Suốt trận đấu và sau khi đội tuyển U22 Việt Nam giành huy chương vàng môn bóng đá nam tại SEA Games 30, người hâm mộ liên tục cổ vũ. Điều đó dễ khiến người dân bị đau họng.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), khi chúng ta la hét, dây thanh âm bị căng ra, nóng lên dẫn đến viêm đau họng, khản tiếng, viêm phế quản, ho, có đờm. Vì vậy, sau đêm cổ vũ bóng đá nhiệt tình, người hâm mộ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để giảm đau rát họng.
Súc miệng nước muối: Phương pháp tự nhiên này giúp bạn khỏi ngứa cổ họng, giảm ho khan. Hãy sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng một ngày 3 lần, mỗi lần 30 giây để giảm thiểu tình trạng bệnh nhanh chóng.
Uống trà chanh mật ong: Sau một đêm cổ vũ, bạn có thể bắt đầu ngày mới bằng cách pha mật ong với một cốc trà nóng và nửa quả chanh vắt. Mật ong có chứa nhiều vitamin giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và chống n.hiễm t.rùng hiệu quả. Chanh giúp màng nhầy trong cổ họng co lại, tan đờm. Vì vậy, thức uống này giúp bạn giảm ho, ngứa cổ họng.
Gãi tai: Khi xuất hiện triệu chứng ngứa cổ họng, bạn có thể xử trí nhanh bằng cách gãi vào tai. Khi các dây thần kinh ở tai bị kích thích, nó sẽ tạo ra một số cơn co thắt trong cổ họng, giảm triệu chứng ngứa.
Ngậm tỏi sống: Tỏi có chứa rất nhiều allicin, một kháng sinh rất mạnh, giúp t.iêu d.iệt virus và vi khuẩn. Để giảm cảm giác đau rát, ngứa cổ họng, bạn có thể ngậm tỏi sống trong khoảng 5-10 phút.
Theo Zing
Viêm họng khi giao mùa – bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Viêm họng cấp là bệnh thường gặp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Sau khi thấy con có nhiều biểu hiện như sốt cao, biếng ăn, khó nuốt, chị Nguyễn Thị Hoài (ở Hà Nội) nghĩ con chỉ bị sốt nên đắp lá nhọ nồi để hạ sốt. Tuy nhiên, tình trạng con ngày càng nặng hơn, thỉnh thoảng nôn trớ, chị mới đưa bé đi khám.
Khi tiếp nhận trường hợp này, qua thăm khám ban đầu, bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), nhận thấy bé có dấu hiệu bị viêm họng cấp. Đây là bệnh nhiều trẻ mắc ở thời điểm giao mùa. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng cấp có thể gây ra một số biến chứng như viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp. Ảnh: Seoarticlelibrary .
Theo bác sĩ Đức, viêm họng cấp chủ yếu do virus gây nên (virus cúm, sởi…) hoặc vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, các vi khuẩn sẵn có ở họng). Một số nguyên nhân khác như môi trường ô nhiễm, khói thuốc, bụi bẩn,…
Biểu hiện của viêm họng cấp ở trẻ bao gồm:
– Phát đột ngột, sốt cao đến 39-40 độ C.
– Môi khô, lưỡi bẩn.
– Rát họng, khản tiếng, nuốt đau, trẻ sơ sinh có biểu hiện biếng ăn, ho khan.
– Chảy nước mũi, sụt sịt, mũi tắc nghẽn.
– Viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…
Viêm họng và sốt bội nhiễm có thể ảnh hưởng đến tim, đây là biến chứng khá nặng nề của bệnh.
Nếu viêm họng và sốt ở trẻ tiến triển thành viêm họng cấp bội nhiễm, kéo dài sẽ có những biến chứng như viêm phế quản, mũi, tai, viêm cầu thận cấp, viêm tấy quanh amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm hạch mủ, n.hiễm t.rùng huyết.
Liên cầu khuẩn gây bệnh viêm họng sẽ kích thích cơ thể bé sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hướng tới tim, khớp, gây bệnh thấp tim.
Ngoài những biểu hiện của viêm họng cấp, bé có thêm những biểu hiện như sưng khớp gối, khuỷu tay và chạy từ khớp này sang khớp khác, cha mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.
Khi bé bị viêm họng và sốt, cha mẹ cần dùng khăn ấm vắt ráo nước, lau khắp người bé và để các khăn ở vị trí nách, bẹn của bé khi nằm. Khi nhiệt độ dưới 38 độ C, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió quạt, đồng thời theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé 4 lần/ngày, nhỏ đến khi trẻ hết “thò lò mũi xanh”.
Cha mẹ chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày cho bé bao gồm thịt, trứng, cá, đậu, rau quả… Nếu bé còn bú, mẹ cần tăng cường lượng sữa mỗi ngày. Cha mẹ không được tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không dùng nước nhỏ mũi của người lớn cho bé.
Theo Zing