Bên cạnh các loại thuốc giảm đau ở tiệm thuốc, bạn có thể thử các bài thuốc tại nhà dưới đây để làm dịu cơn đau răng.
Dầu đinh hương: Dầu đinh hương chứa eugenol, một chất gây tê tự nhiên. Bạn chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt dầu đinh hương lên bông gòn rồi thấm lên vùng răng đau là cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng.
Trà bạc hà túi lọc: Túi lọc trà cũng có thành phần gây tê. Túi lọc trà ướt có thể hỗ trợ các mô xung quanh vùng răng đau. Bạn có thể chườm túi lọc trà mát hoặc đông lạnh lên vùng răng đau để gây tê và làm mát.
Nước muối: Nước muối có thể làm dịu các cơn sưng đau như đau răng, đau họng hay nhiệt miệng. Hãy súc miệng với nước muối trong vòng 30 giây rồi nhổ ra, sau đó lặp lại vài lần.
Hydrogen peroxide (Oxy già): Súc miệng bằng oxy già cũng giúp làm dịu cơn đau răng. Hãy pha oxy già với nước theo tỉ lệ 1:1, sau đó súc miệng với hỗn hợp này trong 30 giây. Bạn cần chú ý không pha quá ít nước và tuyệt đối không nuốt hỗn hợp này.
Rượu Bourbon: Hầu hết các loại cồn đều có thành phần gây tê, trong đó có rượu Bourbon. Nếu bạn là người lớn, bạn có thể dùng một miếng bông thấm rượu Bourbon lên vùng răng đau.
Tỏi: Tỏi chứa các thành phần kháng sinh giúp ngăn vi khuẩn phát triển và gây tổn thương răng miệng. Bạn chỉ cần nghiền một nhánh tỏi, thêm vào đó một chút muối rồi thoa lên vùng răng đau.
Tinh dầu vani: Tinh dầu vani tinh khiết có thể giúp giảm cơn đau nhờ có tính gây tê. Bạn có thể lấy một ít tinh dầu lên đầu ngón tay rồi chà nhẹ lên vùng răng đau.
Hành: Hành chứa các thành phần sát trùng và kháng khuẩn, nhờ đó vừa giúp tạm thời làm dịu cơn đau, vừa t.iêu d.iệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Hãy nhai tỏi tươi hoặc áp một nhánh tỏi lên vùng răng đau.
Lá ổi: Lá ổi tươi chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau, nhờ đó giúp đẩy lùi cơn đau răng. Bạn có thể nhai lá ổi hoặc luộc lá ổi với nước và muối để tạo nước súc miệng.
Nước ép cỏ lúa mì: Nước ép cỏ lúa mì chứa các thành phần kháng khuẩn, không chỉ giúp làm dịu cơn đau răng mà còn giúp ngừa sâu răng. Bạn chỉ cần dùng loại nước ép này như nước súc miệng.
Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp gây tê vùng đau, đồng thời giúp giảm sưng viêm, giảm cơn đau. Bạn chỉ cần bọc đá lạnh trong vải, buộc kín lại và chườm lên vùng răng đau.
Kê cao đầu khi ngủ: Cơn đau răng thường nặng hơn vào ban đêm. Kê cao đầu khi ngủ giúp giảm lượng m.áu dồn đến vùng răng đau.
Tránh các thực phẩm gây đau: Khi bị đau răng, bạn nên tránh ăn thức ăn cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, có tính axit hoặc chứa nhiều đường./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo facty
Những cơn đau kỳ lạ xuất phát từ răng miệng nói lên điều gì về sức khỏe?
Sức khỏe răng miệng luôn có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe tổng quát của cơ thể. Do đó, bất cứ triệu chứng đau răng nào cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho sự thay đổi bên trong cơ thể bạn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng, điển hình như: sâu răng, viêm tủy,… nhưng không phải cơn đau nào cũng đều xuất phát từ vấn đề răng miệng, vì đây cũng là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở mọi lứa t.uổi tại Việt Nam. Đây là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong của các xoang cạnh mũi, gây phù nề và tăng tiết nhầy ở bộ phận này. Viêm xoang có thể tạo ra những cơn đau cho răng hàm trên, vì chân răng ở hàm trên nằm gần đáy xoang. Do đó, đau do viêm xoang cũng khiến nhiều người nhầm lẫn là đau răng.
Đau tim có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như vai trái hoặc cánh tay. Tuy nhiên, nếu răng hàm dưới bỗng nhiên bị đau không rõ nguyên nhân, đây có thể là điềm báo của một cơn đau tim sắp xảy ra. Do đó, nếu bạn đang có một hàm răng khỏe mạnh nhưng thỉnh thoảng lại cảm thấy đau, bạn nên đến gặp bác sĩ tim mạch để kiểm tra.
Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng bị vôi hóa hình thành bên trong ống dẫn tuyến nước bọt. Khi sỏi xuất hiện, dòng chảy của nước bọt được tiết ra trong miệng có thể bị tắc khiến răng hàm dưới trở nên đau buốt, ảnh hưởng ít nhiều đến việc ăn uống. Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể điều trị tại nhà, nhưng bạn vẫn nên đến bệnh viện khi cần thiết vì một số trường hợp nặng sẽ phải phẫu thuật.
Các bệnh về phổi có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về răng miệng như: loét miệng, nhức răng, ra m.áu ở nướu, đau quai hàm,… Vì nguồn gốc của căn bệnh này chủ yếu là do các yếu tố có hại từ miệng đi xuống phổi, điển hình như hút thuốc – thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng nhiều nhất. Ngoài ra, bệnh phổi còn có thể gây ra các cơn đau ở một số vùng như cổ và đầu.
Sâu răng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ – nghe có vẻ không liên quan nhưng thật ra chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Cụ thể, theo các chuyên gia bệnh sâu răng sẽ ảnh hưởng đến một phần của não bộ, đồng thời khiến mức độ nhạy cảm của các dây thần kinh giảm đi rõ rệt. Từ đó, dẫn đến hiện tượng thu hẹp động mạch não và gây suy giảm trí nhớ.
Thỉnh thoảng cơn đau răng có thể xuất phát từ vị trí hàm. Đau răng có thể xuất hiện cùng với sự phát triển của bệnh rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Vì khi mở miệng để ăn hoặc nói chuyện, những cơn co thắt cơ hàm xảy ra dễ khiến cho bạn nhầm tưởng như răng của mình đang gặp vấn đề.
Minh Nhật
Theo Brightside, Lifehack/dantri