Mẹ hy sinh lá gan để cứu con gái 1 t.uổi chỉ còn sống từng ngày

Nhìn cô con gái nhỏ xíu, chưa đầy 1 t.uổi nằm thoi thóp thở, bà mẹ không cầm được nước mắt, quyết định hiến một phần gan để cứu con.

Bé Phạm Quỳnh Châu, 11 tháng t.uổi sinh ra hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên khi được 5 tuần t.uổi, gia đình thấy cháu có biểu hiện vàng da. Đến BV Nhi TƯ thăm khám, bé được chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh. Từ đó đến nay, bé Châu ở viện nhiều hơn ở nhà.

B.é g.ái bị teo mật bẩm sinh gây suy gan nặng

Vài tháng trở lại đây, tình trạng của bé chuyển nặng. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng vàng da ứ mật nặng và suy gan.

Đặc biệt từ ngày 20/9, sức khoẻ của bé chuyển kém rất nhanh. Trẻ bị suy gan, da và củng mạc vàng đậm, gan lách to, cổ trướng và phù.

TS Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan mật, BV Nhi TƯ cho biết, con đường duy nhất cứu cháu bé là ghép gan. Mẹ bé đã đồng ý hiến gan trái để cứu con.

Tuy nhiên cháu bé còn quá nhỏ, thể trạng gầy yếu chỉ có 6,4 kg. Nếu thực hiện ca ghép, bác sĩ sẽ phải đối mặt với vô vàn thách thức do đây là ca ghép gan cho bệnh nhi nhỏ t.uổi nhất Việt Nam.

Dù vậy, sau khi hội chẩn, các bác sĩ vẫn muốn trao thêm cơ hội sống cho bé. Ban đầu, dự định ca ghép sẽ thực hiện vào tháng 2/2020, đợi bé lớn thêm.

Tuy nhiên do tình trạng suy gan tiến triển nhanh, kèm theo các đợt xuất huyết tiêu hóa tái diễn với các diễn biến nặng nề, đe doạ t.ử v.ong bất cứ lúc nào nên các chuyên gia của BV Nhi TƯ cùng bàn thảo với các chuyên gia của Đài Loan gấp rút chuẩn bị cho ca ghép trong vòng 2 tuần.

Nguy cơ xuất huyết trong phẫu thuật và trong thời gian hậu phẫu là một thách thức đã được cân nhắc rất kỹ để chuẩn bị các phương án tối ưu.

Ekip bác sĩ của BV Nhi TƯ cùng phối hợp với các bác sĩ BV Veterants General Hospital, Đài Loan phẫu thuật cho bệnh nhi

Sau 8 giờ căng thẳng, ca ghép đã thành công vào ngày 2/10 vừa qua. Ca phẫu thuật được thực hiện như một ca “ghép gan cấp cứu” với sự nỗ lực không mệt mỏi của của cả ekip. Hiện tại, bệnh nhi đang hồi phục rất tốt.

TS Hoa chia sẻ, đây là ca ghép đặt ra cho các bác sĩ rất nhiều thách thức do nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình ghép rất lớn. Thêm vào đó, với những trường hợp bệnh nhi có cân nặng thấp chỉ 6,4kg như bé Châu thì kỹ thuật ghép và việc hồi sức sau phẫu thuật cũng sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với các trường hợp khác.

Đến thời điểm hiện tại, đây là trường hợp bệnh nhi nhỏ t.uổi nhất và có cân nặng nhẹ nhất tại Việt Nam được ghép gan.

Tại BV Nhi, đây là ca ghép gan t.rẻ e.m thứ 16. Thành công của các ca ghép tạng t.rẻ e.m liên tiếp mở ra cơ hội sống mới cho các bệnh nhi mắc các bệnh gan mật bẩm sinh mà trước đây không thể chữa khỏi.

Thúy Hạnh

Theo vietnamnet

Kỳ tích: Lần đầu tiên lá gan của một người c.hết não được ‘chia đôi’ ghép cho 2 người

Lá gan của một người đàn ông 30 t.uổi chết não đã được các bác sĩ đã “chia sẻ” để giúp hồi sinh sự sống cho hai người. Đây đều là các bệnh nhân nặng nếu không được ghép gan sẽ khó qua khỏi.

Gan hiến tặng đã được chia ra để ghép cho 2 người trong đó có một bệnh nhi 8 t.uổi.

Hôm nay 15/3, tại Bệnh Việt Đức đã diễn ra buổi họp báo cung cấp thông tin lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công ca phẫu thuật “Chia gan để ghép cho 2 bệnh nhân từ 1 người hiến c.hết não”.

Theo đó, ngày 9/3, các bác sĩ đã chia gan của một người hiến tạng c.hết não (nam, 30 t.uổi, c.hết não do chấn thương sọ não nặng) để ghép cho 2 bệnh nhân có chỉ định ghép gan.

Bệnh nhân thứ nhất là bệnh nhi 8 t.uổi bị suy gan – hôn mê gan do xơ gan mất bù/ bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đồng (Wilson) và teo đường mật bẩm sinh, một sự kết hợp giữa 2 bệnh lý hiếm và nặng và cần ghép gan cấp cứu. Bệnh nhân thứ 2, là một bệnh nhân nam 49 t.uổi bị ung thư gan trên nền gan xơ.

Ca mổ được bắt đầu từ 7h30 phút và kết thúc lúc 23h30 phút cùng ngày 9/3 với sự kết hợp của các chuyên gia đầu ngành tại bệnh viện từ nhiều chuyên khoa: Phẫu thuật ghép tạng; phẫu thuật tim mạch; phẫu thuật vi phẫu; gây mê hồi sức; chẩn đoán hình ảnh; các labo xét nghiệm…

Sau 16 giờ phẫu thuật, các bác sĩ cùng lúc lấy đa tạng để ghép cho 5 bệnh nhân, trong đó 1 nhân bệnh ghép tim, 2 bệnh nhân ghép gan và 2 bệnh nhân ghép thận. Ngoài ra, từ nguồn tạng hiến này, các bác sĩ đã lấy các đoạn mạch m.áu để gửi vào Ngân hàng mô bảo quản để ghép cho các bệnh nhân khác.

Đến hôm nay (15/3), sau ghép 6 ngày, tất cả các bệnh nhân đều hồi phục. 2 bệnh nhân ghép gan đã tự thở, tỉnh táo, các chức năng của gan mới đã hoạt động tốt và hoà hợp với người nhận.

Bệnh nhân thứ 2 được ghép gan cũng đang hồi phục tốt.

Chia sẻ tại buổi họp báo, PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa – Giám đốc Trung tâm ghép tạng, BV Việt Đức cho biết, ca ghép gan đầu tiên trên thế giới được thực hiện thành công năm 1967 tại Mỹ, đến năm 1988 tại Đức đã thực hiện chia gan để ghép cho 2 bệnh nhân.

Tuy nhiên kỹ thuật này rất khó thực hiện với bởi các lý do: không nắm được giải phẫu của gan người hiến trước khi chia; cùng lúc phải thực hiện kỹ thuật ghép gan cho 2 bệnh nhân, đòi hỏi mỗi trung tâm y tế phải có 3 kíp kỹ thuật có thể ghép được gan và thực hiện trong điều kiện cấp cứu (chuẩn bị người cho, 2 người nhận, kỹ thuật mổ, gây mê hồi sức….). Chính vì vậy kỹ thuật chia gan để ghép hiện nay chưa phổ biến trên thế giới.

Tính đến năm 2016, Mỹ là quốc gia ghép gan nhiều nhất thế giới thì số ca chia gan đê ghép cũng chỉ chiếm 1%. Một số trung tâm ghép tạng còn không tiến hành kỹ thuật chia gan để ghép, điều đó cho thấy tính chất phức tạp của kỹ thuật này.

Còn theo GS.TS Trần Bình Giang – Giám đốc BV Việt Đức, chương trình ghép gan tại BV Việt Đức bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 21. Ca ghép gan cho người lớn đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện thành công tại bệnh viện vào ngày 28/11/2007; đến ngày 15/04/2010 bệnh viện đã thực hiện thành công ca ghép gan từ người cho c.hết não (đầu tiên tại Việt Nam).

Hiện tại bệnh viện đã chủ động trong hầu hết các kỹ thuật ghép gan: ghép toàn bộ từ người cho c.hết não, ghép gan bán phần từ người cho sống, giảm thể tích gan từ người cho c.hết não để ghép. Khó khăn lớn nhất của ghép gan là sự khan hiếm của nguồn tạng, do vậy số lượng gan ghép chỉ thoả mãn khoảng 10-15% nhu cầu.

Chính vì vậy BV đã chủ trương tăng tối đa khả năng ghép gan cho bệnh nhân, trong đó giao cho Trung tâm ghép tạng nghiên cứu triển khai kỹ thuật chia gan để ghép giúp cho nhiều bệnh nhân được ghép gan hơn.

Hà An

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *