Trung tâm Sản Nhi đã cấp cứu và điều trị thành công bệnh nhi 3 tháng t.uổi viêm phổi suy hô hấp nặng do gia đình tự điều trị, cho uống thuốc nam.
Lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc – Trung tâm Sản Nhi vừa cho biết, vào ngày 05/10, đơn vị đã tiếp nhận một bệnh nhi (nam) 03 tháng t.uổi từ TTYT huyện Tân Sơn chuyển đến trong tình trạng trẻ khó thở, suy hô hấp, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ý thức lơ mơ, da vàng xạm toàn thân, niêm mạc nhợt, tiểu màu đỏ sậm, rốn lồi thoát vị, bụng chướng, gan to.
Ca cấp cứu bệnh nhân nhi 3 tháng t.uổi
Qua tìm hiểu từ người thân về bệnh sử của trẻ được biết: Trẻ sinh thường, lúc sinh nặng 3500 gram, chưa được xét nghiệm sàng lọc để phát hiện các bệnh lý bẩm sinh. Sau sinh, thỉnh thoảng trẻ bị tiêu chảy, phân có bọt và đỏ xung quanh h.ậu m.ôn, gia đình đã cho trẻ uống và đắp thuốc nam. Trước khi vào viện 3 ngày trẻ ho, sốt, ho có đờm, khó thở khò khè.
Gia đình chưa đi khám khám ở các cơ sở y tế mà đã dùng thuốc nam của thầy lang nấu cho mẹ và con uống, nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng, trẻ khó thở, tím tái toàn thân. Gia đình đưa vào Trung tâm y tế huyện Tân Sơn, sau khi khám xét, phát hiện trẻ trong tình trạng nặng đã được các bác sĩ cấp cứu và chuyển gấp đến Trung tâm Sản Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Hiện bé đã hoàn toàn bình phục
Các bác sĩ cho biết, trẻ vào viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, n.hiễm t.rùng, vàng da ứ mật, thiếu m.áu đã được khám xét chu đáo, chống suy hô hấp, trụy tim mạch, duy trì các chức năng sống, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để có chẩn đoán xác định và có biện pháp điều trị tích cực nhất.
Qua khám xét và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng: Xét nghiệm m.áu, chụp X-quang trẻ được chẩn đoán: Suy hô hấp độ III – viêm phổi nặng/chưa loại trừ ngộ độc thuốc nam.
Các biện pháp hồi sức tích cực được thực hiện: Thở máy không nhâp (NCPAP), hồi sức tuần hoàn, đặt monitor theo dõi… Tuy nhiên diễn biến bệnh vẫn nặng lên, không đáp ứng với thở máy NCPAP, oxy hóa m.áu không đảm bảo, huyết áp tụt và đi vào tình trạng sốc.
Các biện pháp hồi sức nâng cao được thực hiện: Thở máy qua nội khí quản với phương thức thở mới nhất áp dụng cho trẻ bị suy hô hấp nặng, dùng các thuốc trợ tim mạch để duy trì huyết áp. Các bác sĩ đã tiến hành các thủ thuật chuyên sâu như đặt catheter động mạch để theo dõi HA liên tục trên máy monitoring. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm. Phối hợp kháng có phổ tác dụng rộng theo phác đồ.
Sau 6 giờ hồi sức tích cực, tình trạng trẻ vẫn rất nguy kịch và có xu hướng nặng dần lên: Không đáp ứng với thuốc vận mạch. Xét nghiệm khí m.áu động mạch toan chuyển hóa nặng và tăng dần. Trên film chụp Xquang thấy tổn thương nhanh và lan tỏa khắp 2 phế trường, tình trạng trao đổi khí kém, oxy m.áu giảm thấp, CO2 trong m.áu tăng rất cao. Bệnh nhi đi vào tình trạng sốc nhiểm khuẩn -ARSD – suy đa tạng, vô niệu do nhiễm khuẩn nặng kết hợp với ngộ độc thuốc nam..
Bệnh nhi được tiến hành siêu lọc m.áu liên tục để nhằm loại bỏ các độc tố, các chất trung gian gây viêm, điều chỉnh rối loạn toan kiềm, cân bằng nước và điện giải, duy trì các biện hồi sức tuần hoàn và hô hấp.
Sau 12 giờ hồi sức tích cực và siêu lọc m.áu, bệnh nhi bắt đầu đáp ứng với các biện pháp điều trị: Đã có nước tiểu trở lại, huyết động ổn định hơn, tình trạng toan hóa m.áu bắt đầu cải thiện.
Sau 24 giờ lọc m.áu, đã giảm được liều các thuốc vận mạch, thận đã hoạt động trở lại. Tiếp tục lọc m.áu với quả lọc thứ 2 và kéo dài đến 50 giờ, tình trạng bệnh nhi đã được cải thiện rõ rệt: dừng các thuốc vận mạch, tình trạng hô hấp tốt hơn, oxy hóa m.áu được cải thiện.
Bác sĩ thông tin, các chức năng sống hồi phục và ổn định hoàn toàn, bệnh nhi được ra viện sau 24 ngày điều trị.
Thạc sỹ y học Cao Việt Hưng – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc cho biết, sau 6 ngày, bằng các biện pháp hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện, bệnh nhi ổn định, chụp CT scaner phổi đã hồi phục tốt, tiến hành caicai thở máy và rút ống nội khí quản. Trẻ đã tự thở và dần không phụ thuộc oxy. Các chức năng sống hồi phục và ổn định hoàn toàn, bệnh nhi được ra viện sau 24 ngày điều trị.
Theo nghiên một cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương, có đến 44% các gia đình tự ý đi mua thuốc điều trị khi con ốm. Từ trường hợp điều trị thành công bệnh nhi suy đa tạng sốc nhiễm khuẩn – Viêm phổi nặng ARDS – Ngộ độc thuốc nam tại Trung tâm Sản Nhi tỉnh Phú Thọ bằng phương pháp lọc m.áu liên tục (CVVH) kết hợp với máy thở cao tần (HFO).
Các bác sỹ của Trung tâm Sản Nhi muốn gửi lời nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh rằng: Con trẻ với hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện rất dễ mắc bệnh và tiến triển rất nhanh thành tình trạng nặng nề gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Gia đình tuyệt đối không được chủ quan tự ý mua và dùng thuốc, đặc biệt là những loại thuốc nam không rõ thành phần, nguồn gốc và những mẹo dân gian được truyền miệng vì có thể gây suy gan, suy thận cho trẻ và có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.
Khi trẻ có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và những bác sĩ giàu kinh nghiệm để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo Helino
14 năm đắp t.huốc l.á, nữ bệnh nhân mắc u vú phát triển 4kg
14 năm trước, chị Sàn Sín C. phát hiện có khối u bên vú trái nhưng rất nhỏ và không đau đớn. Vừa chủ quan, vừa không có t.iền chị uống thuốc nam, đắp lá của một thầy lang… Chỉ đến khi khối u to như quả bưởi, chực vỡ chị mới đi khám thì đã quá muộn.
Nữ bệnh nhân Sàn Sín C.
Ngày 13/9, bệnh nhân Sàn Sín C. 37 t.uổi quê tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhập BV K với khối u “khủng” chiếm toàn bộ vú trái. Khối u đã trực vỡ, gây khó chịu cho chị C.trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Nữ bệnh nhân này lúc nào cũng phải giữ áo hoặc mặc đồ rộng để tránh sự cọ sát của khối u. “Cảm giác nó có thể vỡ bất kỳ lúc nào, không hiểu sao chị ý có thể để khối u to đến như vậy mới đến viện” – bệnh nhân Nguyễn Thị V. bệnh nhân cùng phòng điều trị chị C. ái ngại chia sẻ.
Chị C. cho biết “14 năm trước đây, chị phát hiện có khối u bên vú trái nhưng nó rất nhỏ và không đau đớn gì, 2 năm trở lại đây u to nhanh. Chị chủ quan không đi khám, nghe mọi người mách đến thầy lang có tiếng ở bản khác, chị làm theo, đến lấy lá và thuốc nam về uống.
“Vợ chồng tôi làm nương rẫy, trồng ngô, khoai sắn năm này qua năm khác chỉ đủ ăn. Thấy không đau, không to và cũng không có t.iền nên không đi Bệnh viện”, chị C. nói và cho biết vì thế đã tìm đến thầy lang mà không hề hay biết loại lá chị đắp, thuốc nam uống là gì.
Với khối u lớn như vậy, cuối tháng 9/2019 các bác sĩ khoa Ngoại vú gồm BS Nguyễn Nhật Tân; BS Đào Thanh Bình, BS Bùi Anh Tuấn đã quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân C.
Ảnh mang tính minh họa.
BS Nguyễn Nhật Tân cho biết “Khối u chiếm toàn bộ vú trái, trực vỡ do bệnh nhân đắp lá lâu năm khiến tăng sinh mạch, xuất huyết. Nếu bệnh nhân không phẫu thuật, hậu quả rất khó lường vì khối u có thể vỡ bất kỳ lúc nào, khi đó bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiễm khuẩn, n.hiễm t.rùng, chảy mủ hôi, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và sức khỏe. Vấn đề khó khăn với ekip phẫu thuật là phải xử trí cầm m.áu tốt và làm vạt tạo hình để đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân.”
Sau 3 giờ phẫu thuật, khối u vú gần 4kg, kích thước khoảng 18×20 cm đã được loại bỏ, chị C. đã ổn định và tiếp tục được theo dõi.
TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú cho biết “Đây là trường hợp u phyllodes ác tính hay còn gọi là u dạng lá, nếu bệnh nhân không thực hiện những phương pháp thiếu khoa học và đến bệnh viện sớm và thì việc điều trị sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều”.
Các chuyên gia cảnh báo, ung thư vú là căn bệnh có thể phát hiện sớm và chữa khỏi nếu điều trị kịp thời và đúng phương pháp, việc phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, tỷ lệ chữa khỏi càng cao và chi phí điều trị càng thấp, chính vì vậy chị em phụ nữ nên thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tự kiểm tra khám vú tại nhà, khi thấy dấu hiệu bất thường ở vú cần đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời.
Theo infonet