Bạn chỉ cần duy trì thói quen dưới đây khi mang bầu thì sinh con sẽ có chỉ số IQ cao.
Sinh con trong độ t.uổi “vàng”
Sinh con ở độ t.uổi vàng sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Ở quãng 23-30 t.uổi là độ t.uổi “lâm bồn” lý tưởng nhất. Thời điểm này, phát triển của cơ thể mẹ đã hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, do đó nguy cơ đột biến ít nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp….
Hơn nữa, ở độ t.uổi này, kinh nghiệm sống của các bậc phụ huynh cũng khá “chín muồi”, điều kiện kinh tế đầy đủ, tâm lý sẵn sàng để sinh con…do vậy có kiến thức khoa học và khả năng chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn.
Nếu cơ thể người mẹ “quá non” hoặc “quá già”, thai nhi sẽ phải “đấu tranh” để tranh giành lượng dinh dưỡng. Do đó, trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, thể chất và tinh thần yếu kém, không thông minh.
Nghe nhạc
Âm nhạc có vai trò đặc biệt quan trọng tác động đến sự phát triển não bộ của trẻ. Nghiên cứu cho thấy em bé nằm trong bụng mẹ có thể nghe được bất cứ âm thanh nào bên ngoài. Do vậy bà bầu nên tận dụng đặc điểm này để cho thai nhi có cơ hội được lắng nghe nhiều loại nhạc du dương, nhẹ nhàng. Đặc biệt các loại nhạc cổ điển giúp xoa dịu và trấn tĩnh tâm trí trẻ, đồng thời góp phần tăng cường trí tuệ cho con ngay từ trong bụng mẹ.
Đọc sách
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trẻ 8 tháng t.uổi đã nhớ được thứ tự của một số từ vựng trong những câu mà người khác nói với chúng. Do vậy được nghe những điều hay lẽ phải từ sách rất có lợi cho khả năng ngôn ngữ của bé sau này.
Giao tiếp với bé
Thai nhi trong bụng mẹ có thể nghe thấy bất cứ âm thanh nào từ bên ngoài, trong đó bao gồm cả giọng nói của mẹ. Chính vì vậy người mẹ nên siêng nói chuyện với con hơn, hát hay chơi đàn cho bé nghe nếu bạn có chút năng khiếu âm nhạc. Sự giao tiếp gần gũi sẽ kích thích đáng kể mối liên kết giữa mẹ và con.
Một số thực phẩm bà bầu chú ý trong thai kỳ
Các loại hạt
Các loại hạt là nguồn thực phẩm chứa chất béo bão hòa đơn và vitamin E đặc biệt có lợi cho việc bảo vệ não bộ thai nhi khỏi các bệnh thoái hóa như Alzheimer. Quả óc chó hay hạnh nhân, hồ đào… đều chứa lượng omega-3 lớn sẽ giúp não và mắt thai nhi phát triển hoàn thiện.
Quả việt quất
Trái cây kỳ diệu này chứa chất flavonoid giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, học tập và suy nghĩ của thai nhi. Mẹ nên bổ sung loại trái cây này trong chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
Trứng và cá
Trứng là nguồn thực phẩm giàu protein và sắt – rất cần thiết cho sự phát triển não bộ thai nhi. Lòng đỏ trứng chứa khoảng 200 mg choline rất có lợi cho khả năng học tập suốt đời của em bé sau này.
Ngoài trứng, cá cũng rất tốt cho thai nhi. Mẹ bầu ăn cá sẽ tác động đến kích thích não (khối lượng) và làm giảm quá trình lão hóa. Phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung dầu cá chứa omega-3 giúp trẻ tập trung hơn, đồng thời dễ dàng giải quyết các vấn đề khó khăn.
Nguy cơ lão hóa xương do huyết áp cao
Theo một nghiên cứu trình bày tại hội nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ gần đây, huyết áp cao có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của xương.
Chúng ta nên tầm soát bệnh loãng xương ở những người bị huyết áp cao.
Nghiên cứu sinh Tiến sĩ về kỹ thuật y sinh tại Đại học Vanderbilt ở Nashville (Hoa Kỳ) Elizabeth Maria Hennen là tác giả chính của nghiên cứu này. Bà cho biết, tủy xương là nơi sản xuất cả xương mới và tế bào miễn dịch mới.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng việc trong tủy xương có nhiều tế bào miễn dịch chống viêm hơn có thể dẫn đến tổn thương xương và làm cho xương yếu đi.
Khi biết tăng huyết áp góp phần vào chứng loãng xương, chúng ta có thể giảm nguy cơ loãng xương và bảo vệ tốt hơn những người dễ bị gãy xương, dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp hơn. Để xem xét mối liên hệ tiềm ẩn giữa tăng huyết áp và lão hóa xương, các nhà nghiên cứu đã so sánh những con chuột non được tăng huyết áp nhân tạo với những con chuột già không bị tăng huyết áp.
So sánh trong nghiên cứu
Theo bà Hennen, những con chuột già được tính có t.uổi tương đương từ 47 đến 56 t.uổi ở người và chuột non được tính tương đương với người từ 20 đến 30 t.uổi. 12 con chuột non (4 tháng t.uổi) đã được tiêm angiotensin II, một loại hormone gây tăng huyết áp.
Trong 6 tuần, những con chuột non được nhận angiotensin II. Một nhóm 11 con chuột lớn t.uổi hơn (16 tháng t.uổi) cũng được cung cấp angiotensin II trong 6 tuần. Dung dịch đệm không chứa angiotensin II được dùng cho hai nhóm đối chứng gồm 13 con chuột non và 9 con chuột già – đây là những con vật không bị tăng huyết áp.
Sau 6 tuần, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính, một kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, để phân tích xương của những con chuột trong cả 4 nhóm. Độ bền và mật độ xương được sử dụng để xác định sức khỏe của xương. Các thuật toán đã được sử dụng để đ.ánh giá tác động tiềm tàng của việc tăng huyết áp và lão hóa đối với cấu trúc vi mô và sức mạnh xương ở chuột.
Khi so sánh với những con chuột non không bị tăng huyết áp, những con chuột non bị tăng huyết áp đã giảm tới 24% thể tích xương, giảm 18% độ dày của xương dạng bọt biển nằm ở cuối xương dài (ví dụ như xương đùi và cột sống). Ngoài ra, xương những con chuột này còn bị giảm 34% khả năng trong việc chịu các loại lực khác nhau.
Theo bà Hennen, ở cột sống, sự suy yếu của xương sau này có thể dẫn đến gãy đốt sống. Ngược lại, những con chuột già được truyền angiotensin II không có biểu hiện mất xương tương tự. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, những con chuột già, bị hoặc không bị huyết áp cao, đều có biểu hiện giảm chất lượng xương tương tự như ở những con chuột non bị tăng huyết áp.
Bà Hennen cho biết, ở những con chuột bị tăng huyết áp ở độ t.uổi trẻ hơn, về cơ bản khiến xương chúng già đi như thể đang ở độ t.uổi lớn hơn, tương đương thêm 15 – 25 t.uổi ở người.
Chứng huyết áp cao có thể ảnh hưởng tới độ cứng của xương.
Cảnh báo người bị huyết áp cao
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm và thấy rằng, những con chuột non bị huyết áp cao có biểu hiện mất xương và tổn thương xương liên quan đến loãng xương tương tự như những con chuột già.
Trong khi đó, huyết áp cao và loãng xương là những rối loạn phổ biến và các cá nhân có thể mắc cả hai bệnh đồng thời. Các nhà khoa học đã điều tra chứng viêm liên quan đến huyết áp cao ở chuột và phát hiện ra nó có thể liên quan đến chứng loãng xương.
Để đ.ánh giá tác động của chứng viêm đối với sức khỏe xương ở chuột, các nhà nghiên cứu đã phân tích tủy xương bằng phương pháp đo tế bào dòng chảy. Công cụ này cho phép họ xác định các tế bào riêng lẻ và phân loại các tế bào miễn dịch cụ thể.
Ở những con chuột non bị tăng huyết áp, họ nhận thấy sự gia tăng số lượng các phân tử truyền tín hiệu viêm. Điều này chứng tỏ tình trạng viêm trong xương gia tăng khi so sánh với những con chuột non không nhận bị tăng huyết áp bằng cách nhận angiotensin II.
Theo bà Hennen, sự gia tăng các tế bào miễn dịch hoạt động này cho chúng ta biết rằng những con chuột già bị viêm nhiều hơn và tình trạng viêm tiếp diễn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương cho dù chúng có bị huyết áp cao hay không.
Bà thấy dường như ở những con chuột non bị tăng huyết áp, quá trình tái tạo xương được điều chỉnh theo hướng mất xương, thay vì tăng mật độ xương hoặc cân bằng xương. Kết quả là xương sẽ yếu hơn, dẫn đến nguy cơ loãng xương và dễ gãy xương.
Ở người, điều này có nghĩa là chúng ta nên tầm soát chứng loãng xương ở những người bị huyết áp cao – bà Hennen khẳng định. Bà Hennen cho biết thêm, phát hiện này có thể giúp các nhà nghiên cứu xác định các tế bào và cơ chế miễn dịch đóng vai trò trong sức khỏe xương của con người. Kiến thức sâu rộng thu được có thể dẫn đến việc tạo ra những cách tiếp cận mới nhằm ngăn ngừa loãng xương ở t.uổi trưởng thành.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn các hạn chế. Một trong những hạn chế đó là nó chỉ mang tính mô tả. Vì vậy cần có nghiên cứu bổ sung để điều tra cụ thể các loại tế bào miễn dịch khác nhau, xem chúng góp phần vào việc mất xương như thế nào. Ngoài ra, người ta vẫn chưa biết liệu mối liên hệ tương tự có tồn tại ở người hay không, do đó cần có thêm nghiên cứu ở người để xác nhận những phát hiện này.