Măng được coi là thực phẩm ‘vàng’ nhưng lại chứa chất kịch độc

Măng chứa một lượng cyanide rất cao, dưới tác dụng của enzyme trong dạ dày, cyanide sẽ chuyển hóa thành HCN – một chất độc hại cho cơ thể.

Tôi rất thích ăn măng nhưng gần đây tôi nghe nói ăn măng có thể ngộ độc. Điều này có đúng không? (Vũ Ngọc Hà – Hai Bà Trưng, Hà Nội).

PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội tư vấn:

Măng được coi là “vàng xanh” trong các thực vật làm thức ăn của núi rừng. Ở nhiều địa phương, măng là thực phẩm chủ yếu thay thế các loại rau xanh. Không chỉ ngon miệng, nó còn có giá trị dinh dưỡng rất lớn, tốt cho sức khỏe.

Măng giàu chất xơ, chứa phytosterol có khả năng ngăn chặn cholesterol xấu và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Măng tre có chứa các chất dinh dưỡng chính như protein, carbohydrate, axit amin, khoáng chất, đường, các muối vô cơ. Măng chứa nhiều Phytosterol đ.ánh bay các cholesterol xấu. Vì vậy, người có bệnh tim mạch có thể ăn măng 1-2 bữa/tuần.

Măng giàu chất dinh dưỡng nhưng cần chế biến đúng cách. Ảnh: Nongsan.vn

Măng là thực phẩm vàng cho người giảm cân vì hàm lượng calo trong măng thấp, bổ sung nhiều chất xơ. Ngoài ra, chất xơ trong măng nhiều giúp người ăn phòng ngừa các vấn đề như bệnh trĩ, viêm túi thừa.

Tuy nhiên, măng chứa một lượng cyanide (Cyanua) rất cao, khi ăn vào đường tiêu hóa dưới tác dụng của enzym tiêu hóa trong dạ dày, cyanide sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) – một chất cực kỳ độc hại cho cơ thể.

Theo Cục An toàn Thực phẩm, 100gram măng tươi chưa luộc chứa 32mg HCN, măng luộc kỹ còn 2,7 mg, măng tươi ngâm chua 2,2mg HCN, nước luộc măng 10mg. Người ăn 50-60mg HCN (tương đương 200gram măng tươi).

Tuy nhiên, axit HCN dễ bay hơi. Vì vậy, từ xa xưa, người dân đã sử dụng măng tươi luộc kỹ hoặc phơi khô, ngâm chua để đ.ánh bay các độc tố. Vì vậy, để ăn măng an toàn, bạn tuyệt đối không dùng măng tươi làm nộm, lấy nước luộc măng uống chữa bệnh…

Khi ăn măng khô, bạn cần rửa thật sạch để loại bỏ hết lớp chất bẩn và bụi bám trên bề mặt. Sau đó, ngâm cho măng nở trong ít nhất 5-6 tiếng, cũng có thể ngâm măng qua đêm để khi nấu mềm đều hơn. Trong quá trình ngâm, cần thường xuyên thay nước để giúp lọc sạch vị đắng và chất bẩn còn lại trong măng.

Lưu ý, những người không nên ăn măng là người già, người bị bệnh thận, các bệnh tiêu hóa, t.rẻ e.m và phụ nữ mang thai.

Loại rau được đ.ánh giá ‘bẩn nhất’ nhưng có thể giúp ngăn ngừa ung thư

Cải xoong là loại rau có nhiều giá trị dinh dưỡng trong phòng bệnh ung thư, tim mạch nhưng một số người Việt không thích vì cho rằng chúng bẩn và chứa nhiều ký sinh trùng.

Tôi rất thích ăn cải xoong nhưng cả gia đình đều sợ rau này vì cho rằng nó trồng ở dưới bùn bẩn, dễ bị nhiễm chất độc, ký sinh trùng. Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi giá trị dinh dưỡng và nên ăn rau này như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe. (Nguyễn Phương Hà, Đống Đa, Hà Nội)

Lương y, nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tư vấn:

Cải xoong là loại rau quen thuộc. Một số người không thích vì thường nghĩ rằng đây là rau trồng ở vị trí bẩn, dễ nhiễm ký sinh trùng. Nếu mua ngoài chợ, không ít bà nội trợ than phiền rau chứa nhiều bèo, thậm chí có giun bám trên rau. Tuy nhiên, đây là “siêu rau” có giá trị dinh dưỡng cao.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cải xoong mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe, được các nhà khoa học đ.ánh giá số điểm 100 về giá trị dinh dưỡng. Trong khi đó, cải bó xôi chỉ đạt 86,43%, bắp cải 91,9%.

Rau cải xoong có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ảnh: Tâm An.

Cụ thể, hợp chất phenethyl Isothiocyanate (Peitc) trong cải xoong có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Hợp chất này còn có tác dụng chống lão hóa.

Nhiều người thích bông cải xanh, cải xoăn mà bỏ qua loại rau cải xoong mà không biết rằng chúng vừa rẻ vừa có hàm lượng vitamin K rất nhiều. Ăn một bát nhỏ cải xoong đủ cung cấp vitamin K hằng ngày cho cơ thể. Vitamin K giúp tim mạch khỏe, ổn định khả năng đông m.áu cũng như bảo vệ xương.

Ngoài ra, cải xoong còn chứa nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B, E và các các chất sắt, phốt pho, iốt có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chống bệnh tật, n.hiễm t.rùng, chống sự lão hóa…

Cải xoong có hàm lượng axit folic cao tốt cho phụ nữ mang thai, ngăn ngừa dị tật thai nhi. Trung bình, phụ nữ mang thai có thể ăn 3-4 bữa/tuần loại rau này.

Theo Đông y, cải xoong tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt, giải độc. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng cải xoong ăn thường xuyên giúp ổn định đường huyết, bổ sung chất xơ.

Khi cơ thể mệt mỏi, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, bánh chưng, cơm nếp, bạn có thể lấy cải xoong xay hoặc ép nước uống cùng với cà rốt giúp thanh lọc, giải nhiệt.

Tuy nhiên, rau cải xoong thường được trồng ở dưới nước, dưới ruộng dễ nhiễm ký sinh trùng. Khi ăn rau cải xoong, bạn cần rửa thật sạch. Nếu ăn sống, chỉ ăn rau cải xoong tự trồng trên cạn. Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iốt cao, làm cho bệnh nặng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *