Hiện nay có không ít người bị thoái hóa cột sống. Bên cạnh uống thuốc giảm đau, nhiều người cũng thường áp dụng các biện pháp dân gian của ông cha ta ngày xưa, với các nguyên liệu tùa thiên nhiên, đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc.
a 1. Chữa thoái hóa cột sống bằng xương rồng
Có rất nhiều tin đồn truyền miệng rằng sử dụng xương rồng để chữa thoái hóa cột sống có thể đem lại hiệu quả như cột sống lưng hết đau, vận động dễ dàng và linh hoạt hơn… Trên thực tế, khoa học đã chứng minh, trong sương rồng có chứa nhiều loại hoạt chất như:Euphorbol, xit citric, tartaric, friedelan-3a-ol, taraxerol… Đây là những hoạt chất có tác dụng giúp trị đau răng, các bệnh liên quan đến xương khớp, đốt sống vàgai cột sống, kháng viêm, trừ phong thấp… Từ đó, có thể thấy tác dụng của xương rồng trong điều trị thoái hóa cột sống không còn đơn thuần là các bài thuốc truyền miệng mà nó có đầy đủ cơ sở khoa học, có thể đem lại hiệu quả.
Bạn chuẩn bị 3 bẹ xương rồng tươi, cắt tỉa sạch gai, ngâm trong nước khoảng 5 phút rồi để ra cho ráo nước. Nướng đều hai mặt xương rồng lên bếp than khoảng 5 phút, để nguội bớt để tránh bị bỏng. Sau đó đặt chúng vào một miếng vải mỏng và chườm lên vị trí đau cho đến khi nguội hẳn. Lặp lại như thế cho hết 3 bẹ xương rồng đã chuẩn bị, áp dụng thường xuyên trong nhiều ngày để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu không bạn có thể nấu các món ăn với xương rồng như canh xương rồng, xương rồng xào – đặc sản Quảng Nam.
Ảnh minh họa
2. Điều trị thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu
Theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong ngải cứu có nhiều chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm đau tương tự aspirin. Cho nên chúng được dùng làm thành phần cho một số những loại thực phẩm chức năng, thuốc tây chữa các bệnh lý về xương khớp,thoái hoá cột sống vô cùng tốt. Trong Đông y, ngải cứu lại có vị đắng, tính ấm, giúp giảm nhanh những cơn đau, nhức do thoái hóa cột sống gây ra. Đồng thời nước cốt từ ngải cứu còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng, đau và phòng tránh bệnh phát triển nặng hơn.
Có rất nhiều cách để sử dụng ngải cứu trong điều trị thoái hóa cột sống. Bạn có thể dùng lá ngải cứu để chườm bằng cách, chuẩn bị một nắm lá ngải cứu rửa sạch, sau đó sao lên cùng một ít giấm và và muối hạt trên chảo nóng. Cuối cùng thì cho chúng vào một miếng vải là đắp lên vùng bị đau nhức. Bên cạnh đó bạn cũng có thể uống nước cốt ngải cứu, hãm trà ngải cứu với cây trinh nữ và rễ cây cỏ xước hoặc chế biến thành những món ăn như trứng xào ngải cứu, gà hầm ngải cứu…
3. Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt
Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng giúp tán hàn, hạ khí, chỉ thống, tiêu viêm. Có thể dùng trong các bài thuốc Đông y để điều trị xương khớp, cột sống. Bên cạnh đó theo khoa học đã chứng minh, trong thành phần lá lốt chứa các tinh dầu, alkaloid, beta caryophylen, benzylaxetat,… giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống n.hiễm t.rùng. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đ.ánh giá việc sử dụng lá lốt để điều trị các bệnh lý như: thoái hóa đốt sống,thoát vị đĩa đệm,gai cột sống,… là hoàn toàn khả quan.
Cũng giống như nhiều phương pháp khác, bạn có thể dùng lá lốt để chườm lên phần bị đau, bằng cách, sao lá lốt, ngải cứu cùng muối trắng trên chảo nóng, cho vào khăn mỏng và chườm lên phần bị đau trong khoảng 30 phút, bị nguội đi thì mang sao lại. Hoặc bạn có thể uống nước lá lốt trong vòng một tháng đảm bảo tình trạng đau nhức sẽ giảm bớt đáng kể.
4. Điều trị thoái hóa cột sống bằng cỏ xước
Cỏ xước là một trong số các bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ dân gian giúp điều trị các thương tổn do bệnh lý xương khớp gây ra. Cụ thể như phong tê thấp, viêm khớp, thoái hóa… Mặc dù vậy, vị thuốc này không dành cho những người đang đến chu kỳ k.inh n.guyệt, gặp các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột, phụ nữ đang mang thai. Cách chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc Nam với cây cỏ xước, bạn có thể thực hiện như sau: Lấy 50g dứa dại, 30g sâm đại hành, 100g cỏ xước, 1 lít rượu trắng. Đem tất cả hỗn hợp trên ngâm với rượu trong khoảng 30 ngày là đã có thể sử dụng được. Kiên trì mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần sử dụng 15ml, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Một số lưu ý cần nhớ
– Tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng.
– Không nên quá phụ thuộc vào cách chữa này, sử dụng một thời gian mà không thấy bệnh có tiến triển, tốt nhất là bạn nên dừng lại và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa.
– Không được tự ý dùng phối hợp song song cùng với thuốc Tây bởi có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn.
– Người bệnh cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết bằng việc tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu canxi và vitamin.
– Cân bằng và điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, kết hợp tập luyện các bài tập thể dục thể thao để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả..
‘Xương rồng không gai’ và bài học về sự thấu hiểu học trò
Câu chuyện xương rồng không gai của một giáo viên đã khiến một cô học trò gai góc, ương ngạnh trở thành một bông hoa nở rực rỡ.
Xương rồng không gai
Một giáo viên chủ nhiệm của ngôi trường cấp 3 ở tỉnh Vĩnh Long đã dùng cả trái tim của mình để thấu hiểu học trò. Cô ví một học trò của mình như một cây xương rồng. Nhưng bằng tình thương, tấm lòng nhân ái, cô đã giúp “cây xương rồng” xù xì ấy trút bỏ lớp gai của mình để biết yêu thương, và đón nhận tình yêu thương từ những người xung quanh.
Đó là câu chuyện cảm động về tình cảm cô trò của cô giáo Bùi Lê Xuân Trang (giáo viên Vật lý của Trường THPT Vĩnh Xuân, Vĩnh Long) và em Nguyễn Thái Quyên (cựu học sinh Trường THPT Vĩnh Xuân).
Xương rồng không gai là biệt danh mà cô giáo Bùi Lê Xuân Trang đã đặt cho Nguyễn Thái Quyên. Trong ký ức của cô Trang, Thái Quyên là cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt nhưng luôn tỏ ra gai góc, ương ngạnh, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh khi vấp ngã, chưa từng nói lời xin lỗi khi làm sai, không quen nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp.
“Sau khi hạnh phúc gia đình đổ vỡ, người mẹ dẫn 4 chị em Thái Quyên về quê ngoại và cất một ngôi nhà nhỏ để lưu trú. Quyên là chị cả trong gia đình. Dưới Quyên còn có 3 người em khác đểu nhỏ tuổi”, cô Trang chia sẻ.
Để có t.iền sinh hoạt và trang trải việc học hành cho 4 chị em, mẹ em Quyên phải đi làm phụ hồ. Thu nhập bấp bênh, cuộc sống gia đình và học tập của Thái Quyên và 3 người em cũng bị ảnh hưởng. Khi gia đình xảy ra biến cố, Quyên đang là học sinh lớp 11A1 Trường THPT Vĩnh Xuân.
Đang trong độ t.uổi trưởng thành lại rơi vào cảnh gia đình ly tán nên tính tình Quyên thay đổi. Cô học trò trở nên ương ngạnh, bất chấp nên các bạn học đều có ấn tượng không tốt. Thường xuyên đi học trễ, không chuẩn bị bài khi đến lớp kéo theo thành tích của lớp đi xuống nên Quyên được các bạn xem như một viên đá cản đường.
Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang chụp ảnh cùng học trò Nguyễn Thái Quyên (ngoài cùng bên phải).
Sự thay đổi của Quyên khiến cô Trang bất ngờ. Là một giáo viên chủ nhiệm nên cô Trang đã quyết định đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình Quyên. Cũng từ quyết định này, cô Trang đã thấu hiểu hơn được “cây xương rồng không gai” trong lớp mình.
“Hàng ngày, Quyên thường phải giữ em để mẹ đi chợ về sau đó mới có thể chuẩn bị để đến lớp. Đường xa, lại phải quốc bộ dẫn đến Quyên hầu như đến lớp trễ giờ. Việc chăm sóc em, đỡ đần mẹ việc nhà cũng khiến Quyên không có thời gian để chuẩn bị bài vở và mỗi khi đến lớp đều trong tình trạng mệt mỏi”, cô Trang chia sẻ.
Sau khi tìm hiểu được hoàn cảnh của Quyên, cô Trang quyết định sẽ có một cuộc nói chuyện với cô học trò để có thể thấu hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tâm lý của Quyên từ đó hiểu được Quyên cần gì và mong muốn điều gì.
“Tôi hiểu rằng học sinh có hoàn cảnh khác nhau, cũng chưa biết, chưa hiểu hoàn cảnh của nhau, chưa đặt mình vào vị trí của bạn nên không thông cảm, yêu thương và giúp đỡ nhau được. Vì thế, tôi đã quyết định chia sẻ hoàn cảnh của Thái Quyên với học sinh trong lớp thông qua câu chuyện xương rồng không gai”, cô Trang tâm sự.
Câu chuyện kết thúc bằng một thông điệp cô Trang gửi gắm đến cả lớp là xương rồng sống ở vùng đất khô cằn. Theo quy luật sinh tồn, lá phải biến thành gai để bảo vệ mình trước cái nắng gay gắt của mặt trời. Nhưng nếu được sống ở đất màu mỡ, gai lại biến thành lá đó là xương rồng không gai. Và với “mảnh đất” giàu tình cảm của lớp 11A1, Thái Quyên sẽ là xương rồng không gai và ngày nào đó sẽ nở hoa rất đẹp.
Thấu hiểu giúp học sinh hạnh phúc hơn
Câu chuyện xương rồng không gai của cô Trang khi ấy đã giúp các thành viên trong lớp hiểu được hoàn cảnh ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của Thái Quyên để rồi từ đó sẽ thông cảm, nể phục Quyên hơn thay vì xa lánh bạn như trước.
Sau câu chuyện đó, các bạn cùng lớp đã cùng nhau vào thăm nhà đồng thời tặng Thái Quyên 100 con cúc con và các vật dụng, thức ăn để nuôi cúc. Nhận được tình cảm ấm áp, sự quan tâm, giúp đỡ của các bạn, Thái Quyên dần thay đổi tích cực hơn.
Khi biết hoàn cảnh của Thái Quyên, Ban giám hiệu Trường THPT Vĩnh Xuân đã tặng cho Quyên một chiếc xe để hỗ trợ việc di chuyển đến trường hàng ngày. Đồng thời, nhà trường cũng vận động mạnh thường quân giúp đỡ Quyên học bổng hàng tháng và giới thiệu Quyên tham gia chương trình “Chuyến xe nhân ái của Đài Truyền hình Vĩnh Long”.
Với sự quan tâm, gắn kết của cô Trang và những thành viên trong lớp, những năm sau đó, “cây xương rồng” Thái Quyên đã biến chính những cái gai xù xì trước kia trở thành những bông hoa rực rỡ.
Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang.
“Bằng sự cố gắng, nỗ lực, cuối năm đó, Thái Quyên đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi toàn diện và hoàn thành xong chương trình THPT. Hiện Quyên đang theo học năm đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam chuyên ngành Quản trị nhà hàng, khách sạn. Hoàn cảnh của Quyên cũng được nhiều người biết đến và hỗ trợ. Hiện tại, Quyên đang được mạnh thường quân tài trợ học phí, nhà trọ và hỗ trợ 1 phần ăn mỗi tháng cho đến khi học hết cao đẳng”, cô Trang chia sẻ thêm.
Cô Trang cũng bảo rằng, câu chuyện về Thái Quyên đã cho cô nhiều kinh nghiệm khi gắn bó với nghề dạy học. Cụ thể, cô Trang cho rằng, để nắm bắt tâm lý học sinh ngoài việc lắng nghe các em trong các tiết dạy, người giáo viên phải đồng hành cùng các em trong các hoạt động ngoại khóa, phong trào, cùng vui chơi với các em, giúp các em tin tưởng mình hơn để dễ dàng trải lòng trong những cuộc trò chuyện riêng.
“Theo tôi, sự thấu hiểu, yêu thương giúp học sinh hạnh phúc hơn, tự tin hơn, mong muốn đến trường mỗi ngày vì nơi ấy có những người mà các em mong gặp, có những điều mà các con mong chờ”, cô Trang chia sẻ.