngay cả đối với những người mắc bệnh gan. Tuy nhiên, uống quá nhiều thuốc hạ sốt giảm đau cùng một lúc, hoặc dùng liều cao liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương cho gan.
Sau liệu trình dùng thuốc kéo dài, kể cả dùng đúng vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới gan, bởi mọi thứ nạp vào cơ thể đều được xử lý thải độc qua gan. Sau mỗi đợt dùng thuốc kéo dài, có thể sử dụng thuốc bổ gan. Các nghiên cứu cho thấy thành phần trong thuốc bổ gan mang lại lợi ích cho cơ thể.