Ra m.áu chân răng là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh về lợi như viêm nha chu. Dưới đây là một số cách giúp bạn điều trị ra m.áu chân răng.
Dùng gạc
Cách đơn giản nhất khi bị ra m.áu đó là dùng gạc. Giữ một miếng gạc ẩm tại khu vực ra m.áu sẽ giúp cầm m.áu nhanh hơn. Nhưng nếu bạn bị ra m.áu chân răng thường xuyên, bạn nên đến gặp nha sĩ.
Súc miệng bằng nước muối
Thêm 1 muỗng cà phê muối biển vào 1 cốc nước ấm sau đó khuấy tan. Ngậm trong 30 giây. Thực hiện việc này 4-5 lần/ngày. Nước muối làm giảm sưng và ngăn ra m.áu ở vùng chân răng. Nước muối cũng tạo ra một môi trường kiềm cao bên trong miệng, giúp diệt vi khuẩn gây viêm chân răng.
Sử dụng tăm nước
Máy tăm nước là một thiết b.ị b.ắn tia nước để làm sạch vùng kẽ và chân răng triệt để. Bạn cũng có thể thêm nước súc miệng vào máy để có hiệu quả kháng khuẩn tốt hơn. Làm sạch lợi sẽ làm giảm khả năng n.hiễm t.rùng – một trong những nguyên nhân gây ra m.áu chân răng.
Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn
Hãy nhớ lựa chọn các loại nước súc miệng không chứa cồn vì cồn sẽ khiến khoang miệng dễ bị khô. Nếu bạn hay bị khô miệng và ít nước bọt, hoặc bị viêm ở trong khoang miệng, sử dụng nước súc miệng có cồn có thể gây ra hiệu quả ngược.
Sử dụng túi trà
Ngâm một túi trà trong nước sôi. Sau 2 phút, lấy túi trà ra và để nguội. Áp túi trà lên vị trí chân răng bị ra m.áu và giữ trong 5 phút. Trà có chứa axit tannic có thể giúp giảm n.hiễm t.rùng lợi.
Ăn các loại rau giòn
Ăn các loại rau giòn như cần tây và cà rốt giúp loại bỏ cặn thức ăn khỏi răng và ngăn ngừa các bệnh về lợi. Những thực phẩm này cũng giúp tạo ra nước bọt, làm sạch miệng hơn. Ngoài ra, cần tây và cà rốt chứa lượng đường và carbs thấp nên chúng không góp phần gây sâu răng.
Uống trà hoa cúc
Hoa cúc có đặc tính chống viêm và thư giãn cơ bắp. Trà hoa cúc cũng giúp làm dịu các vết loét, chống viêm, kể cả các trường hợp nặng như viêm loét dạ dày.
Sử dụng mật ong
Súc miệng bằng nước ấm và dùng mật ong để massage lợi trong 10 phút vào mỗi sáng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng tự nhiên. Nhưng chỉ bôi mật ong lên lợi, không bôi lên răng, đặc biệt nếu bạn bị sâu răng, mật ong có thể mang cơn đau đến cho bạn./.
Theo VOV
Viêm nha chu gây ảnh hưởng rất xấu cho trẻ, các phụ huynh phải cảnh giác
Răng có thể bị mất hoặc suy yếu nghiêm trọng bởi viêm nha chu, điều này có thể dẫn đến một loạt vấn đề xấu về sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng tới việc học tập.
Bệnh nha chu là tình trạng n.hiễm t.rùng nướu nghiêm trọng gây tổn thương các mô mềm và phá hủy men răng.
Răng có thể bị mất hoặc suy yếu nghiêm trọng bởi viêm nha chu, điều này có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Bệnh nha chu là tình trạng phổ biến thường là hậu quả của vệ sinh răng miệng kém.
Do đó, bạn nên đ.ánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu.
Ngày nay, rất nhiều học sinh có thói quen ăn bánh kẹo, quà vặt mà không vệ sinh răng miệng sạch, thậm chí lười đ.ánh răng trước giờ đi ngủ… dẫn tới những nguy cơ bị viêm.
Bệnh nha chu là tình trạng phổ biến nhưng dễ dàng được ngăn chặn (Ảnh: theo boldsky).
Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu
Sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng là nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu.
Nếu không đ.ánh răng, vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám răng sẽ tích tụ và dần dần trở thành cao răng làm cho lượng vi khuẩn ngày càng tăng.
Các độc tố do vi khuẩn tạo nên sẽ gây viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt của chân răng.
Triệu chứng của bệnh nha chu
Các triệu chứng của bệnh nha chu có thể bao gồm:
– Nướu bị sưng
– Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm
– Nướu dễ ra m.áu
– Nướu không bao chặt răng, làm cho răng trông dài hơn bình thường
– Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu
– Mủ giữa răng và nướu
– Hôi miệng
– Răng lung lay
– Đau răng khi nhai
Phương pháp điều trị bệnh nha chu?
Phương pháp điều trị không phẫu thuật
– Cạo cao răng: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ hoặc thiết bị siêu âm để loại bỏ cao răng và vi khuẩn từ bề mặt răng và dưới nướu răng.
– Chà chân răng: Phương pháp này làm nhẵn bề mặt chân răng, ngăn cản sự tích tụ thêm của cao răng và nội độc tố của vi khuẩn.
– Kháng sinh: Nha sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc uống để giúp kiểm soát nhiễm khuẩn.
Phương pháp điều trị phẫu thuật
Nếu nướu của bạn không đáp ứng với điều trị không phẫu thuật và việc vệ sinh răng miệng, nha sĩ cần phải phẫu thuật nha khoa, chẳng hạn như:
– Phẫu thuật Flap (phẫu thuật giảm túi): Nha sĩ sẽ rạch các vết nhỏ ở nướu răng để nâng một phần của mô nướu lên trở lại, làm lộ chân răng để cạo hiệu quả hơn.
Bởi vì nha chu thường gây mất men răng, chân răng có thể được cố định trước khi nướu được khâu lại.
Sau khi chữa lành, bạn sẽ dễ dàng làm sạch các khu vực này và duy trì nướu khỏe mạnh;
– Ghép mô mềm: Bệnh nha chu có thể gây tổn thương cho nướu. Bạn cần phải củng cố một số các mô mềm bị hư hỏng.
– Ghép men răng: Khi men răng bao quanh chân răng bị hư hỏng, nha sĩ có thể tiến hành ghép men răng từ mảnh vỡ nhỏ của xương hoặc xương tổng hợp hay hiến tặng. Ghép men răng giúp giữ cho răng ổn định.Nha sĩ sẽ ghép một số lượng nhỏ mô từ vòm miệng hoặc nơi khác vào các vị trí bị ảnh hưởng. Phương pháp này có thể giúp chữa lành tình trạng nha chu.
– Tái tạo mô: Phương pháp này có thể giúp mọc lại men răng đã bị vi khuẩn phá hủy. Nha sĩ sẽ đặt một mảnh vải đặc biệt có tương thích sinh học giữa xương hiện có và răng của bạn.
Vật liệu sẽ bảo vệ các khu vực đang lành khỏi mô không mong muốn và cho phép men răng phát triển trở lại.
– Ứng dụng men răng tái sinh: Ở phương pháp này, nha sĩ sẽ đưa một loại gel đặc biệt vào trong một gốc chân răng bị bệnh.
Gel này chứa các protein tương tự được tìm thấy trong men răng và kích thích sự tăng trưởng của men răng cũng như các mô khỏe mạnh.
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net