Mách bạn 2 món ăn dễ làm mà cực tốt cho người bị viêm xoang mũi

Ngoài việc tránh những tác nhân như khói t.huốc l.á, mùi xăng dầu… người bị viêm xoang mũi nên có chế độ ăn uống hợp lý để tốt cho việc điều trị cũng như giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.

Viêm xoang mũi là bệnh khá phổ biến ở nước ta, thường gặp sau khi bị cảm cúm hay viêm họng. Nguyên nhân thường làn.hiễm t.rùng đường hô hấp do siêu vi, vi trùng, nấm, dị ứng thời tiết… Một số trường hợp do vách ngăn mũi bị lệch hay có u bướu.

Người bị viêm xoang mũi nên giữ cho không khí trong nhà luôn sạch sẽ, thông thoáng. Đồng thời, nên có những biện pháp bảo vệ mũi khỏi những tác nhân như: khói t.huốc l.á, mùi xăng dầu, lông động vật (chó, mèo…).

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị viêm xoang mũi. Dưới đây là 2 món ăn có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi cũng như hạn chế những triệu chứng do bệnh này gây ra.

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc tránh những cơn hắt hơi do viêm xoang mũi gây ra cũng như điều trị căn bệnh này – Ảnh minh họa: Internet

Canh tôm củ cải trắng

Nguyên liệu

150 gram củ cải trắng

100 gram đậu hũ

100 gram tôm khô

50 gram giá đậu xanh

3 gram gừng tươi

Gia vị: Hành lá, tỏi, dầu ăn, muối, đường, tiêu xay, hạt nêm, nước mắm.

Cách chế biến món canh tôm củ cải trắng

Tôm khô ngâm với nước khoảng 10-15 phút cho thật mềm; củ cải trắng cạo vỏ, rửa sạch, xắt khoanh mỏng; giá đậu xanh rửa sạch, để ráo nước; gừng đ.ập dập; hành lá rửa sạch, xắt khúc.

Khi tôm khô mềm, rửa lại nhiều lần, để ráo. Tiếp đến, phi thơm hành, tỏi rồi cho tôm vào xào nhanh. Sau đó, thêm củ cải trắng, khoảng 500ml nước cùng một ít muối. Khi canh sôi, vớt sạch bọt để nước dùng được trong vắt. Tiếp tục nấu đến khi tôm nở bung và củ cải mềm nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm gừng đ.ập dập, giá đậu xanh và hành lá, ngò rí.

Món canh tôm củ cải trắng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ phổi, tăng cường sức đề kháng nên rất tốt cho người bị viêm xoang mũi.

Canh tôm củ cải trắng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức đề kháng nên rất tốt cho người bị viêm xoang mũi – Ảnh minh họa: InternetCháo gạo lứt cà tím

Nguyên liệu

2-3 nắm gạo lứt

1 trái cà tím

50 gram khoai mài (hoài sơn)

Chế biến món cháo gạo lứt cà tím

Cà tím rửa sạch, xắt lát xéo; khoai mài ngâm mềm, xắt miếng; gạo lứt vo sạch.

Cho gạo lứt và khoai mài vào xoong cùng nhiều nước và một ít muối, nấu đến khi cháo nở bung thì thêm cà tím, đảo đều. Tiếp tục nấu đến khi cháo nhuyễn thì nêm nếm gia vị vừa miệng.

Người bệnh nên ăn cháo gạo lức thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng hắt hơi, chảy mũi – Ảnh minh họa: Internet

Món cháo gạo lứt cà tím có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang mũi. Theo đó, người bệnh nên ăn cháo gạo lứt 1 lần mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng hắt hơi, chảy mũi do dị ứng thời tiết.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Theo Minh Châu/Phụ nữ Sức khỏe

Khẩu trang bình thường có chống bụi mịn được không?

Khi không khí ngày càng ô nhiễm, cộng với thời tiết đổi mùa, trẻ nhỏ khó tránh các bệnh đường hô hấp. Trong đó, viêm mũi xoang ngày càng tăng, gây ra tình trạng khó chịu và bệnh kéo dài ở trẻ, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Khẩu trang thông thường chỉ có thể chặn phần nào loại bụi mịn PM10, còn với bụi siêu mịn PM2.5 thì “pó tay”. Để hạn chế bụi mịn, cần chọn khẩu trang chuyên biệt phù hợp (khẩu trang có ký hiệu N95 hay N99 hoặc FFP2) – Ảnh: Bích Thảo

Nguyên nhân gây viêm xoang ở t.rẻ e.m?

Các xoang là các khoang gần mũi, chứa không khí và được lót bởi lớp màng nhầy. Khi bị viêm, lớp màng nhầy sẽ tiết dịch, dịch bị ứ trong xoang và vi khuẩn bắt đầu phát triển, dẫn đến n.hiễm t.rùng xoang.

Những tác nhân thường gây viêm xoang gồm: virus, vi khuẩn hoặc dị ứng.

Viêm xoang ở t.rẻ e.m khó chẩn đoán vì thường bị che lấp bởi các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng …

Viêm xoang được chia thành 3 mức độ:

– Cấp tính: Các triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày

– Mạn tính: triệu chứng này kéo dài hơn 12 tuần.

– Tái phát: khi bị nhiều hơn 3 đợt viêm xoang cấp tính trong một năm.

Các triệu chứng của viêm xoang ở trẻ

– Nghẹt mũi,

– Nước mũi đặc, đục, màu vàng hoặc xanh,

– Chảy nước mũi sau họng,

– Đau đầu, đau vùng mặt,

– Ho, tiếng ho nghe có đàm,

– Sốt, khó chịu, mệt mỏi,

– Có thể sưng quanh mắt,

– Không ngửi được mùi.

Các biến chứng của viêm xoang ở t.rẻ e.m

Viêm xoang cấp do vi khuẩn nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ như: viêm vùng hốc mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não…

Các xoang là các khoang gần mũi, chứa không khí và được lót bởi lớp màng nhầy

Làm sao để chẩn đoán viêm xoang ở t.rẻ e.m?

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng của viêm xoang, ngoài ra, bé có thể cần làm thêm các cận lâm sàng trong những trường hợp khó chẩn đoán, viêm kéo dài hoặc tái phát, gồm:

– X-quang xoang,

– CT scan xoang,

– Cấy dịch xoang.

Điều trị như thế nào?

Hầu hết viêm xoang cấp tính do virus có thể tự khỏi với các phương pháp chăm sóc tại nhà (rửa mũi, đắp ấm … -phần hướng dẫn chăm sóc tại nhà).

Tuy nhiên khi triệu chứng không cải thiện, sau khoảng 7-10 ngày không giảm triệu chứng, hoặc trẻ bị sốt, ho nhiều hơn, có thể là do nguyên nhân khác và bé sẽ cần được dùng thuốc:

– Kháng sinh: khi xoang bị nhiễm vi khuẩn;

– Thuốc kháng dị ứng: đối với viêm xoang do dị ứng.

Lưu ý: không tự ý dùng thuốc xịt mũi (loại có chất giảm nghẹt mũi) mà phải hỏi ý kiến bác sĩ vì nguy cơ làm bệnh nặng hơn.

Chăm sóc cho trẻ viêm xoang tại nhà bao gồm:

– Uống đủ nước: uống nước lọc, nước trái cây, bổ sung đầy đủ dịch thường xuyên sẽ giúp ngừa mất nước cho trẻ, dịch nhày được loãng và dễ thoát ra khỏi xoang;

– Rửa mũi bằng nước muối: sẽ giúp giữ ẩm cho xoang và mũi;

– Đắp khăn nước ấm lên vùng mũi, má, mắt sẽ giúp bé giảm đau ở vùng mặt.

Làm gì để phòng ngừa viêm xoang ở trẻ?

– Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý, giữ cho mũi xoang ẩm, không bị khô;

– Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm ở khu vực môi trường có không khí khô ráo;

– Tránh xa khói t.huốc l.á, bụi;

– Tránh những thứ gây ra các triệu chứng dị ứng: lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi …

– Trong tình trạng báo động về bụi mịn trong không khí tăng cao như hiện nay, trẻ cần nên hạn chế đi ra ngoài, nếu ra ngoài nên đi bằng phương tiện công cộng như đi xe bus, taxi thay vì di chuyển bằng xe máy, xe đạp… và chọn khẩu trang chuyên biệt phù hợp có thể giúp hạn chế bụi mịn (khẩu trang có ký hiệu N95 hay N99 hoặc FFP2);

– Trẻ bị viêm xoang nên hạn chế thời gian ngâm trong hồ bơi vì clo trong nước hồ bơi có thể gây kích ứng mũi và xoang;

– Lưu ý vệ sinh tay tốt;

– Tiêm chủng đầy đủ;

– Tránh tiếp xúc gần với những người bị cảm lạnh hoặc những người bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên.

Khi nào trẻ cần được đưa đi khám?

Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu:

– Bé bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong hơn 7-10 ngày;

– Bé bị sốt cao (39 độ C), dịch mũi màu vàng hoặc xanh trong 3- 4 ngày liên tiếp;

– Các triệu chứng không cải thiện mà nặng hơn;

– Đau đột ngột và dữ dội ở mặt và đầu;

– Khó nhìn hoặc nhìn đôi;

– Sưng hoặc đỏ quanh một hoặc cả hai mắt;

– Khó thở;

– Cổ gượng.

ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG

Theo tuoitre

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *