Mảng trắng bất thường trên ảnh chụp CT phổi của bệnh nhân Covid-19

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của những người nhiễm Covid-19 cho thấy virus đã tấn công và gây tổn thương nặng nề đến phổi của bệnh nhân.

Theo Newsweek, trong bối cảnh thiếu hụt bộ xét nghiệm Covid-19, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) phổi của các bệnh nhân đã trở thành “phòng tuyến đầu tiên” để các cơ sở y tế biết được họ có nhiễm virus corona hay không.

Trong số các nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí y khoa của Hiệp hội X quang Bắc Mỹ (RSNA) – Radiology – có một bài viết mô tả trường hợp một bệnh nhân 44 t.uổi ở Vũ Hán, là nhân viên vận chuyển hàng hoá tại khu chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là điểm đầu tiên bùng phát dịch Covid-19.

Người này đã bị sốt cao và ho trong 13 ngày trước khi được nhập viện hôm 25/12/2019. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm phổi nặng – tình trạng mà các khu vực chứa khí trong phổi bị viêm – dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của phổi bệnh nhân 44 t.uổi nhiễm Covid-19 tại Vũ Hán – có thể thấy rõ những đốm trắng hình thành và lan rộng. Ảnh: Newsweek.

Các bác sĩ ở Vũ Hán cuối cùng chẩn đoán người này nhiễm Covid-19 sau khi loại trừ n.hiễm t.rùng và các bệnh khác có thể dẫn đến viêm phổi. Bất chấp nỗ lực của các bác sĩ để cứu sống bệnh nhân, người này t.ử v.ong khoảng một tuần sau đó.

“Trường hợp này xảy ra tại thời điểm bùng phát dịch Covid-19, cho thấy mức độ nghiêm trọng tiềm tàng của bệnh này, đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng hình ảnh để theo dõi tiến triển của bệnh”, các tác giả của bài báo nhận định.

“Hơn nữa, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cũng có thể có vai trò chẩn đoán quan trọng, đặc biệt là khi mà các xét nghiệm khác không có sẵn”, các bác sĩ cho biết thêm.

Khi dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng ở thành phố Vũ Hán, với hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày, các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng hình ảnh chụp CT như một cách để chẩn đoán Covid-19 trong bối cảnh thiếu hụt bộ dụng cụ xét nghiệm RNA.

Trong hình ảnh chụp CT của bệnh nhân 44 t.uổi ở Vũ Hán, có thể thấy rõ các mảng trắng hình thành trên phổi của người này. Thông thường đây được coi là một dấu hiệu bất thường mà các bác sĩ X-quang gọi là “tổn thương kính mờ” – khi một phần khí trong phế nang bị thay thế bởi dịch tiết hoặc dịch thấm, hoặc tổ chức xơ kèm dày, hoặc phế nang bị xẹp.

Ông Sean Jorgensen Callahan, trợ lý giáo sư Khoa Nội tại Đại học Utah, cho rằng Covid-19 có thể gây viêm trong những không gian nhỏ của phổi, khiến dịch viêm tích tụ ở đây, dẫn đến việc oxy không thể di chuyển từ phổi vào m.áu.

“Khi điều này xảy ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất khó thở, nồng độ oxy thấp, ho và có các triệu chứng hô hấp khác… Phổi bình thường trên hình chụp CT sẽ có màu đen hoặc xám đen. Các khu vực bất thường sẽ có màu trắng”, ông Callahan cho biết.

Theo zing.vn

Hình ảnh phổi của bệnh nhân bị virus corona phá hủy

Kết quả chụp CT phổi của các bệnh nhân Covid-19 thường chung đặc điểm là xuất hiện những đốm trắng.

Đây là hình ảnh chụp CT phổi của Tiger Ye, một bệnh nhân 21 t.uổi tại Vũ Hán. Trong 3 tuần, Tiger miêu tả cuộc sống của mình như “chết đi sống lại” với những cơn ho đến nổ phổi, toàn thân đau nhức. May mắn, bệnh nhân này đã qua khỏi tình trạng nguy kịch và đã được xuất viện về nhà theo dõi tiếp từ ngày 12/2. Ảnh: Bloomberg.

Hình ảnh CT phổi này là của một bệnh nhân 50 t.uổi qua đời ngày 27/1 sau 2 tuần điều trị tại Trung Quốc. Tim bệnh nhân ngừng đ.ập sau khi bị tổn thương phế nang. Trước đó, các bác sĩ tại Trung Quốc cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc gồm điều trị chống n.hiễm t.rùng interferon alfa-2b, thuốc AIDS lopinavir – ritonavir và kháng sinh moxifloxacin để ngừa n.hiễm t.rùng thứ cấp. Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định steroid methylprednisolone để điều trị tình trạng viêm phổi, khó thở và thiếu oxy trong m.áu. Ảnh: The Lancet.

Hình chụp CT hai lá phổi của một bệnh nhân nữ 33 t.uổi ở Lan Châu, Trung Quốc. Trong hình A, có nhiều “đốm trắng” mờ như thủy tinh ở thùy phải và sau đỉnh thùy trái. Hình B là phổi chụp sau 3 ngày theo dõi bệnh nhân. Nó cho thấy những đốm trắng ngày càng lan rộng bên trong phổi người bệnh, “xâm chiếm” đỉnh sau thùy phải và sau đỉnh của thùy trái. Ảnh: RSNA.

Hình CT chụp phổi của các bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc.Hình A: Bệnh nhân nam 56 t.uổi, ngày thứ 3 sau khi khởi phát triệu chứng, phổi xuất hiện các đốm trắng từ vách liên sườn đến nội nhãn ở thùy dưới bên phải.

Hình B: Bệnh nhân nữ 74 t.uổi, ngày thứ 10 sau khi khởi phát triệu chứng: hai bên phổi dày đặc những đốm trắng chứng tỏ sự xâm chiếm và phá hủy nặng của virus corona tới các phế nang.

Hình C: Nữ bệnh nhân 61 t.uổi, ngày 20 sau khi khởi phát triệu chứng: phổi bị bao phủ bởi lớp trắng mờ đục dày, các phế nang bên trong đã bắt đầu biến đổi.

Hình D: Nữ bệnh nhân 63 t.uổi, ngày 17 sau khi khởi phát triệu chứng: hai bên phổi xuất hiện lớp đốm trắng dày trong phế quản ở cả thùy dưới lẫn thùy trên, đã có hiện tượng tràn dịch màng phổi. Ảnh: The Lancet.

Đây là CT phổi của một bệnh nhân nam 77 t.uổi (ở Trung Quốc) trong gần 3 tuần điều trị. Đáng tiếc, tình trạng của bệnh nhân nguy kịch, không qua khỏi do sức tàn phá mạnh của virus corona bên trong phổi.

(A) – ngày thứ 5, sau khi khởi phát triệu chứng: các mảnh mờ đục bắt đầu loang lổ, ảnh hưởng đến nhu mô phổi hai bên, dưới màng cứng.

(B) – ngày thứ 15, các đốm trắng hình lưỡi liềm đã chiếm lấy cả hai phổi, xuôi theo võng mạc phía sau và tập trung ở đáy.

(C) – ngày 20, các tổn thương mở rộng ra hai bên phổi, đốm trắng gần như chiếm được cơ quan này và xuất hiện tình trạng tràn dịch màng phổi hai bên (mũi tên). 10 ngày sau lần quét này,bệnh nhân t.ử v.ong. Ảnh: The Lancet.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *