Nhiều bác sĩ khẳng định việc mua máy tạo oxy đề phòng Covid-19 là không cần thiết, vì không biết sử dụng có thể dẫn đến ngộ độc oxy, gây lãng phí cá nhân trong khi thiếu hụt thiết bị cho ngành y tế.
Anh Nguyễn Thuận, ngụ quận Bình Thạnh cho biết, cả tuần nay lên mạng tìm hiểu thông tin, tham khảo giá của máy tạo oxy và máy đo nồng độ oxy trong m.áu (SpO2). Anh cũng tìm mua giúp cho gia đình hàng xóm, có người mẹ là bệnh nhân ung thư phổi đang truyền hóa chất, đồng thời là F1 sắp hết thời gian 14 ngày cách ly tập trung, chuẩn bị được về theo dõi tại nhà 14 ngày. Con trai của bà là F0 không triệu chứng, đủ điều kiện rút ngắn thời hạn cách ly, điều trị tập trung. Họ lo lắng một trong hai người này có thể bị nhiễm Covid-19 và trở nặng tại nhà nên tìm mua máy tạo oxy, phòng trường hợp bất ngờ.
Anh Thuận đã hỏi hơn chục người bán, đều nhận được thông tin các loại máy này đã hết hàng. Nếu muốn mua phải đặt cọc trước, hoặc chờ 10-15 ngày.
Bác sĩ Bùi Thị Hạnh Duyên, trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết, máy đo SpO2, máy tạo oxy là những thiết bị y tế thông dụng, phổ biến và người dân có thể sử dụng để tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà, theo chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế. Hai loại máy này được dùng cho bệnh nhân có nhu cầu đo nồng độ oxy trong m.áu và hỗ trợ oxy vì bệnh mạn tính, như bị viêm phổi, hen suyễn, hội chứng ngưng thở khi ngủ…
Tuy vậy, đối với bệnh Covid-19, những trường hợp cần dùng đến máy tạo oxy là có dấu hiệu trở nặng. Khi ấy, người bệnh nhanh chóng cần liên hệ và được đưa đến cơ sở y tế điều trị Covid-19 để được xử trí kịp thời, tránh bệnh chuyển tiến xấu hơn, dẫn đến suy hô hấp nguy kịch.
Hiện, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị Covid-19. Bệnh nhân Covid-19 phải áp dụng phác đồ của Bộ Y tế, kết hợp với nhiều loại thuốc, nhiều phương pháp, kỹ thuật khác nhau.
“Oxy là một phần tất yếu, rất quan trọng nhưng không phải là tất cả trong phác đồ điều trị và không thay thế được vai trò của bác sĩ để cứu sống bệnh nhân”, bác sĩ Duyên khẳng định.
Máy tạo oxy đang được sử dụng tại một bệnh viện ở Sanawad, Ấn Độ. Ảnh: The Free Press Journal.
Theo bác sĩ Lưu Kính Khương, trưởng khoa Gây mê hồi sức – Điều trị đau và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, máy tạo oxy được đ.ánh giá là “rất hữu ích” trong điều trị Covid-19 tại cơ sở y tế, nhất là với các F0 bị suy hô hấp nhẹ, trước khi bệnh nhân diễn tiến nặng thêm, cần phải thở máy không xâm lấn hoặc đặt nội khí quản, hỗ trợ thở máy xâm lấn lưu lượng cao, kiểm soát hô hấp hoàn toàn.
Ví dụ, F0 có dấu hiệu trở nặng, hô hấp yếu, SpO2 dưới 92%, tự thở nặng nhọc, chiếc máy này sẽ tách chiết oxy từ không khí tự nhiên, tạo ra oxy có độ tinh khiết cao. Thông qua dây dẫn, máy đưa oxy tinh sạch với lưu lượng nhẹ, khoảng vài lít/phút vào mũi bệnh nhân. Nếu đáp ứng, SpO2 sẽ tăng lên đạt trên 92%, người bệnh tạm thời không suy hô hấp nặng thêm. Tuy nhiên, máy chỉ dùng được khi người bệnh còn tỉnh táo, vẫn tự hít thở được .
Bác sĩ Khương cũng khuyến cáo người dùng máy tạo oxy “hết sức cẩn trọng” , vì nếu dùng sai cách sẽ gây ra rất nhiều tác hại, biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, oxy sử dụng trong y tế là loại tinh khiết, vô trùng, đảm bảo nồng độ oxy đạt 100%. Trong khi đó, tùy loại mà các máy tạo oxy chỉ tách chiết, tạo ra nồng độ oxy khoảng 70-90%, thậm chí với máy cũ, dùng lâu có thể chỉ còn 50-60%. Do đó, nếu người bệnh quá tin tưởng, ỷ lại vào máy mà không nhập viện kịp thời, có thể dẫn đến suy hô hấp nặng, nguy hiểm tính mạng.
Không khí bình thường chứa oxy con người sử dụng khi hô hấp đều có độ ẩm nhất định. Nếu oxy cung cấp qua máy quá khô sẽ gây kích ứng, làm cho người bệnh bị khô niêm mạc đường thở, tạo điều kiện thuận lợi cho Covid-19 xâm nhập, gây viêm nhiễm, tổn thương. Nếu vệ sinh máy không đúng cách, nguy cơ nguồn không khí sẽ bị nhiễm khuẩn, khiến người dùng dễ bị viêm phổi hơn.
Đặc biệt, nếu thiếu kiến thức y tế và quá dựa dẫm vào máy tạo oxy mà cho người bệnh thở oxy nồng độ cao (trên 60%) trong hơn 3 giờ liên tục, trong khi nồng độ oxy trong không khí bình thường khoảng 21%, thì có khả năng dẫn đến tình trạng ngộ độc oxy. Các mô phổi về sau sẽ bị xơ. Tuy nhiên, biến chứng này diễn tiến từ từ nên người bệnh không thể thấy ngay tác hại. Với trẻ sơ sinh, sai lầm này về sau có thể dẫn đến mù mắt.
Ngày 18/7, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa khuyến cáo người dân không nên mua, tích trữ máy thở, bình khí oxy vì lãng phí do không thể tự sử dụng, có thể gây khan hiếm nguồn cung trên thị trường.
Ông Khoa khẳng định “Bộ Y tế và TP HCM cam kết không thiếu máy thở, khí oxy cho bệnh nhân, do đó người dân hoàn toàn có thể an tâm”. Bộ đã khảo sát và đ.ánh giá năng lực sản xuất oxy trong nước. Kết quả, khả năng cung ứng oxy từ các đơn vị sản xuất trong nước cao gấp 30 lần so với nhu cầu hiện nay tại các bệnh viện.
Trước đó, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam cũng cho biết, thành phố đáp ứng đủ oxy điều trị bệnh nhân Covid-19 với kịch bản 50.000 giường.
Các thông báo này được đưa ra khi những ngày qua nhiều người dân lo lắng đã tự tìm mua các thiết bị thở máy, thiết bị tạo oxy, tích trữ bình oxy, đề phòng trường hợp bản thân hoặc người trong gia đình là F0. Trên các hội nhóm mạng xã hội thường xuyên xuất hiện những dòng trạng thái “cần mua hoặc rao bán thiết bị y tế gia đình phòng dịch”.
Các bác sĩ cho biết thị trường có nhiều loại máy tạo oxy từ các nhà sản xuất khác nhau, giá 5-40 triệu đồng, tùy thuộc vào việc máy tạo ra bao nhiêu lít oxy trong một phút và nồng độ oxy đạt bao nhiêu phần trăm.Song do nhu cầu tăng mạnh, hiện giá máy bị đẩy lên cao, dẫn đến khan hiếm hàng.
“Hãy nhường những thiết bị này cho ngành y tế, cho những bệnh nhân thực sự cần thay vì tích trữ lãng phí”, bác sĩ Duyên đề nghị.
4 người uống nhầm rượu xoa bóp
Uống nhầm rượu ngâm mã t.iền dùng để xoa bóp tay chân, 4 người đàn ông ở huyện Bố Trạch bị ngộ độc, đau đầu, chóng mặt, nôn, co giật.
Cả 4 được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng nguy kịch, lơ mơ, tím tái, co giật liên tục, sùi bọt mép. Các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu, truyền dịch thải độc, an thần cho họ và chuyển lên khoa Điều trị tích cực và chống độc.
Đến sáng 21/7, các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, đang được tiếp tục theo dõi và điều trị, bác sĩ tại bệnh viện cho biết.
Theo người nhà, gia đình ngâm nhiều loại rượu thuốc để uống, trong đó có ngâm rượu với mã t.iền để xoa bóp tay chân. Lúc lấy rượu uống, chủ nhà lấy nhầm chai rượu ngâm mã t.iền nên dẫn đến cả 4 người bị ngộ độc .
Cây mã t.iền có tên khoa học là Strychnos nux vomica L, thường mộc ở vúng rừng núi. Hạt mã t.iền chứa Strchnine là vị thuốc có độc tính cao. Người dân thường ngâm hạt mã t.iền với rượu để chữa bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp, bệnh ngoài da.
Người uống nhầm rượu mã t.iền thường bị đau đầu, ói mửa, co cứng cơ. Trường hợp nặng sẽ ngừng thở dẫn đến t.ử v.ong nếu không cấp cứu kịp thời.
Các bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu. Ảnh: Long Nhật.