Mách mẹ bí kíp giúp bé bú ừng ực mà không lo bị sặc

Bé bị sặc khi bú là một trong những vấn đề làm mẹ lo lắng.

Bé bị sặc sữa là vấn đề làm nhiều người lo lắng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, sặc sữa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.

Có nhiều lý do khiến bé bị sặc sữa. Có thể là do tư thế bú mẹ không đúng hoặc do sữa mẹ xuống quá nhiều, bé bú không kịp. Biết được nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ nhỏ, bạn sẽ biết cách phòng ngừa.

Làm sao để bé không bị sặc sữa?

1. Chú ý đến thời gian cho bé bú

Bạn không nên cho bé bú khi quá đói vì bé có thể bị sặc sữa vì sữa mẹ xuống quá nhiều. Nhiều bà mẹ khi thấy trẻ khóc thường nhanh chóng đưa núm vú vào miệng bé để dỗ dành. Mẹ cũng không nên cho bé bú vào lúc này vì bé dễ hít phải không khí khi hút sữa, gây sặc.

2. Đừng chọc cười khi bé bú

Bạn nên giữ im lặng khi cho bé ăn, không làm bé mất tập trung và không trêu trọc bé lúc này. Khi bé cười, khí quản mở ra, rất dễ gây sặc sữa vào thời điểm này.

3. Không ép trẻ ăn

Bạn không nên ép bé ăn khi bé no hoặc không muốn ăn nữa. Ép trẻ ăn khiến bé dễ bị ho, sặc.

4. Kiểm soát lưu lượng sữa

Nếu sữa của mẹ xuống quá nhiều, hãy nhẹ nhàng giữ núm vú để kiểm soát tốc độ chảy của sữa để tránh bé bị ho, sặc. Bạn nên cho bé bú trong 15-20 phút, tốt nhất là không quá 30 phút.

5. Cho con bú đúng tư thế

Cho dù đó là bú mẹ hay bú bình, bạn không nên cho bé bú khi nằm. Đây là tư thế bú khiến sữa rất dễ chảy vào khí quản. Các mẹ nên cho bé bú trong vòng tay của mình, đầu bé nghiêng từ 30-45 độ.

6. Chú ý quan sát

Mẹ nên chú ý quan sát phản ứng của bé khi bú. Nếu miệng bé bị tràn sẵn hoặc có dịch lạ từ mũi và miệng, hãy ngừng cho bé ăn ngay lập tức.

7. Sau khi cho con bú

Sau khi cho bé ăn, mẹ hãy giữ bé nằm thẳng trên vai và nhẹ nhàng vỗ lưng bé để giúp bé giảm tình trạng sặc, ợ hơi. Bạn cho bé nằm gối cao 15 độ, nằm nghiêng bên phải trong 30 phút sau đó nằm ngửa.

Tôi nên làm gì sau khi bé bị sặc?

Sau khi bé bú sữa, nếu bạn thấy môi hoặc mặt bé có màu xanh và khó thở, điều này có nghĩa là tình trạng của bé rất nguy hiểm. Bạn nên gọi 115 ngay lập tức và sơ cứu cho bé.

Phương pháp sơ cứu: Ngay lập tức để em bé nằm thẳng và nằm nghiêng (không ôm ngay lập tức), vỗ lưng để giúp bé nôn sữa ra. Bạn có thể để em bé nằm gọn trong lòng mình, nghiêng phần thân trên về phía trước 45-60 độ và vỗ lưng 4-5 lần, hút sữa bên trong khí quản.

Khi bé nôn ra, mẹ hãy làm sạch miệng và mũi của bé. Hãy dùng gạc sạch để loại bỏ phần sữa còn lại tránh bé hít phải sữa. Nếu có sữa còn sót lại trong khoang mũi, mẹ nên nhẹ nhàng lau sạch bằng tăm bông sạch.

Quỳnh Trang

Theo Sohu/emdep

8 thay đổi khác thường ở “núi đôi” có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả tốt lẫn xấu

Khi xung quanh vùng “núi đôi” của con gái xuất hiện những triệu chứng khác lạ thì tốt nhất bạn cần tìm hiểu rõ xem nó đang ngầm cảnh báo điều gì.

Theo thời gian, t.uổi tác của bạn tăng lên sẽ làm đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm. Đa phần chúng ta thường chỉ để ý đến sự thay đổi của làn da mà quên mất một số vùng cơ thể khác cũng có thể ngầm báo hiệu tình trạng lão hóa của bạn. Đặc biệt, vùng “núi đôi” thường là nơi mà con gái không mấy để ý tới nên vô tình làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở khu vực này nhiều hơn.

Dưới đây là một số thay đổi ở khu vực “núi đôi” mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.

“Núi đôi” xuất hiện vết rạn da

Những vết rạn trên ngực thường xuất hiện khi kích cỡ “núi đôi” thay đổi đột ngột chỉ trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân có thể là do bạn đang tăng cân hoặc mang thai. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bôi các loại kem, dầu chống rạn da và massage khuôn ngực thường xuyên để cải thiện độ đàn hồi của vùng da này.

Núm vú hướng xuống

Đây là một hiện tượng thường dễ gặp phải trong quá trình lão hóa hoặc sau khi sinh con và cho con bú. Ngoài ra, nó cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân mặc áo ngực quá rộng, không có gọng nâng đỡ nên làm bầu ngực dần bị chảy xệ theo thời gian. Lúc này, bạn nên cải thiện bằng cách mặc áo ngực phù hợp, tập luyện và massage nhẹ nhàng với kem làm săn chắc ngực.

Hai bầu ngực cách xa nhau

Tình trạng suy giảm estrogen có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cơ ngực kém săn chắc khiến hai bầu ngực có xu hướng chảy xệ sang hai bên, từ đó làm tăng khoảng cách giữa hai ngực.

“Núi đôi” xuất hiện khối u cứng

Mặc dù các khối u xuất hiện trên vú thường dễ bị lầm tưởng là dấu hiệu của ung thư vú. Tuy nhiên, theo Cơ quan Y tế Quốc gia ở Anh, hầu hết chúng đều rất vô hại. Đa phần, những khối u này là do tăng trưởng mô hoặc tích tụ chất lỏng chứ không phải do ung thư. Dù vậy, tốt hơn hết thì bạn vẫn nên chủ động đi kiểm tra từ sớm để biết rõ hơn về tình trạng ngực của mình. Hãy yêu cầu chụp nhũ ảnh, siêu âm hoặc thậm chí làm cả xét nghiệm sinh thiết để nhận được kết quả chuẩn xác nhất.

Đau tức một bên ngực

Ung thư mô vú thường không gây đau nhức gì, nhưng nếu nó là ung thư vú thể viêm thì lại dễ gây đau tức một bên ngực. Nếu thấy cơn đau này kéo dài hơn một tuần thì bạn nên chủ động đi khám ngay.

Núm vú tiết dịch

Nếu bạn đang không mang thai hoặc cho con bú thì tình trạng tiết dịch núm vú có thể cảnh báo rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Dịch tiết ra không màu hoặc có màu trắng đục, vàng, xanh lá cây, nâu hoặc thậm chí còn lẫn cả m.áu thì nên chủ động đi kiểm tra ngay bởi nhiều khả năng đây là dấu hiệu của ung thư mô vú.

Kích thước hai bên ngực không đồng đều

Đa phần kích thước ngực không bao giờ giống nhau hoàn toàn. Thế nhưng, nếu bạn thấy một bên kích thước ngực thay đổi, có sự chênh lệch lớn thì nên chủ động tìm gặp bác sĩ ngay.

“Núi đôi” xuất hiện các đốm đỏ

Các đốm đỏ xuất hiện trên vùng da xung quanh ngực có thể chỉ là tình trạng nổi phát ban do kích ứng với một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm nên bạn cần chủ động tới gặp bác sĩ sớm để làm các xét nghiệm điều trị kịp thời.

Source (Nguồn): Brightside

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *