Miếng dán vắc xin hứa hẹn cách chủng ngừa Covid-19 không gây đau, hiệu quả cao

Một nhóm nhà khoa học đã phát triển cách chủng ngừa không dùng kim thông thường, không gây đau mà lại tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn, có thể được áp dụng thay cho việc tiêm vắc xin Covid-19.

Miếng vắc xin in 3D do các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford và Đại học Bắc Carolina (Mỹ) tạo ra. Ảnh CTVNEWS.CA

Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford và Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho hay một miếng dán vắc xin in 3D của họ có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn nhiều so với việc tiêm bằng kim thông thường, theo Đài CTVNews ngày 26.9.

Theo nghiên cứu mới của họ, được đăng trên chuyên san Proceedings , miếng vắc xin làm bằng polymer có kích cỡ 1 cm 2 và chứa 100 kim in 3D, chỉ bằng 1 micrômét (m). Những cây kim này dài 700 m, chỉ đủ để tiêm và đưa vắc xin vào da.

Khi tiến hành thử nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu phát hiện miếng vắc xin nói trên tạo ra phản ứng miễn dịch cao hơn 20 lần so với việc tiêm vắc xin bằng kim thông thường sau 3 tuần và cao hơn 50 lần sau một tháng.

Pfizer cam kết cung cấp đủ 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021

Việc tiêm vắc xin bằng kim thông thường đưa vắc xin vào cơ hoặc một lớp mô nằm dưới da. Trong khi đó, da có nhiều tế bào miễn dịch nên vắc xin được đưa vào da thường có hiệu quả hơn, theo các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, việc đưa vắc xin vào da khó có thể được thực hiện bằng kim thông thường và có thể khiến người nhận tiêm bị đau.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các miếng vắc xin có kim siêu nhỏ như trên có thể giải quyết những vấn đề này, cho phép tiến hành việc đưa vắc xin vào da một cách dễ dàng và không gây đau.

Những cây kim siêu nhỏ in 3D có thể được điều chỉnh để dùng cho việc tiêm các vắc xin phòng ngừa cúm, bệnh sởi, viêm gan hoặc Covid-19. Bước kế tiếp của nhóm nghiên cứu là tích hợp vắc xin Covid-19 mRNA của Pfizer và Moderna vào các miếng vắc xin làm bằng polymer nói trên.

Ăn chay hoặc thuần chay có làm trẻ thấp đi?

Một nghiên cứu chuyên sâu về tác động của chế độ ăn đến sự phát triển của t.rẻ e.m vừa được xuất bản trên chuyên san American Journal of Clinical Nutrition (tạm dịch: Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ).

Một phần ăn chay của trẻ. ẢNH: SHUTTERSTOCK

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa chiều cao thấp hơn, hàm lượng khoáng chất trong xương thấp hơn ở t.rẻ e.m ăn thuần chay so với những trẻ ăn thịt.

Nghiên cứu đã xem xét sự khác biệt ở 157 t.rẻ e.m khỏe mạnh từ 5 – 10 t.uổi ở Ba Lan từ năm 2014 – 2016. Trong đó, 72 trẻ ăn thịt, 63 trẻ ăn chay (không thịt, cá) và 52 trẻ ăn thuần chay (không thịt, cá, trứng và sản phẩm từ sữa động vật). Các nhà khoa học phát hiện rằng so với trẻ ăn thịt, trẻ ăn thuần chay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn, với mức cholesterol không lành mạnh thấp hơn 25%.

Tuy nhiên, trẻ ăn chay/thuần chay có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cao hơn với hàm lượng vitamin B12, canxi, vitamin D và sắt thấp hơn trong chế độ ăn uống. T.rẻ e.m trong chế độ ăn thuần chay có hàm lượng khoáng chất trong xương thấp hơn khoảng 5% và chiều cao trung bình thấp hơn 3 cm. Tuy nhiên, các nhà khoa học không tìm thấy bằng chứng rõ ràng cho thấy chế độ ăn thuần chay là nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt cũng như liệu sự khác biệt này có kéo dài đến t.uổi trưởng thành hay không.

Theo các chuyên gia, bất kỳ chế độ ăn nào cũng sẽ có những lợi ích hoặc vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe riêng. Điều quan trọng là phụ huynh cần đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ chất, cân bằng tất cả các nhóm thực phẩm; hạn chế tối đa việc cho trẻ tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối, đường và chất béo bão hòa (là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *