Mảnh gỗ nằm trong má suốt 14 năm mà không biết

Bệnh nhân nữ, 34 t.uổi, sưng đau vùng má phải, bác sĩ siêu âm phát hiện một dị vật nằm sâu trong má.

Các bác sĩ khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, đã phẫu thuật lấy ra dị vật là mảnh gỗ dài khoảng 6×2 mm.

Các bác sĩ cho biết cuộc mổ như mò kim đáy bể. Mặc dù hình ảnh siêu âm phát hiện dị vật, nhưng để tìm ra được mảnh gỗ trong má bệnh nhân rất khó khăn, “là một thành công lớn”, theo bác sĩ.

Bệnh nhân nhớ lại 14 năm trước từng bị ngã đ.ập mặt xuống đường, má rách một vết thương nhỏ. Sau đó vết thương tự lành. Đến gần đây má nhiều lần bị sưng, chị đã khám, điều trị nhiều nơi nhưng không bớt.

Mảnh gỗ nhỏ được lấy ra khỏi má bệnh nhân. Ảnh: Long Nhật.

Những điều không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã mà ai cũng có thể sai lầm

Các năm gần đây, xảy ra rất nhiều tai nạn sinh hoạt mà nguyên nhân xuất phát từ các loại xe tập đi, xe đạp t.rẻ e.m, xe trượt cho trẻ.

Ảnh minh họa

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM) vừa tiếp nhận ca bệnh trẻ nhỏ 36 tháng, chơi trên xe 3 bánh thì tự bật ngửa ra, đ.ập vùng chẩm xuống đất. Sau té, bé khóc to vài tiếng và co gồng liên tục và bất tỉnh. Tại bệnh viện, bé được chẩn đoán xuất huyết não dưới nhện.

Các bác sĩ phòng Điều dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã chỉ ra triệu chứng của chấn thương sọ não như đau đầu, tri giác thay đổi như:

Mất ý thức tạm thời, lú lẫn hoặc lơ mơ; Nạn nhân có thể có cơn co giật ngắn. Tình trạng của nạn nhân có thể cải thiện được một lát và sau đó tri giác xấu dần đi.

Biến dạng hộp sọ là dấu hiệu của vỡ x.ương s.ọ; Chảy dịch trong từ tai hoặc mũi-vỡ x.ương s.ọ, đặc biệt là vỡ nền sọ, có thể khiến dịch não tủy chảy ra từ tai hoặc mũi.

Bầm tím mắt và da phía sau tai-các mạch m.áu xung quanh mắt và tai bị vỡ; Thay đổi thị lực, trẻ có thể bảo nhìn 1 vật thành 2, bóng hoặc nhìn mờ.

Buồn nôn và nôn – đây là những tác dụng phụ thường gặp của chấn thương sọ não nghiêm trọng và phải luôn chú ý nếu thấy nó diễn ra dai dẳng.

Những điều không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã:

Làm nóng chỗ bị thương như lấy khăn ấm đắp lên chỗ vết thương là một sai lầm. Làm như vậy tuy có cảm giác dễ chịu nhưng lại gây hại. Khi bị ngã, mạch m.áu đang bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến mạch m.áu bị giãn ra và làm cho m.áu c.hảy nhiều hơn, gây ra bầm tím càng nặng và khó lành.. Các bậc phụ huynh có thể chườm lạnh giai đoạn cấp (2-3 ngày đầu) sau đó chườm ấm.

Bôi dầu gió: Dầu gió là loại luôn có sẵn trong các tủ thuốc gia đình. Sau khi bị ngã, chúng ta thường có thói quen xoa dầu gió cho trẻ và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, cũng như chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch m.áu nhỏ do bị day sẽ càng ra m.áu liên tục.

Di chuyển nạn nhân trừ khi họ đang ở trong tình trạng nguy cấp. Mọi sự di chuyển không cần thiết đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho chính vết thương sọ não, cột sống hay những vết thương liên quan khác.

Các bác sĩ chỉ ra 2 nguyên nhân gây té ngã là do sự bất cẩn của người chăm sóc và sự tò mò, hiếu động của trẻ.

Nếu cho trẻ chơi các trò chơi như: xe tập đi, xe đạp, ván rượt các bậc phụ huynh phải luôn bên cạnh quan sát trẻ, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ trẻ phòng khi có tình trạng té ngã xảy ra.

Rào hoặc có thanh bảo vệ ở cầu thang, cửa sổ, ban công (chiều cao rào tối thiểu 75 cm, song dọc, khoảng cách giữa các song không quá 15 cm).

Có đủ ánh sáng để dễ quan sát ở bậc thềm, cầu thang. Dạy trẻ không xô đẩy, không leo trèo. Nếu trẻ đã biết lật, bò, đi, ngồi thì không nên để trẻ 1 mình trên võng, giường.

Không để trẻ đứng trên ghế hoặc vật không vững. Không để sàn nhà trơn trượt, ẩm ướt. Không để đồ chơi xa tầm với của trẻ. Không có hành động chơi đùa nguy hiểm như xốc ngược, tung trẻ. Không để trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *