Mẹ viêm gan B vẫn cho con bú được

Các mẹ viêm gan B có thể yên tâm sinh nở và nuôi con khỏe mạnh bằng sữa mẹ, khi tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

Trẻ có mẹ mắc viêm gan B vẫn có thể bú sữa mẹ, nếu trong vòng 12 giờ đầu trẻ chào đời được tiêm một mũi huyết thanh kháng viêm gan B (Ig-Anti B). Sau đó, trẻ được tiêm 3 mũi vaccine viêm gan B theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. 24 giờ kể từ lúc tiêm huyết thanh, hệ miễn dịch của trẻ đã có kháng thể, trẻ bú mẹ an toàn.

“Các mũi tiêm trên sẽ bảo vệ 90% t.rẻ e.m có mẹ bị viêm gan B trước nguy cơ lây nhiễm sau sinh”, bác sĩ Võ Hoàng Anh Tuấn, khoa Sản – Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, khẳng định.

Bác sĩ Tuấn cho biết, virus viêm gan B tồn tại trong sữa mẹ, nhưng việc nhiễm chỉ có thẻ xảy ra khi núm vú mẹ bị ra m.áu, tiết dịch, trầy xước và niêm mạc miệng, đường ruột của trẻ có tổn thương. Bà mẹ viêm gan B nuôi con bằng sữa mẹ không nên quá lo lắng. Mẹ giữ vệ sinh đầu vú sạch sẽ, tạm ngừng cho con bú nếu núm vú có tổn thương.

Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ảnh: Thư Anh.

Ngoài ra, virus viêm gan B có thể lây dọc từ mẹ sang con ở giai đoạn mang thai và sinh nở. Thời kỳ mang thai, nhau thai có tác dụng ngăn cản virus tấn công em bé, rất ít trẻ bị lây nhiễm trong thai kỳ. Giai đoạn chuyển dạ và đẻ, tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, lên đến 50%. Virus có trong dịch tiết, m.áu người mẹ đi vào cơ thể trẻ qua các vết trầy xước.

Do đó, những bà mẹ đã viêm gan B, cần làm xét nghiệm chuyên sâu hơn để kiểm tra virus có đang phát triển hay đang ở thể ẩn. Virus ẩn chỉ cần theo dõi thai nhi bình thường. Nếu virus đang phát triển sẽ làm thêm xét nghiệm xác định tải lượng virus trong m.áu. Từ tuần thai thứ 28 đến lúc sinh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus viêm gan B. Việc dự phòng chủ động cho mẹ, nhằm kiểm soát tải lượng virus về mức thấp nhất, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình trở dạ an toàn, không lây nhiễm cho con.

Sau khi bé cai sữa, người mẹ cần điều trị viêm gan siêu vi B, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị viêm gan B từ 10-20% và tỷ lệ mẹ lây nhiễm cho con khoảng 5-10%. Trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm gan B có nguy cơ phát triển thành ung thư gan sớm, xơ gan.

Để phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con, bác sĩ khuyến cáo tất cả các thai phụ khám thai định kỳ và tầm soát viêm gan B sớm nhất có thể. Các mẹ không nhiễm bệnh vẫn có thể tiêm vaccine phòng ngừa mà không có tác dụng phụ cho cả mẹ và con.

Viêm gan B mạn tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tạo được kháng thể

Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính thành công, tạo được kháng thể Anti HBs được PGS Thành chia sẻ tại một buổi hội thảo về bệnh gan do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tổ chức mới đây.

Trong gần 10 năm qua, nhiều bệnh nhân đã được áp dụng phác đồ đặc hiệu tại Bệnh viện Thu Cúc và tạo được kháng thể, khỏi bệnh hoàn toàn. PGS.TS Nguyễn Xuân Thành đã thuyết trình chi tiết về phác đồ này, với “minh chứng sống” là sự góp mặt của một số bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B mạn tính.

PGS, TS Nguyễn Xuân Thành thuyết trình về bệnh viêm gan B mạn tính.

PV: Được biết, bệnh viện Thu Cúc đã điều trị thành công cho nhiều ca viêm gan B mạn tính có biến chứng bằng phác đồ đặc hiệu. Vậy phác đồ này có gì đặc biệt?

PGS Thành: Điều trị viêm gan cũng giống như một cuộc đ.ánh trận, khi kẻ địch đông thì chúng ta phải dùng vũ khí để đ.ánh cho địch bớt đi. Đó là điều thứ nhất. Thứ 2, chúng ta cần phải có quân đội. Thứ 3 là có nhà cửa, cơ sở vật chất, virus phá hủy thì mình phải giữ. Nó giống như việc kháng virus là dùng thuốc để đưa virus xuống ngưỡng thấp, không đủ sức phá hoại. Rồi phải kích thích và điều biến miễn dịch để tạo nên một lượng kháng thể tương đối. Và sau đó là bảo vệ tế bào gan. Như vậy, khi điều trị bệnh gan tại Thu Cúc, chúng tôi áp dụng 3 yếu tố luôn phải đi cùng: kháng virus, tăng cường miễn dịch và bảo vệ tế bào. Làm được 3 việc đó cùng lúc thì kết quả sẽ cao hơn. Nếu ta chỉ dùng thuốc không thì ức chế được virus nhưng quân đội không có, khi ta dừng thuốc thì virus lại tấn công tiếp. Đó là một điểm rất khó trong điều trị.

Nhưng mục đích cuối cùng đó là phải tạo được kháng thể. Trong cơ thể chúng ta có 2 loại kháng thể là anti HBe và anti HBs được ví như 2 đội quân. Anti HBe là đội quân là du kích, chỉ b.ắn tỉa chứ không đủ sức chiến đấu. Còn anti HBs là đội quân chủ lực, có nó thì coi như quét sạch virus. Mong muốn của chúng ta là tạo được anti HBs, tạo ra được anti HBs là chúng ta đã điều trị thành công. Tôi rất vui vì đã điều trị cho nhiều người bệnh thành công, tạo được kháng thể anti HBs.

PV: Nhiều năm nghiên cứu và điều trị viêm gan virus B, ông thấy bệnh này nguy hiểm như thế nào, thưa PGS?

PGS Thành: Bệnh viêm gan B rất phổ biến. Bệnh xuất hiện và diễn biến âm thầm, khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Khi bệnh mạn tính rất dễ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. 80% ca ung thư gan ở Việt Nam có nhiễm virus viêm gan B.

Ung thư gan là loại bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu, với tỷ lệ mắc mới cao nhất và gia tăng nhanh chóng nhất ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam đứng thứ 4 về tỷ lệ người dân mắc ung thư gan trên thế giới. Tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư gan rất cao, thậm chí gần bằng số ca mắc mới. Người ta hay gọi ung thư gan là “sát thủ thầm lặng” bởi căn bệnh này hình thành và tiến triển lặng lẽ, đến khi phát hiện thường đã nặng. Khi đó rất khó, thậm chí không thể cứu chữa. Thời gian sống của người bệnh chỉ còn vài năm tùy theo mức độ bệnh.

PV: Trực tiếp khám chữa cho bệnh nhân, PGS thấy nhận thức của mọi người về bệnh viêm gan B thế nào?

PGS Thành: Trước đây do thiếu thông tin, y học chưa phát triển mạnh, thiết bị chẩn đoán cũng chưa nhiều và hiện đại như bây giờ, cộng với thói quen thấy rõ bệnh rồi mới chữa, nên việc phát hiện bệnh thường muộn, rất đáng tiếc. Nhiều ca viêm gan B mạn tính kéo dài cả chục năm kéo theo biến chứng xơ gan tàn phá sức khỏe, nguy cơ ung thư cao. Nhưng càng ngày, người dân càng có ý thức và hiểu biết hơn để đẩy lùi căn bệnh viêm gan B. Vừa rồi, rất đông người đã đến tham dự buổi hội thảo do tôi chủ trì và thuyết trình. Họ thực sự quan tâm và muốn nắm bắt các thông tin mới hữu ích về các phương pháp và máy móc chẩn đoán, điều trị hiện đại ngày nay.

PV: Nhiều người coi viêm gan B mạn tính là không thể chữa khỏi. Vậy với phác đồ và thiết bị hiện đại, có thể đẩy lùi bệnh hay không?

PGS Thành: Đúng là nhiều người cho rằng viêm gan B mạn tính không thể chữa khỏi, phải uống thuốc và theo dõi cả đời. Do đó, khi mắc bệnh họ hoang mang và dễ bị nản, thậm chí buông xuôi không chữa trị. Cho đến khi phải nhập viện vì suy gan, hôn mê gan hay ung thư gan! Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính để không phải điều trị thuốc cả đời, đặc biệt là với những bệnh nhân trẻ. Đó là tạo được kháng thể chống lại virus sau quá trình điều trị. Như vậy, họ đã thực sự khỏi bệnh. Việc cần nhất là bệnh nhân phải chủ động thăm khám để phát hiện bệnh, tuyệt đối tuân thủ phác đồ.

Hiện nay, với máy móc, công nghệ hiện đại trong khám tầm soát bệnh gan, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác ngay từ giai đoạn sớm, giúp đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

Công nghệ thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán, điều trị hiệu quả bệnh gan.

PV: Khả năng tạo thành công kháng thể có cao không, thưa PGS?

PGS Thành: Hiện tỷ lệ tạo được kháng thể là khoảng 30% trên tổng số bệnh nhân tại Thu Cúc. Đây là một con số rất đáng mừng. Có bệnh nhân đã có t.uổi cũng tạo được kháng thể. Tuy nhiên, phác đồ này đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân trẻ, bởi sức khỏe của họ còn tốt, nhờ vậy nếu kiên trì điều trị thì khả năng tạo được kháng thể sẽ cao hơn.

PV: Trong sự nghiệp của mình, có ca bệnh nào đặc biệt khiến PGS nhớ nhất?

PGS Thành: Có rất nhiều ca bệnh mà tôi vẫn nhớ. Có thể kể đến trường hợp anh Nguyễn Duy Hưởng quê ở Bắc Ninh cũng là một bệnh nhân đã kiên trì điều trị và tạo được kháng thể, khỏi hẳn viêm gan B mạn tính. Bạn ấy rất tuân thủ phác đồ cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp.

Một bệnh nhân khác, anh Bùi Văn Bắc (sống ở Bắc Giang) cũng bị viêm gan B mạn tính nhiều năm, đã điều trị với tôi đến năm 2015 và giờ đã tạo được kháng thể, xét nghiệm âm tính, không còn dấu hiệu virus, bệnh khỏi hoàn toàn. Anh ấy khoe với tôi, gia đình đã mở tiệc rất to để ăn mừng.

Hay một thai phụ 33 t.uổi ở Cầu Giấy, Hà Nội phát hiện nhiễm viêm gan B khi khám thai con đầu lòng. Chị ấy rất mong đợi đứa con này, nên rất sốc và lo lắng. Được tôi thăm khám và hướng dẫn, bệnh nhân đã thực hiện chăm sóc sức khỏe đúng cách để hạn chế bệnh tăng nặng, chờ thời điểm thích hợp điều trị theo phác đồ. Khi thai kỳ bước sang tháng thứ 7 là thời điểm thai nhi đủ điều kiện cần thiết, tôi quyết định áp dụng phác đồ đặc hiệu cho bệnh nhân. Sau hơn 3 năm chữa trị thì tải lượng virus chỉ còn không đáng kể, sức khỏe bệnh nhân tốt lên trông thấy.

Còn trường hợp anh Việt (36 t.uổi, Tây Hồ, Hà Nội) bị viêm gan B mạn tính tới 15 năm, đến lúc tới khám ở BV Thu Cúc thì bệnh đã nghiêm trọng. Bệnh nhân cho biết thường xuyên không ăn không ngủ được. Đi chữa nhiều nơi không đỡ, cậu ấy từng có ý định đi Nhật chữa bệnh. Được người thân giới thiệu, bệnh nhân đã đến điều trị với tôi. Qua thăm khám bằng kỹ thuật siêu âm đo đàn hồi mô gan hiện đại thì thấy gan đã xơ hóa khá nặng. Sau gần 2 năm điều trị với phác đồ đặc hiệu, các nhu mô gan đã dần đều trở lại, điều này nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.

PV: Muốn khỏi viêm gan B mạn tính người bệnh cần làm gì?

PGS Thành: Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân là lòng kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ đưa ra. Để điều trị thành công, nghĩa là giảm tải lượng virus xuống dưới ngưỡng an toàn thì có thể mất 1-3 năm. Nhưng để có thể khỏi bệnh hoàn toàn, tức là tạo được kháng thể chống virus HBV thì thường mất khá nhiều thời gian, có người nhanh nhất là hơn 2 năm, những cũng có người 10 năm hoặc hơn. Bên cạnh điều trị, bệnh nhân còn cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp, có lợi. Kết hợp những yếu tố đó mới có thể t.iêu d.iệt tận gốc viêm gan B.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *