Mẹo nhỏ giúp mẹ bỉm sữa phát hiện dễ dàng những bất thường về hình dáng đầu của con

Trong tháng đầu khi sinh, hình dạng đầu không đối xứng mức độ nhẹ của trẻ thường là bình thường. Nhưng khi em bé của bạn lớn lên, một hình dạng đầu méo mó có thể là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý.

Bạn cần phát hiện sớm sự bất thường này càng sớm càng tốt, lý tưởng là trước 6 tháng t.uổi thì việc điều trị càng hiệu quả.

Hãy cùng xem qua các hình ảnh để đ.ánh giá xem hình dạng đầu của con bạn là bình thường hay bất thường, nếu bất thường là dạng lành tính (như hội chứng đầu phẳng còn gọi lại tật đầu dẹp (positional plagiocephaly/brachycephaly) có thể đảo ngược được hình dạng dị dạng đầu trở lại bình thường nếu xử trí phù hợp và không cần can thiệp phẫu thuật. Nếu bị mắc dị tật dính khớp sọ sớm (craniosynostosis)- một dị tật có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và biến dạng sọ não tiến triển, cần thiết can thiệp phẫu thuật và phối hợp nhiều biện pháp điều trị sớm.

Các hình ảnh nhìn theo hướng từ trên xuống:

Hình dạng đầu trẻ bình thường

Tật đầu phẳng: dẹp phía sau (Brachycephaly- baby- head-shape)

Tật đầu phẳng: đầu méo, dẹp nghiêng, một bên (Plagiocephaly- baby- head-shape)

Hình dạng đầu trẻ bị tật đầu phẳng so với đầu trẻ bình thường

Dị tật đầu dính đường khớp dọc (Sagittal- synostosis- baby- head-shape)

Dị tật đầu dính đường khớp vành một bên (Coronal- synostosis- baby- head-shape)

Dị tật đầu dính đường khớp lăm-da (Lambdoid- synostosis- baby- head-shape)

Dị tật đầu dính đường khớp trán (Metopic- synostosis- baby- head-shape)

Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có bất thường về hình dạng đầu hay có bất kỳ vấn đề gì lo lắng, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

Bỗng trên tay có 5 dấu hiệu này, cần đi khám kẻo bệnh nguy hiểm ập tới

Có thể nói, bàn tay là nơi đầu tiên trên cơ thể nhận ra những dấu hiệu thay đổi bất thường. Bởi vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây bạn cần đi khám ngay lập tức, kẻo hối hận không kịp.

Lòng bàn tay ngứa ran: Loại ngứa ran tạm thời này là do áp lực lên dây thần kinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bàn tay ngứa ran, đôi khi kèm theo đau, có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Thường là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ các thói quen không lành mạnh như hút thuốc và lạm dụng rượu cho đến bệnh tiểu đường.

Theo các chuyên gia, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh cơ bản như: Chứng thoái hóa cổ tử cung, hội chứng ống cổ tay, huyết khối tĩnh mạch, chấn thương cánh tay, thiếu m.áu hoặc tiểu đường.

Ảnh minh hoạ

Nổi các đốm trắng bất thường: Nếu thấy da tay không có màu hồng đều nhau, đặc biệt còn nổi lên các đốm trắng bất thường thì nhiều khả năng là bạn đang bị nhiễm nấm, hay ghẻ ngứa do một loại ký sinh trùng gây ra.

Hãy chú ý nếu thấy có hiện tượng ngứa ở hai ngón tay trỏ, bởi có thể là do các vấn đề như rối loạn chức năng ruột kết, hay túi mật là nguyên nhân.

Móng tay dễ gãy: Cảnh báo cơ thể thiếu kẽm, vitamin A, C nghiêm trọng

Nếu móng tay quá yếu, cần bổ sung kẽm. Kẽm không chỉ giúp phát triển móng tay khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thực phẩm giàu kẽm gồm các loại hạt, sữa chua và động vật có vỏ. Ngoài ra cũng cần bổ sung vitamin A, vitamin C và biotin.

Lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi: Lòng bàn tay đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) do rối loạn thần kinh thực vật gây nên. Mồ hôi sẽ ra nhiều hơn khi bạn khi rơi vào trạng thái căng thẳng, giận dữ hay sợ hãi quá mức.

Lòng bàn tay đỏ: Cảnh báo bệnh gan

Lòng bàn tay đỏ còn gọi là ban đỏ lòng bàn tay. Đôi khi màu đỏ kéo dài đến tận ngón tay. Trong đa số trường hợp là vô hại. Cũng có thể do sự thay đổi hoóc môn bất thường mang lại nhiều m.áu hơn đến lòng bàn tay và đó là lý do phụ nữ mang thai thường bị tình trạng này.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể một dấu hiệu của các bệnh về gan như xơ gan, bệnh ứ sắt và bệnh Wilson hay rối loạn chuyển hóa đồng,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *