Bà mẹ thiếp đi trên giường khi nằm nghiêng cho con bú và bi kịch đã xảy ra vào khoảng 3 giờ sáng.
Em bé Nor Eilshan Emran Muhammad Nor Aszroy (15 ngày t.uổi) ở Singapore đã t.ử v.ong trong một lần mẹ ngủ thiếp đi khi đang nằm cho con bú.
Trong cuộc điều tra về cái c.hết của cậu bé, cảnh sát Kamala Ponnampalam nói rằng không có cơ sở nào để nghi ngờ đây là một vụ á.m s.át trong trường hợp này. Ông cho rằng cái c.hết của cậu bé có thể là kết quả của việc “nghẹt thở không chủ ý”.
Người mẹ xin được giấu tên chia sẻ thêm vì nguyên nhân t.ử v.ong của Nor Eilshan là không xác định được nên “tôi bị án treo”. Chị còn kể thêm rằng Nor Eilshan được sinh ra tại Bệnh viện Phụ nữ và T.rẻ e.m KK (KKH) ở Singapore. Khi chào đời, cậu bé rất khỏe mạnh và trong cuộc kiểm tra của bác sĩ được tiến hành vào ngày hôm đó cho thấy không có điều gì bất thường.
Các bác sĩ và y tá ở KKH tuyên bố rằng họ không khuyến khích phương pháp nằm nghiêng khi cho em bé bú để tránh nghẹt thở không chủ ý khi người mẹ có thể ngủ thiếp đi trong khi cho con bú (Ảnh minh họa).
Khi còn ở trong bệnh viện, người mẹ đã từ chối lời đề nghị dạy cô cách cho con bú của các y tá. Cô cho rằng mình đã có kinh nghiệm nuôi con, bằng chứng là cô con gái đầu đã được 17 tháng t.uổi. Đồng thời, các y tá đã quan sát cách cô cho Nor Eilshan bú và họ đã rời đi khi thấy cô và em bé hợp tác tốt.
Cả hai mẹ con về nhà ông bà ngoại ở Sùng Khang sau khi họ được xuất viện. Mười hai ngày sau, vào khoảng 1 giờ 30 sáng, người mẹ cho Nor Eilshan bú trong tư thế nằm nghiêng. Trong khi cho con bú, cô ngủ thiếp đi, một tay duỗi ở phía trên đầu.
Khoảng 3 giờ sáng, cô giật mình thức dậy vì tiếng ồn khi chồng đi vệ sinh. Bỗng cô cảm thấy “có cái gì đó ẩm ướt”. Vội bế Nor Eilshan lên và nhờ chồng bật đèn, cô sững sờ khi thấy con trai mình không phản ứng và có vết trớ sữa cùng vết m.áu trên tấm chăn quấn. Hai vợ chồng hốt hoảng gọi xe cấp cứu đưa cậu bé đến Bệnh viện Đa khoa Sengkang, nhưng tiếc là đã quá trễ. Nor Eilshan đã ra đi vào lúc 5 giờ sáng.
Teo Puay Ling, quản lý y tá cao cấp tại KKH nói có hai tư thế cho con bú được ưa thích: Một là vị trí “giữ bóng” là em bé nằm giữa cánh tay và nách của mẹ; hai là “cái nôi” – em bé sẽ được mẹ bế bằng hai tay như cái nôi.
Tư thế “cái nôi” (Ảnh minh họa).
Tư thế “giữ bóng” (Ảnh minh họa).
Cảnh sát trưởng Kamala nói: “Các bác sĩ và y tá ở KKH nói rằng họ không khuyến khích tư thế nằm nghiêng bởi người mẹ có thể ngủ thiếp đi trong khi cho con bú theo cách này và điều đó dễ dẫn đến tình trạng bé bị nghẹt thở không chủ ý. Các bà mẹ có thể cảm thấy buồn ngủ và ngủ gật khi hormone oxytocin thư giãn được giải phóng trong quá trình cho con bú. Điều quan trọng là phải có người khác thức để đặt em bé trở lại cũi nếu mẹ ngủ quên”.
Chuyên gia tư vấn bệnh học pháp y, Belinda Lee, đã tuyên bố nguyên nhân cái c.hết của Nor Eilshan là “không xác định được”. Bởi việc kiểm tra t.ử t.hi cho thấy không có thương tích bên trong hoặc bên ngoài. Vì vậy, cô đưa ra kết luận có thể đ.ứa b.é bị ngạt khi mẹ bé đã ngủ quên khi cho con bú.
Ngoài ra, bác sĩ Lee cũng cho biết nghẹt thở có thể xảy ra khi mũi và miệng của trẻ sơ sinh bị chèn bởi gối, đồ vật trên giường hoặc người lớn đè vào khi họ ngủ chung giường với bé. Điều đó có thể gây ra tình trạng thiếu oxy và dẫn đến t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh.
Dù câu chuyện này đã xảy ra từ tháng 9 năm ngoái nhưng đây vẫn là lời cảnh tỉnh dành cho các cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ trẻ. Bạn hãy luôn nhớ:
– Đặt trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ. Tuyệt đối không được cho bé nằm sấp, úp mặt vào gối, chăn, hoặc nệm mềm.
– Không bao giờ được cho gối, chăn, thú nhồi bông, đồ chơi mềm vào trong cũi hoặc giường nơi bé ngủ.
– Nệm của bé phải vừa khít với cũi
– Không cho trẻ sơ sinh ngủ cùng giường với người lớn để ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Theo Helino
3 tư thế cho con bú đúng nhất để sữa mẹ về dạt dào, con nhận đủ sữa “lớn nhanh như thổi”
Cho con bú là bản năng của người mẹ. Tuy nhiên, không ít bà mẹ vẫn cảm thấy lúng túng và lo lắng về tư thế cho con bú đúng cách.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đây là sự thật đã được khoa học chứng minh và không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên đối với những ai lần đầu làm mẹ thì việc nuôi con bằng sữa mẹ chắc hẳn là một điều khó khăn, điển hình nhất là tư thế cho bé bú cũng khiến các mẹ lúng túng vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Tư thế cho con bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú.
Tư thế cho bé bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú (Ảnh minh họa)
Từ xa xưa, rất nhiều bà mẹ có tư thế cho bé bú đứng, bế bé trên tay hoặc đặt bé trong địu. Trẻ sơ sinh có thể tự tìm vú mẹ và bú nhưng bé vẫn cần cảm giác an toàn và thoải mái khi bú mẹ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi cho con bú đó là sự thoải mái cho cả mẹ và bé. Mẹ không nên quá căng thẳng hay lo lắng vì như vậy sẽ dẫn đến căng cơ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến phản xạ tiết sữa của cơ thể.
Theo Tổ chức dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), có 3 tư thế cho bé bú phổ biến và đúng nhất, khuyên các bà mẹ nên áp dụng. Đó là tư thế ngồi, tư thế nằm nghiêng và tư thế ôm bóng. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho bé một tư thế bú phù hợp.
1. Tư thế ngồi
Tư thế ngồi là tư thế phổ biến nhất.
Đây có lẽ là tư thế cho con bú phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu mẹ trải qua phương pháp sinh mổ thì tư thế này ban đầu có thể khiến mẹ có cảm giác không thoải mái vì bé nằm ngang bụng gần với vết sẹo mổ. Để bé và mẹ cùng thoải mái nhất, mẹ nên chọn chỗ ngồi trên ghế có phần tựa tay hoặc trên giường có đệm, gối đỡ xung quanh.
Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
Cách cho bé bú:
– Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
– Dùng tay cùng bên ngực cho bú để đỡ đầu-thân bé, tay còn lại có thể giúp bé bú.
– Mẹ có thể gác chân lên một chiếc ghế đối diện để tránh bị ngả về phía trước và cho bé bú thuận tiện.
2. Tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng giúp mẹ đỡ đau lưng.
Tư thế nằm nghiêng cho bé bú phù hợp với mẹ sinh mổ hoặc ca sinh khó, còn đau nhiều. Bé bú nằm cũng thuận tiện khi mẹ cho bú vào buổi đêm. Ở tư thế nằm, mẹ nên cho đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ bị trào ngược.
Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ.
Cách cho bé bú:
– Mẹ nằm nghiêng, có thể kê gối ở đùi và đầu gối.
– Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ. Chú ý kiểm tra để đảm bảo tai, vai và hông của bé nằm trên một đường thẳng, không bị cong vẹo hoặc gập người.
– Mẹ có thể dùng tay đỡ đầu hoặc hông bé để bé bú mẹ dễ hơn.
3. Tư thế ôm bóng
Tư thế cho bú bú ôm bóng phù hợp với các mẹ sinh mổ hoặc nuôi bé song sinh.
Tư thế cho bé bú ôm bóng là một vị trí tốt cho cặp song sinh. Mẹ có thể cho các bé ăn đồng thời cùng lúc. Hai bé bú cùng lúc hai bên sẽ tận dụng hoàn toàn lượng sữa mẹ, vì khi một bé bú bên này, sữa ở bầu ngực bên kia cũng chảy theo. Với những mẹ sinh mổ, đây cũng là tư thế bú rất tốt vì em bé sẽ không đè lên vết mổ của mẹ.
Có thể dùng gối hỗ trợ khi cho bé bú ở tư thế ôm bóng.
Cách cho bé bú:
– Đặt bé ở bên hông của mẹ, hai chân bé ở phía sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước và mặt áp vào đầu vú của mẹ.
– Mẹ đặt con nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải mẹ sao cho đầu con ngang tầm với núm vú.
– Nếu bé bú bên trái thì mẹ dùng bàn tay trái đỡ đầu và gáy của con và ngược lại.
– Nhẹ nhàng đưa miệng bé ngậm bắt vú mẹ.
Khi bú đúng tư thế, cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, bé bú ngoan, mẹ có thể nghe thấy tiếng nuốt sữa của con. Ngoài ra, mẹ quan sát thấy hai má của bé phồng, cằm chạm vú mẹ, môi dưới của bé đưa ra ngoài, ngậm quầng vú bên dưới nhiều hơn bên trên. Mẹ có thể cho con bú theo tư thế nào cảm thấy thoải mái nhất, hoặc thay đổi tư thế cho bé bú theo vị trí hay tùy theo tư thế mà bé muốn.
Nguồn: NHS
Theo Helino