Mẹ làm bác sĩ con vẫn ốm liên miên, nguyên nhân thật bất ngờ

Trẻ hay ốm ngoài nguyên nhân sức đề kháng kém thì môi trường sống của trẻ rất quan trọng, đặc biệt là môi trường trong nhà.

Đưa con tới khám bác sĩ, chị Dương Thị D. ( Hoàng Mai, Hà Nội) muốn khóc vì con hay ốm. Theo chị D. con chị bình thường khoẻ mạnh nhưng mỗi lần đưa về bà ngoại chơi là con lại ốm. Về nhà, chị luôn bị chì chiết. Vì xót cháu ốm, gia đình nhà nội không muốn chị cho con về nhà ngoại nữa.

Cùng cảnh ngộ, một bà mẹ trẻ cho biết chị là bác sĩ nhưng nuôi con hay ốm, còi cọc (dù trước đó con chị sinh ra nặng 3,4 kg, ăn uống tốt) và luôn bị mang ra so sánh với hàng xóm chỉ làm người bán rau ngoài chợ nhưng con khoẻ mạnh, hay ăn chóng lớn.

Khi bác sĩ khám và tìm hiểu ra nguyên nhân thì trong nhà có cả bố chồng và chồng hút t.huốc l.á. Mọi người đều hút thuốc khi không có mặt đứa cháu nhưng thực tế khói t.huốc l.á ám trong không khí gia đình, rèm cửa, quần áo…. Vì không khí trong nhà không tốt nên đ.ứa t.rẻ cũng hay ốm.


Trẻ ốm điều trị tại BV Thanh Nhàn.

PGS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết trẻ hay ốm chỉ có 2 yếu tố:

Thứ nhất, bản thân trẻ yếu sẽ dễ ốm.

Thứ hai, là môi trường sống của trẻ cần an toàn, sạch sẽ.

Theo PGS Dũng, hiện nay người ta chỉ nói môi trường trong không khí bên ngoài mà ít người để ý đến môi trường trong nhà. Môi trường trong nhà chính là nguyên nhân khiến trẻ ốm.

Vì vậy, có những đ.ứa t.rẻ ở nhà này thì khoẻ nhưng về nhà khác lại ốm. Nhiều gia đình “đại chiến”chỉ vì cháu ở nhà nội khoẻ, về nhà ngoại là ốm nhưng thực chất không phải do bà ngoại chăm không tốt mà do không khí trong các ngôi nhà có tốt hay không.

Đặc biệt, trong nhà có người hút thuốc thì càng nguy hiểm. Có nhiều người bố hút thuốc nhưng không biết được đây là tác nhân khiến con ốm.
PGS Dũng cho biết ngay kể cả trong gia đình thắp hương cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. Môi trường trong nhà có đủ các tác nhân có thể gây ốm cho trẻ.

Chúng ta thường dành 90% thời gian để sinh hoạt trong nhà nên khả năng tiếp xúc với các chất gây hại rất cao. Trong khi đó, các biện pháp hiện tại mới chỉ tập trung vào việc thu bụi nhìn thấy hoặc bụi mịn bằng các thiết bị hút và lọc bụi.

Vì vậy, bác sĩ Dũng cho rằng, cha mẹ cần cực kỳ quan tâm tới vấn đề này, luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.


PGS An tư vấn cho mẹ bệnh nhi về nguy cơ ô nhiễm trong chính ngôi nhà mình ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.

PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt cũng cho biết trong chính căn nhà của mình luôn có nhiều ‘thủ phạm’ gây bệnh cho trẻ. Ô nhiễm không khí trong nhà thường do bên ngoài xâm nhập vào hoặc được thải ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Mọi người hầu như rất khó cảm nhận được các khí độc hại này mà không hề biết rằng khi tiếp xúc với chúng, con người có thể bị kích ứng, tích tụ trong thời gian lâu dài sẽ gây ra các căn bệnh nghiêm trọng.

Ví dụ như mạt bụi ở thảm trải sàn, chăn gas, gối đệm lười giặt cũng là ổ chứa các loại mạt bụi có thể ảnh hưởng tới đường hô hấp của trẻ.

Nhiều trường hợp liên tục khó thở, dị ứng khi đến khám thì chính là nấm mốc trong nhà do gia đình ở nhà chật, trong ngõ ngách, ánh nắng không có, tường ẩm nấm mốc bao quanh.

Đặc biệt, formaldehyde là một chất có khả năng gây ung thư cao khác chứa trong đồ gia dụng chạy bằng gas, bông cách nhiệt, vải, thảm, mỹ phẩm…

Bác sĩ An cho rằng các gia đình nên coi trong nhà là vùng cấm không khói thuốc. Vì đây là tác nhân khiến chính ngôi nhà bạn bị ô nhiễm mà không hay biết.

BS An khuyến cáo các gia đình cần quan tâm chất lượng không khí trong chính ngôi nhà mình bằng các biện pháp phù hợp, giúp đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Những món phụ kiện cần trang bị ngay sau khi mua xe mới

Camera hành trình, phim chống nắng, bộ cứu hộ khẩn cấp hay thảm trải sàn là những phụ kiện mà bạn không nên tiếc t.iền để trang bị lên chiếc xe mới mua của mình.

Ngay khi vừa sắm một chiếc ô tô mới, nhiều người như lạc vào “ma trận” khi được giới thiệu hàng chục loại phụ kiện cần mua. Tuy nhiên, không phải món đồ nào cũng thực sự hữu ích.

Dưới đây là một số trang bị, đồ chơi mà người dùng nên trang bị ngay cho những chiếc xe mới của mình.

1. Camera hành trình

Việc trang bị camera hành trình cho xe là điều rất cần thiết, nhất là ở các thành phố lớn có mật độ giao thông và nguy cơ va chạm cao. Camera hành trình giúp ghi lại những tình huống không may xảy ra va chạm giao thông, giúp chúng ta có bằng chứng rõ ràng trong trường hợp xảy ra cự cãi.

Camera hành trình hiện nay chỉ có giá từ 1 triệu đồng trở lên. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, nếu camera hành trình có chất lượng cao sẽ giúp lái xe lưu lại cảnh đẹp trên đường trong những chuyến đi chơi, dã ngoại. Với chi phí từ khoảng 1-3 triệu, chúng ta đã có thể có một chiếc camera hành trình gắn trên xe với đầy đủ chức năng ghi hình, kết nối với Smartphone, thậm chí còn có thể có thể cảnh báo, chỉ đường,… giúp hỗ trợ người lái rất nhiều trong việc di chuyển.

2. Dán phim cách nhiệt

Phim cách nhiệt là một trang bị cần phải có trên xe hơi để tránh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm nội thất bị “đốt” nóng, giảm tải cho hệ thống điều hòa. Phim cách nhiệt cao cấp còn có thể khử được tia UV có hại cho da và mắt.

Phim cách nhiệt ô tô là phụ kiện không thể thiếu ở những nước nắng nóng như Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Hiện nay, thị trường phim cách nhiệt cũng đang rất sôi động với nhiều các hãng phim và mức giá thành dao động khá mạnh, từ 1-2 triệu đến hàng chục triệu mỗi xe. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, nên dán những loại phim chính hãng và phù hợp với điều kiện sử dụng cũng như túi t.iền của chủ xe.

3. Trải sàn và thảm lót sàn

Ngoài thiết kế nguyên bản của nhà sản xuất chúng ta nên bọc thêm môt lớp trải sàn bằng da để tránh bụi bẩn, nước, thức ăn khi bị rơi xuống sàn xe. Đặc biệt, bộ phận này giúp tránh bị nước tiếp xúc trực tiếp xuống sàn dễ gây ra mùi hôi, ẩm mốc và hạn chế được tình trạng mục nát sàn xe.

Thảm lót sàn có nhiều loại, từ nỉ, da, nhựa,… với giá cũng rất khá nhau.

Ngoài ra, những tấm thảm lót sàn giúp chúng ta hạn chế được vết bẩn từ giày, dép khi tiếp xúc với sàn xe và đặc biệt giúp chủ nhân vệ sinh một cách dễ dàng, nhanh chóng, trong mọi thời tiết. Có nhiều loại thảm lót sàn bằng các vật liệu như da, nỉ, nhựa, cao su,… với giá cũng rất khá nhau.

4. Bộ cứu hộ khẩn cấp trên xe

Khi di chuyển trên đường, chúng ta khó tránh khỏi các hỏng hóc, trục trặc như hết hơi, thủng lốp, hết điện,… mà không thể nhờ cứu hộ ở những cung đường vắng vẻ, ít xe qua lại. Những lúc như vậy, bộ dụng cụ cứu hộ khẩn cấp sẽ phát huy tác dụng.

Bộ cứu hộ thường gồm bơm điện, kích, các loại tuốc nơ vít, dây điện,… giúp “cấp cứu” xe trong những trường hợp cần thiết.

Thông thường, ngoài bơm điện, kích và các vật dụng cơ bản thì trong bộ cứu hộ còn có những dụng cụ như búa phá kính, cắt dây an toàn, dây câu điện,…. giúp chúng ta sẵn sàng cứu nạn cho những trường hợp khẩn cấp gặp phải trên đường.

Ngoài 4 loại nêu trên, còn rất nhiều phụ kiện khác cũng khá hữu dụng như ghế da, bệ tỳ tay, camera lùi, cảm biến va chạm, cảm biến áp suất lốp,… Tuy nhiên ở những mẫu xe đời mới hiện nay thường đã được trang bị sẵn các món đồ này nên chủ xe không phải tốn thêm chi phí để trang bị thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *