Mẹ Hà Nội và trải nghiệm sinh mổ đáng nhớ: Bệnh viện chuẩn bị sẵn hết đồ, có xe đưa đón tận nơi lại thêm quà mang về

Sự chu đáo của bệnh viện đã để lại cho chị Hà khá nhiều ấn tượng về dịch vụ sinh nở tại đây.

Mỗi bệnh viện sản đều đem đến những trải nghiệm sinh nở khác nhau cho các mẹ bầu. Tùy thuộc vào nhu cầu mà các mẹ thể chọn viện công hay viện tư. Câu chuyện đi đẻ dưới đây của chị Hà (sống tại Hà Nội) sẽ giúp các mẹ hình dung rõ hơn trải nghiệm sinh mổ ở bệnh viện Thu Cúc là như thế nào.

Chi phí trội lên kha khá dù đã đăng kí sinh trọn gói

Chị Hà cho biết ban đầu khi nhập viện chị định đăng kí gói mổ chủ động nhưng được tư vấn nên đẻ thường vì tốt cho sức khỏe hơn: “Mình đến viện với tinh thần là định đăng ký gói mổ chủ động luôn, vì mình sinh bé thứ 3 rồi nên sợ đẻ thường lắm. Tuy nhiên, chị tư vấn thì khăng khăng khuyên mình nên đẻ thường cho nhanh lại sức, tốt cho mẹ và con, nên mình lại đăng ký gói đẻ thường.

Tuần 36 mình đến bệnh viện làm hồ sơ sinh có xét nghiệm m.áu, nước tiểu, khám bác sĩ chuyên khoa, siêu âm. Gói 36 tuần có 2 lần khám, siêu âm miễn phí là tuần 36-37 và tuần 38-39. Ngoài những lần này ra khi đến khám bác sĩ cũng miễn phí hết nhưng nếu bác sĩ chỉ định siêu âm hay xét nghiệm thì sẽ bị tính thêm phí ngoài gói.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Sau đó bước sang tuần 39 trở đi, cứ 3 ngày hoặc 2 ngày mình phải đến khám siêu âm liên tục để theo dõi vì chưa chuyển dạ, nên chi phí cũng trội lên kha khá: Siêu âm 270 nghìn, đo monitor 200 nghìn, xét nghiệm nước tiểu 95 nghìn. Nhất là những ngày quá tuần 40 chưa có dấu hiệu gì thì ngày nào cũng phải siêu âm. Cái này thì bệnh viện nào cũng giống nhau nên các mẹ dự trù chi phí nhé.

Mỗi lần đi khám ở Thu Cúc là mình đều khám 1 bác sĩ khác nhau: bác sĩ Lisa, William, bác sĩ Hà, bác sĩ Huyền… Có 1 điểm chung là các bác sĩ ở đây đều ưu tiên đẻ thường. Bác sĩ nào cũng khuyên với 2 lần đẻ thường rồi thì mình nên đẻ thường tiếp là tốt nhất. Đến tận hơn 40 tuần rồi vẫn bảo đợi chuyển dạ đẻ thường đi và cho biết tất cả vẫn bình thường, vẫn theo dõi được không phải lo… nên các mẹ cứ yên tâm không phải cứ viện tư thì sẽ ưu tiên đẻ mổ đâu, dù đúng là gói sinh mổ chi phí cao hơn nhiều”.

Quá trình sinh nở được các bác sĩ hỏi thăm, động viên liên tục

Tuy trước đó đã đăng kí gói đẻ thường nhưng đến 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, nên chị Hà quyết định sinh mổ chủ động: “Mình đợi mãi đến 40 tuần 3 ngày vẫn chưa thấy gì, đi khám đầu em bé vẫn cao, cổ tử cung đóng, nước ối không giảm, ối vẫn trong, tim thai bình thường… nói chung là hoàn toàn không có dấu hiệu chuyển dạ. Bác sĩ có nói nếu vài ngày nữa vẫn thế này thì sẽ kích đẻ để sinh thường, tuy nhiên có thể suy nghĩ sinh mổ chủ động vì mình thấp mà siêu âm con có vẻ to (tầm 3kg6, 3kg7) nên hai vợ chồng mình quyết định mổ chủ động luôn.

Trong quá trình sinh nở chị Hà được các bác sĩ động viên liên tục.

Con chị được chào đời bằng phương pháp sinh mổ.

Đến giờ phẫu thuật thì mình được điều dưỡng đưa đi thay quần áo bệnh viện, đẩy xe đẩy xuống tầng 4, người nhà ở lại khoa sản trên tầng 5 vì tầng 4 là khu vực vô khuẩn không được vào. Lúc ngồi chờ vào phòng phẫu thuật, có mấy bạn đi theo chụp ảnh mẹ và bé ngồi nói chuyện động viên mình cho đỡ run.

Vào phòng mổ thì y tá, điều dưỡng, bác sĩ gây tê hỏi thăm liên tục, làm gì cũng động viên trước là: không sợ gì cả nhé, cứ yên tâm làm theo lời các cô, các anh là sẽ không đau gì, mọi việc sẽ tốt đẹp…

Bé khi được da kề da.

Sau khi tiêm gây tê tủy sống mình thấy mất cảm giác hoàn toàn rồi. Có anh bác sĩ hay y tá gì đó bảo lúc lấy con ra sẽ hơi tức tức 1 chút, em cố gắng nhé. Vừa thông báo xong là con cũng ra rồi. Nghe tiếng con khóc mà mẹ cưòi toét miệng, em bé được lau người một chút rồi tiếp da mẹ”.

Đi đẻ không phải mang theo thứ gì, khi về còn được tặng quà

“Đồ đạc khi sinh được bệnh viện chuẩn bị hết, mình cũng mang đi nhưng gần như không dùng đến. Buổi sáng sẽ có điều dưỡng đi phát bỉm cho hai mẹ con, thay quần áo cho mẹ, thay ga giường sạch sẽ. Có bác sĩ đến khám cho mẹ bé, y tá đến tiêm truyền cho mẹ uống thuốc và vệ sinh cho mẹ ngày 2 lần. Có chuông gọi điều dưỡng ở đầu giường, bấm chuông sẽ có người chạy sang thay bỉm hoặc cho bé uống sữa… Cơm viện thì ngon, đa dạng, hàng ngày sẽ có người đi hỏi xem mình chọn món gì cho bữa sáng/trưa/tối.

Khi ở viện các mẹ sẽ có điều dưỡng giúp thay bỉm hoặc cho bé uống sữa.

Mình nằm ở bệnh viện 4 ngày 3 đêm, 1 phòng 2 người và 1 người nhà ở lại. T.iền giường cho người nhà là 200 nghìn/đêm bao gồm 1 bữa sáng. Ra viện mình được tặng 2 chai sữa tắm, 1 voucher 800 nghìn và hẹn khám lại cho bé miễn phí trong vòng 3 tuần sau sinh và có xe đẩy ra tận cửa và taxi đón tận nơi nữa.

Tổng cộng mình hết 30,5 triệu và được trừ bảo hiểm y tế 48% là 1tr3 (bảo hiểm y tế trái tuyến. Bảo hiểm y tế trừ theo quy định nhà nước chứ không theo thực tế số t.iền mình đóng).

Các mẹ chọn giờ sinh, chọn bác sĩ đỡ và đăng ký thêm gói giảm đau sau sinh thì chắc hết tầm 8 triệu nữa. Nói chung mình rất hài lòng khi sinh ở Thu Cúc”.

Theo Helino

Mẹ 9x đi đẻ chỉ hết chưa đến 20 triệu đồng nhưng trải nghiệm “xịn xò” chẳng kém gì viện tư

Sau nhiều lần đắn đo, suy nghĩ, chị Ngọc Ánh đã quyết định chọn bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội) là nơi mình sẽ sinh nở.

Chọn viện đi đẻ là một việc khiến nhiều mẹ bầu phải suy nghĩ rất nhiều. Nên chọn viện công hay viện tư? Cùng là viện công thì chất lượng dịch vụ khác nhau như thế nào? Điều này cũng là nỗi băn khoăn của chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh, 24 t.uổi (sống tại Hà Nội). Sau nhiều lần cân nhắc, chị đã quyết định chọn bệnh viện Bưu Điện là nơi mà mình sẽ lâm bồn.

Chọn bệnh viện vì khoa sản được review tốt

Ngay từ hồi mang thai, chị Ánh đã tìm hiểu nhiều viện sản khác nhau nhưng cuối cùng quyết định chọn bệnh viện Bưu Điện làm nơi sinh nở: “Trước đó mình có tham khảo một số viện như Phụ sản Hà Nội (gần nhà), bệnh viện Thu Cúc, bệnh viện Việt-Nhật… Và quyết định chọn bệnh viện Bưu Điện bởi ở đây có khoa sản được các mẹ review tốt, sạch sẽ không chen chúc, giá cả lại hợp lý. Thêm nữa bệnh viện cũng có nhiều bác sĩ đỡ giỏi như bác Đồng, bác Hoa, bác Huyền…”.

Bệnh viện Bưu điện Hà Nội.

Sau khi đã chọn được bệnh viện, chị Ánh đến làm hồ sơ sinh và thủ tục khá nhanh chóng: ” Mình làm hồ sơ sinh ở tuần thứ 32 bao gồm xét nghiệm m.áu, nước tiểu, siêu âm. Tổng chi phí không có thẻ BHYT hết 1,2 triệu. Hôm nhập viện chồng mình đóng trước 10,8 triệu. Theo như mình thấy phòng ốc của bệnh viện sạch sẽ, điều hoà được bật từ hành lang cho tới lối vào, không lo bị nóng”.

Bác sĩ nhiệt tình chu đáo, dịch vụ không thua kém viện tư

Ngày sinh dự kiến của chị Ánh là 18/7/2019 nhưng trước đó chị đã phải nhập viện do có dấu hiệu sinh sớm: “T ối ngày 6/7, hai vợ chồng thấy dấu hiệu như vỡ ối nên lập tức vào viện và lên thẳng phòng cấp cứu trên tầng 3. Bác sĩ bảo sẽ theo dõi cho đẻ thường, còn bất đắc dĩ mới nên mổ.

Tới 4h sáng, mình bắt đầu bị cơn đau chuyển dạ. Cấp độ tăng từ đau vừa tới đau không tả được, mắt mình hoa hết cả đi, nôn ra mật xanh mật vàng. Lúc đó mình bảo chồng phải sang xin bác sĩ cho mổ ngay. Trong 1 tiếng rưỡi chuyển dạ mình cũng được đo monitor đến 2 lần, khám trong thêm 2 lần nữa mà vẫn chỉ mở 2 phân. Thấy mình kêu gào quá, nên bác sĩ đành phải cho mổ.

Con trai chị Ánh chào đời bằng phương pháp đẻ mổ.

Mổ xong mình được đưa vào phòng hậu phẫu theo dõi, tác dụng của thuốc tê gây ngứa hết người, cả người cứ run cầm cập và phải tiêm truyền chống run mấy lần. Nằm như thế 3 tiếng thì bác sĩ vào kiểm tra tử cung co có ổn không thì được về phòng. Lúc này mới mổ mà bác sĩ ấn mạnh xuống, đau không tả được. Các mẹ chuẩn bị tinh thần là bị ấn ít nhất 2 lần cho ra sản dịch nhé.

Những ngày hôm sau có các chị điều dưỡng, hộ sinh lần lượt vào thay băng vết mổ, vệ sinh, thay bỉm cho mẹ, bế con đi tắm, bác sĩ nhi thì tới từng phòng khám cho các bé. Bệnh viện có chiếu tia plasma sau mổ, không đau tí nào mà vết mổ khô nhanh với rất đẹp.

Mình mổ được 4 ngày mà vết mổ đã khô và không bị lồi lõm, lem nhem. Bác sĩ cũng dặn đến ngày thứ 2 nằm viện là phải cố dậy đi lại, và phải xì hơi được để lấy lại sức khỏe nhanh.

Về dịch vụ sau sinh ở viện thì mình đăng ký làm xét nghiệm lấy m.áu gót chân cho bé Bun, tổng 3 bệnh hết 600 nghìn đồng. Ngoài ra nếu có nhu cầu tắm cho bé, thông tia sữa thì các chị hộ sinh, y tá cũng sẽ tới tận nhà làm cho mình. Về chi phí đi sinh, mình hết tất cả 15 triệu đồng, không có bảo hiểm.

Nói chung mình thấy dịch vụ ở viện rất tốt, mặc dù không phải là bệnh viện tuyến đầu như Phụ sản nhưng quy trình sinh nở, chăm sóc sau đó rất chặt chẽ và tuyệt vời. So với các bệnh viện khác như Vinmec, Việt Pháp… thì bệnh viện Bưu Điện không sánh bằng cơ sở vật chất hay thiết bị, nhưng với chi phí sinh đẻ giá bình dân hợp lý thì các mẹ cứ yên tâm mà chọn bệnh viện Bưu Điện”.

Theo helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *