Mẹ bầu 8 tháng vẫn chạy marathon 42 km

Mang thai 8 tháng, người phụ nữ 40 t.uổi ở Trung Quốc vẫn hoàn thành chặng marathon 42 km. Đây là giải chạy thứ 3 người mẹ này tham gia trong thai kỳ.

Lê Lợi Lợi, 40 t.uổi, đến từ tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc, là gương mặt quen thuộc trong nhiều giải chạy của Trung Quốc. Ngày 17/11, cô cũng vừa hoàn thành chặng marathon Thượng Hải với thành tích 5h17 phút. Đặc biệt, đây là thời điểm Lợi Lợi đang mang thai 8 tháng.

Tất cả vận động viên tham gia và cổ vũ đều bất ngờ trước sự khỏe khoắn, dẻo dai của bà bầu 40 t.uổi này. Chạy bộ là môn thể thao hàng ngày của cô.

Đây là giải chạy marathon thứ 62 của người mẹ này. Trước đó, khi mang thai 8 tuần cô hoàn thành 42 km trong vòng 3h45 phút. Khi thai kỳ ở tuần thứ 25, cô cũng hoàn thành một giải chạy khác trong thời gian 4h47 phút.

Cô cho biết chạy thể dục đã trở thành thói quen hàng ngày, thậm chí, không vận động sẽ thấy người khó chịu. Được sự động viên của người chồng cũng yêu thích môn thể thao này, cả hai tham gia rất nhiều giải chạy trong nước và quốc tế.

Bà bầu Lợi Lợi nhận huy chương trong giải chạy marathon Thượng Hải. Ảnh: Sohu.

Hình ảnh của mẹ bầu này khiến nhiều người cảm phục, tuy nhiên một số người lo lắng cô sẽ sinh dọc đường. Dư luận đặt nghi vấn về việc có nên chạy bộ trong thai kỳ, tác dụng như thế nào và cần chú ý gì?

Giáo sư, bác sĩ Mã Lương Khôn, Chủ nhiệm khoa Phụ sản, Bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, Trung Quốc, cho biết y học chưa có chứng cứ xác thực nào chứng minh được việc tập thể dục ở cường độ mạnh sẽ dẫn đến đẻ non hay sẩy thai. Trên lâm sàng, nguyên nhân sẩy thai đẻ non rất nhiều, có thể là nhiễm khuẩn, căng thẳng tinh thần, rối loạn nội tiết, chuyển hóa hay chính ở bản thân thai nhi. Một số ít những nguyên nhân không rõ ràng người ta thường quy chụp vì vận động quá mạnh hoặc mệt mỏi quá độ…

Đồng thời, bác sĩ Mã cũng phân tích Lợi Lợi là trường hợp đặc biệt có tính cá thể hóa. Việc tham gia chạy marathon tùy thuộc vào thể trạng của từng thai phụ. Lợi Lợi đã tham gia 61 giải chạy trước đó và có thói quen chạy hàng ngày nên thể lực và chức năng hô hấp của cô tốt hơn người bình thường rất nhiều. “Đối với chúng ta, 42 km có thể đã là một thử thách không dễ dàng, nhưng đối với cô ấy thì nó giống như ăn một bữa cơm nhà”, bác sĩ chia sẻ.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh việc vận động trong thai kỳ là quan trọng cũng giống như khám thai định kỳ, bổ sung dinh dưỡng hay chuẩn bị tâm lý. Việc lựa chọn một phương thức vận động thể thao phù hợp trong thai kỳ giúp các bà mẹ có thể ngăn chặn tiểu đường, tăng cân quá mức, đau nhức cơ thể…

Theo Zing

Nguy hiểm khi tập luyện quá sức mà không biết ngưỡng của mình

Nếu cứ tập luyện quá sức mà không biết đã tới ngưỡng giới hạn sẽ gây đứt mạch m.áu não, đột tử… Thông tin này đã được các bác sĩ đưa ra tại buổi họp báo “Hiểu rõ các giới hạn của bản thân trước khi tập luyện”.

Bệnh nhân đang được đo gắng sức tim mạch-hô hấp – Ảnh: THÙY DƯƠNG

Mới đây, anh V.V.T. – 32 t.uổi, quê Bình Thuận – đã bất ngờ đột tử khi đang chạy trong một cuộc đua marathon tại TP.HCM.

Chỉ phát hiện bệnh khi gắng sức

Bà Lê Thị Tuyết Lan, phó chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, đã thông tin lại trường hợp này và một số trường hợp đột tử trong khi chơi thể thao, tập luyện để cảnh báo về việc trước khi tập luyện mà không biết được “giới hạn của bản thân trong tập luyện” sẽ rất nguy hiểm.

Thời gian qua, khi đo gắng sức tim mạch – hô hấp cho những bệnh nhân đến phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 (TP.HCM), các bác sĩ đã phát hiện không ít bệnh nhân trẻ t.uổi trước đó chưa có biểu hiện gì đã được phát hiện bị nhồi m.áu cơ tim, rối loạn nhịp tim, lên cơn suyễn hoặc đóng dây thanh âm.

Khi đo gắng sức tim mạch – hô hấp, bệnh nhân sẽ được đạp xe đạp hoặc chạy trên thảm lăn. Ngay khi phát hiện bệnh nhân bị bệnh lý và biểu hiện trên, các bác sĩ đã cho bệnh nhân ngưng chạy, đạp xe.

Tuy nhiên, điều làm các bác sĩ đặc biệt lo lắng là các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vẫn nghĩ và nói rằng họ vẫn khỏe, chưa cảm thấy khó thở, vẫn có thể tập tiếp, trong khi các thông số mà bác sĩ đo được đã báo động: “người tập phải ngừng tập”.

PGS Lê Thị Tuyết Lan cho rằng trong thực tế nếu những người này vẫn tiếp tục tập luyện theo ý muốn của họ, mà không biết mình đã tới ngưỡng của huyết áp sẽ gây ra đứt mạch m.áu não, còn khi đã xuất hiện loạn nhịp, nhồi m.áu cơ tim mà vẫn tập luyện tiếp sẽ gây ra đột tử. Khi vận động gắng sức, dù là vận động viên trẻ t.uổi vẫn tiềm ẩn những nguy cơ như đã kể trên.

Điều nguy hiểm là những người này lúc bình thường họ vẫn thấy rất khỏe, nên không biết trước được nguy cơ có thể xảy ra khi vận động mạnh. Do vậy, mỗi người cần phải biết rõ giới hạn bản thân của mình để có chế độ vận động hợp lý.

Hướng dẫn viên không hỏi bệnh lý người tập

Tại TP.HCM, các phòng tập gym mọc lên khắp nơi. Các bác sĩ khuyến khích mọi người cần tập luyện cũng như tập gym để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi tham gia một lớp tập nào, người tập cần biết giới hạn, khả năng tập luyện của mình cụ thể.

Chị N.T.P. – 38 t.uổi, ngụ Q.Phú Nhuận TP.HCM – kể gần nhà chị mới có một phòng gym khai trương. Nhân viên ở đây gọi điện mời chị đến tập. Khi chị đến tập, nhân viên chỉ giới thiệu thời gian tập, các gói tập với giá t.iền kèm theo. Khi chị đăng ký, đi tập cũng không được nhân viên hay hướng dẫn viên nào hỏi chị từng tập luyện chưa, có bệnh lý gì không, khả năng luyện tập…

Theo PGS Lan, đúng ra những phòng tập này phải hỏi người mới đến tập gym xem người đó từng tập luyện hay chưa? Người từng tập luyện sẽ khác với người chưa từng tập qua. Người chưa từng tập luyện mà tập luyện ngay sẽ gây ra những nguy cơ về mặt sức khỏe.

Ngoài ra, những người đi tập cần phải được hỏi xem có mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, đái tháo đường hoặc bệnh thận… hay không? Vì người mắc những bệnh này sẽ phải có chế độ tập luyện rất khác nhau so với những người không mắc bệnh.

Đi tìm giới hạn tập luyện

Theo PGS Lan, người tập luyện sẽ được phân thành 8 nhóm. Nhóm 1 là người khỏe mạnh, đang tập luyện, nhóm 2 là người đang tập luyện có triệu chứng bệnh lý, nhóm 3 là người có bệnh lý được kiểm soát đang tập luyện, nhóm 4 là người có bệnh lý chưa kiểm soát và đang tập luyện, nhóm 5 người khỏe mạnh, không tập luyện, nhóm 6 không tập luyện và có triệu chứng bệnh lý, nhóm 7 có bệnh lý được kiểm soát và đang tập luyện, nhóm 8 là người có bệnh lý chưa được kiểm soát và không tập luyện.

Bác sĩ Lan nhấn mạnh người tập luyện cần biết mình thuộc nhóm nào trước khi tập luyện. Những người thuộc nhóm 1, không cần kiểm tra sức khỏe có thể tập ở cường độ vừa, nhóm 5 không cần kiểm tra sức khỏe có thể bắt đầu tập luyện với cường độ nhẹ, còn nhóm 3 không cần kiểm tra sức khỏe và tập với cường độ trung bình. Những người thuộc nhóm 2, 4, 6, 7, 8 cần phải đi kiểm tra sức khỏe.

“Làm thế nào để biết mình có nguy cơ khi vận động mạnh hay không?”. Theo các bác sĩ, người luyện tập đều phải qua đo gắng sức tim mạch – hô hấp mới biết được.

Theo PGS Lan, nếu đo tim trong lúc nằm nghỉ ngơi hay đo hô hấp trong khi nghỉ ngơi đều không phát hiện, nhưng nếu lên xe đạp hoặc chạy gắng sức sẽ được các bác sĩ phân loại sức khỏe thành 6 nhóm, từ nhóm rất yếu đến nhóm rất mạnh.

Cách kiểm tra này phải có mặt của bác sĩ. Bệnh nhân sẽ gắng sức tăng dần từ nhẹ đến nặng và các bác sĩ sẽ đ.ánh giá được tim mạch, hô hấp tiêu hóa và luôn cả cơ của bệnh nhân. Qua cách đ.ánh giá này, các bác sĩ sẽ phát hiện rất sớm những bệnh lý tim mạch, hô hấp…

Người muốn tập luyện sẽ biết được tình trạng sức khỏe thể chất hiện tại, giới hạn luyện tập của bản thân. Từ những thông tin này, bệnh nhân sẽ được một chuyên gia xây dựng chế độ tập luyện phù hợp, một bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trước vận động hãy kiểm tra sức khỏe

Ông Nguyễn Tuấn Khanh, ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Điền kinh TP.HCM, cho biết hiện nay phần lớn những người đi vận động là đi tập theo bạn bè, theo ý muốn, chứ không theo khoa học.

Về nguyên tắc tập luyện thể thao phải tập từ nhẹ đến nặng, tập từ ít đến nhiều, kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp. Cùng một bài tập nhưng mỗi một người sẽ đáp ứng với bài tập khác nhau do năng lực, năng khiếu khác nhau.

Hiện nay, tình trạng thiếu vận động rất phổ biến. Có những người đi bộ mỗi ngày không quá 500m, tình trạng thiếu vận động này kéo dài từ năm này qua năm khác. Những người này trước sau cũng có vấn đề về sức khỏe.

Ngược lại với tình trạng thiếu vận động, một số người lại vận động quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ xương khớp và sức khỏe. Mỗi con người là một cá thể riêng biệt nên muốn tập luyện khoa học, hiệu quả cần được kiểm tra sức khỏe, được tư vấn để có một chế độ tập luyện hợp với từng độ t.uổi, sức khỏe của người đó.

Chỉ đơn giản là đi bộ nhưng nếu đi sai cách, không hít thở đúng cách sẽ không thể đi lâu được, không cải thiện được sức bền. Nếu chỉ có t.iền, đam mê nhưng không có kiến thức trong tập luyện sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc sau này.

Theo tuoitre

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *