Những chiếc quần jeans dáng bó giúp tôn dáng đẹp nhưng đồng thời cũng gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những chiếc quần jeans chật sẽ làm cho không khí khó lưu thông, từ đó khiến nhiệt độ và độ ẩm ở vùng kín tăng cao hơn bình thường. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các tế bào t.inh t.rùng, thậm chí còn làm tăng cao nguy cơ vô sinh.
Bên cạnh đó, việc mặc quần bó sát cũng dễ khiến con gái bị nhiễm nấm, ngứa â.m h.ộ, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm khoang chậu… Hơn nữa, mặc quần chật còn ảnh hưởng tới cả xương khớp của chính người mặc.
Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Khớp – Bệnh viện Bạch Mai), mặc quần quá chật ảnh hưởng tới sức khỏe của người mặc. Bình thường đôi chân có một hệ thống mạch m.áu tương đối hoàn thiện với hệ động mạch gần như là đường nối dài của động mạch chủ, một mạch m.áu lớn nhất cung cấp m.áu cho cơ thể.
Còn m.áu tĩnh mạch khi trở về tim, phải vượt qua được trọng lực. Để đảm bảo được tuần hoàn tĩnh mạch, hệ thống tĩnh mạch có cấu tạo rất độc đáo với các van có tác dụng chỉ cho m.áu c.hảy một chiều về tim mà không cho nó chảy ngược lại xuống dưới.
Hệ thống cơ chân là một máy bơm tuyệt vời, khi co bóp có tác dụng bơm đẩy m.áu lên trên, nhờ vậy mà m.áu tĩnh mạch có thể chảy về tim. Ngoài ra chân chứa 250.000 tuyến mồ hôi và có thể sản xuất ra hơn 300ml chất dịch trong 1 ngày.
Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng đôi chân lại ít được quan tâm chăm sóc nhất. Bạn bắt đầu chỉ chú ý đến nó khi nó yếu ớt, bệnh tật, khiến bạn không thể đảm bảo được cuộc sống.
Bác sĩ Ngọc chia sẻ mặc quần quá chật có thể ảnh hưởng đến vận động. Bình thường đôi chân rất linh hoạt với nhiều cử động phong phú như gấp duỗi dạng khép, xoay trong và xoay ngoài của các khớp chi dưới.
Việc mang quần chật khiến chủ nhân của nó bị gò bó trong các hoạt động. Điều đó có thể dần dần dẫn đến cứng khớp, teo cơ, dễ té ngã. Về lâu dài nếu ít vận động thì xương cũng có thể bị mất chất khoáng, kết quả là bị loãng xương.
Quần bó sát người quá cũng ảnh hưởng đến mạch m.áu chi dưới, đặc biệt là m.áu tĩnh mạch. Các mạch m.áu bị ép xẹp lại do quần chật làm dòng m.áu nuôi cơ bị giảm sút. Sự nuôi dưỡng m.áu đến chân kém có thể khiến chân có cảm giác tê bì, chuột rút, đau chân dai dẳng.
Các cơ ít vận động nên không thể đóng vai trò bơm m.áu tĩnh mạch trở về tim một cách có hiệu quả. Kết quả là m.áu kém lưu thông, bị ứ đọng lại, có thể gây phù chi dưới, làm đôi chân có cảm giác nặng trĩu, nếu để lâu dài dễ làm m.áu bị đông, vón cục gây tắc mạch m.áu.
Điều này đặc biệt bất lợi với những người có đôi chân yếu ớt do mắc một số bệnh như suy tĩnh mạch chi dưới, đái tháo đường, bệnh vảy nến, chàm da… hay là một số người có nghề nghiệp phải đứng lâu, ít vận động hay nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều hàng giờ trên máy vi tính.
Ngoài ra quần chật còn là nguyên nhân gây rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi của đôi chân. Mặc quần chật cũng có thể gây chèn ép thần kinh, như thần kinh đùi bì, thần kinh tọa, gây cảm giác bỏng rát, tê bì, chuột rút, đau chân, co cứng cơ.
Theo infonet
Bệnh lạ: Cô gái chỉ thích ăn tóc đến mức suýt nguy hiểm tính mạng
Không thích ăn gì ngoài tóc của mình, với cái đầu trọc lóc, Jasmine Beever đã khiến gia đình bàng hoàng, sửng sốt.
Nếu một ngày thức ăn chính trong thực đơn của bạn chỉ là tóc và tóc thì lúc ấy bạn sẽ biến thành Jasmine Beever!
Đó là một câu chuyện buồn!
Khi đang ngồi học trong lớp, Jasmine Beever, 16 t.uổi, có biểu hiện mệt mỏi và không tỉnh táo, cô bé ngất ngay sau đó và được đưa thẳng vào phòng cấp cứu.
Mọi nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ đã không được như ý muốn, Jasmine đã qua đời trong sự bàng hoàng và ngỡ ngàng của người thân.
Các bác sĩ đã tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi và phát hiện Jasmine bị viêm phúc mạc, xảy ra khi lớp mô mỏng bao phủ quanh ổ bụng, thường do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.
Họ vô cùng shock khi thấy trong dạ dày của cô bé là những búi tóc to bị n.hiễm t.rùng, dẫn đến vỡ vết loét, khiến các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động.
Các chuyên gia cho biết cái c.hết của Jasmine có liên quan đến hội chứng Rapunzel, nguyên nhân gây ra bởi rối loạn tâm thần gọi là trichophagia.
Theo Live Science, bác sĩ Cathy Burnweit, Trưởng khoa Nhi tại Bệnh viện Nicklaus (Mỹ), cho biết, được đặt theo tên của “nàng công chúa tóc mây” trong truyện cổ tích, hội chứng Rapunzel là tình trạng rất hiếm gặp 1/15.000.000 người.
Khác với cái kết có hậu, đây là tình trạng bệnh lý rất hiếm gặp.
Tiến sĩ Suzanne Mouton-Odum, giáo sư trợ lý lâm sàng tại Đại học Y Baylor (Mỹ), cũng từng gặp trường hợp mắc hội chứng này.
Amanda, 16 t.uổi, thường xuyên nhổ và ăn tóc vào ban đêm. Cha mẹ cô bé nhận thấy mái tóc của cô đã biến mất nhưng không thể tìm thấy sợi nào ở bất cứ đâu.
Ảnh minh họa.
Sau đó, gia đình đã đưa cô bé tới bệnh viện để xét nghiệm tiêu hóa. Tiến sĩ Suzanne khẳng định c.ô b.é đã nhổ và ăn tóc như một cách để thư giãn, ngủ ngon hơn.
Tạp chí BMJ từng công bố hội chứng Rapunzel là tình trạng rất hiếm gặp, người bệnh thường có biểu hiện ăn chính tóc của mình.
Người mắc bệnh thường nuốt tóc, khiến chúng bị rối và mắc kẹt trong dạ dày của họ. Điều này tạo thành búi tóc, có phần đuôi kéo dài đến ruột non gây nên tình trạng hoại tử do tắc ruột.
85-95% bệnh nhân bị mắc hội chứng này thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, sưng tấy dạ dày, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy. Một số trường hợp còn bị thủng ruột dẫn đến n.hiễm t.rùng m.áu và t.ử v.ong.
Hội chứng này thường xuất hiện ở nữ giới dưới 20 t.uổi (70%).
Đây là một phần của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Người bệnh không biết rằng họ đang ăn tóc. Hội chứng này có thể tác động đến cuộc sống hàng ngày. Những người mắc bệnh thường xấu hổ vì họ không thể ngừng nhổ tóc để cảm thấy thư giãn hoặc họ cảm thấy cần phải giấu đi mái tóc bị hói do hội chứng này gây ra.
Một số người bị thiểu năng trí tuệ và rối loạn tâm lý đã ăn tóc của chính mình. Hành vi này gọi là trichophagia. Những nhóm này được cho là có nguy cơ cao phát triển hội chứng Rapunzel.
Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả thuyết gây ra hội chứng Rapunzel như bị bỏ đói trong một khoảng thời gian dài, chấn động tâm lý từ thơ ấu, căng thẳng quá mức.
Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân đều có một điểm chung là thiếu sắt hoặc mắc bệnh celiac. Nhiều trường hợp ghi lại sau khi được điều trị thiếu sắt và celiac, bệnh nhân đã trở về bình thường.
Minh Anh
Nguồn Medical News Today/nguoiduatin